Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống các điểm dân cư huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, cảnh quan môi trường và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến việc hình thành và phát triển các điểm dân cư của huyện Sông Lô.

2.3.2. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2010 - 2012.

2.3.3. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Sông Lô đến năm 2020.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nội dung trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, trung tâm nghiên cứu... Một số tài liệu thu thập: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã (thị trấn), niên giám thống kê năm 2010 của huyện, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn huyện, hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010, các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình sử dụng đất khu dân cư.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thơng qua bộ câu hỏi có sẵn và điều tra bổ sung thực địa. Tổng số phiếu điều tra là 175 phiếu.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân loại thành nhiều loại khác nhau và xây dựng các chỉ tiêu phân loại, đánh giá điểm dân cư. Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

2.4.3. Phương pháp phân loại điểm dân cư

2.4.3.1. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá điểm dân cư

Phân loại hệ thống điểm dân cư để thấy được đặc điểm, tính chất, quy mô của từng điểm dân cư. Từ đó xác định được vai trị và vị trí của các điểm dân cư đó trong q trình phát triển và sẽ là căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai một cách hợp lý.

Phân loại điểm dân cư căn cứ dựa trên một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số 4418 năm 1987 và các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Các tiêu chí phân loại được thể trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân cấp một số tiêu chí đánh giá điểm dân cƣ

Chỉ tiêu Đặc điểm, tính chất Thang

điểm

Nhóm A:

Vai trị, ý nghĩa của điểm dân cư

A1: Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn

hoá, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện và trở lên

4

A2: Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn

hố, xã hội ảnh hưởng đến quá trình phát triển của Thị trấn, các trung tâm cụm xã

3

A3: Điểm dân cư có ý nghĩa về kinh tế, xã hội tác động ảnh

hưởng đến quá trình phát triển của xã 2

A4: Các điểm dân cư cịn lại 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quy mơ diện tích của điểm dân cư

B2: Điểm dân cư có diện tích từ 15 - 25ha 3

B3: Điểm dân cư có diện tích từ 10 - 15ha 2

B4: Điểm dân cư có diện tích < 10ha 1

Nhóm C:

Quy mô dân số của điểm dân cư

C1: Điểm dân cư có dân số > 900 dân 4

C2: Điểm dân cư có dân số từ 600 - 900 dân 3

C3: Điểm dân cư có dân số từ 300 - 600 dân 2

C4: Điểm dân cư có dân số < 300 dân 1

Nhóm D:

Hệ thống giao thông trong điểm dân cư

D1: Điểm dân cư có các đường trục cứng hóa trên 80% và

đường ngõ xóm khơng lầy lội 4

D2: Điểm dân cư có các đường trục cứng hóa từ 60 - 80%

và đường ngõ xóm khơng lầy lội > 90% 3

D3: Điểm dân cư có các đường trục cứng hóa nhỏ hơn 60%

và đường ngõ xóm khơng lầy lội > 90% 2

D4: Điểm dân cư có các đường trục cứng hóa nhỏ hơn 60%

và đường ngõ xóm lầy lội 1

Nhóm E:

Hạ tầng nhà ở trong điểm dân cư

E1: Điểm dân cư có tỷ lệ nhà kiên cố > 80% và khơng có

nhà tạm 4

E2: Điểm dân cư có tỷ lệ nhà kiên cố từ 50 - 80% và tỷ lệ

nhà tạm<5% 3

E3: Điểm dân cư có tỷ lệ nhà kiên cố < 50% và tỷ lệ nhà

tạm < 10% 2

E4: Điểm dân cư có tỷ lệ nhà tạm > 10% 1

Nhóm F:

Hạ tầng xã hội trong điểm dân cư

F1: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ dùng điện > 95%, tỷ lệ hộ dùng

điện thoại > 70% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh > 85% 4

F2: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ dùng điện từ 65% - 95%, tỷ lệ

hộ dùng điện thoại từ 50 - 70% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh từ 60 - 85%

3

F3: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ dùng điện từ 45% - 65%, tỷ lệ

hộ dùng điện thoại từ 30 - 50% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh từ 40 - 60%

2

F4: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ dùng điện < 45%, tỷ lệ hộ dùng

điện thoại < 30% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh < 40% 1

Nhóm G: Trình độ dân trí của dân cư sống trong điểm dân cư

G1: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động qua đào tạo > 35% và tỷ

lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề > 85%

4

G2: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25% -

35% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề từ 65% - 85%

3

G3: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15% -

25% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề từ 50% - 65%

2

G4: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động qua đào tạo < 15% và tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

túc, dạy nghề < 50%

Nhóm H:

Cơ cấu lao động của dân cư trong điểm dân cư

H1: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động nơng nghiệp < 35% 4

H2: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 35% -

50% 3

H3: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 50% -

65% 2

H4: Điểm dân cư có tỷ lệ lao động nơng nghiệp > 65% 1

Nhóm I: Tỷ

lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trong điểm dân cư

I1: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

> 70% 4

I2: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

từ 65% - 70% 3

I3: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

từ 50% - 65% 2

I4: Điểm dân cư có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

< 50% 1

2.4.3.2. Tổng hợp chỉ tiêu phân loại điểm dân cư

Bảng 2.2. Tổng hợp chỉ tiêu phân loại điểm dân cƣ Loại điểm

dân cƣ Đặc điểm

Điểm số

Điểm dân cư loại 1

- Điểm dân cư tập trung, sẽ tồn tại và phát triển lâu dài. Có ý nghĩa lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, là trung tâm của huyện hay trung tâm xã, cụm xã. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển và giao lưu kinh tế xã hội của huyện, của vùng.

- Các yếu tố về văn hố - xã hội - mơi trường đáp ứng cơ bản được các tiêu chí đề ra.

Trên 25 điểm

Điểm dân cư loại 2

- Là những điểm dân cư có ý nghĩa về kinh tế, xã hội trong từng phạm vi nhất định, ảnh hưởng đến sự phát triển của một xã, hoặc một số điểm dân cư.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ và chất lượng chưa hoàn chỉnh.

- Các yếu tố về văn hoá - xã hội - mơi trường cịn bất cập chỉ đáp ứng được ở một mức độ nhất định.

Từ 20 - 25 điểm

Điểm dân cư loại 3

- Là các điểm dân cư nhỏ, phân bố không tập trung, không thuận tiện cho giao thông đi lại.

- Là các điểm dân cư có mối quan hệ chặt chẽ với các điểm dân cư loại 1 và các điểm dân cư loại 2.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu phát triển của điểm dân cư với các vùng xung quanh.

Từ 13 - 20 điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.4. Phương pháp xác định đối tượng điều tra

Với đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống các điểm dân cư huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” việc xác định rõ đối tượng điều tra để phù hợp với nội dung phiếu điều tra, số liệu điều tra mang tính chất xác thực, chính xác, phản ánh được đúng, đầy đủ thơng tin trong phiếu điều tra quyết định rất cao đến sự thành công của đề tài. Do phạm vi điều tra dàn chải trên địa bàn huyện, các điểm dân cư phân bố một cách tự phát, không tập trung, không đồng đều trên các xã nên đối tượng điều tra được lựa chọn cơ bản là trưởng thôn dân cư, bí thư chi bộ của khu dân cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơng Lơ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Sơng Lơ là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sơng Lơ. Theo đó, huyện có diện tích tự nhiên là 15.031,77 ha.

Huyện có ranh giới hành chính như sau: - Phía Đơng giáp huyện Lập Thạch.

- Phía Tây giáp huyện Phù Ninh và Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lập Thạch và Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Phía Bắc giáp với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách Thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đơ Hà Nội 80 km vì vậy trong tương lai huyện có khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận, đặc biệt là Thành phố Vĩnh Yên.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phức tạp. Phần lớn địa hình cao 11- 30 m, xen kẽ với một số đồi núi cao 200 - 300m. Địa hình bị chia cắt bởi dịng sơng Lơ qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài 28km. Địa hình của huyện có nhiều đồi núi như bát úp, kích thước khơng lớn, có dạng vịm đường nét mềm mại.

Nhìn chung huyện Sơng Lơ nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan. Nhóm đồng bằng Sơng Lô thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của trung du miền núi phía Bắc, dân cư sống phân tán hơn, tốc độ đơ thị hóa chậm hơn nhóm đồng bằng.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

- Đặc điểm khí hậu:

Giống như nhiều tỉnh tành khác thuộc khu vực Bắc Bộ, Sơng Lơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500mm đến 1.800mm, tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 nên gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa và gây ra hạn hán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khơ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5°C - 25oC và có sự chênh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệch nhiệt độ khá lớn giữa mùa hạ và mùa đơng. Độ ẩm trung bình 84%, số giờ nắng trung bình trong năm tử 1.400 giờ đến 1.700 giờ/năm.

Tóm lại, Sơng Lơ có khí hậu đặc trưng là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đơng, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển sản xuất nơng nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phịng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và mức sống của nhân dân.

- Đặc điểm thủy văn:

Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lô chiếm tới 80% - 90% tổng lượng nước của huyện tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực nước mùa khơ bình qn trên 1.300cm, cao nhất là 2.132 m. Ngồi ra lịng sơng Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thủy của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của huyện Sơng Lơ nói riêng.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất a. Tài ngun đất

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 15.031,77ha bao gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi. Tài nguyên đất của huyện được đánh giá như sau:

- Đất phù sa

Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sơng Lơ bồi đắp hàng năm. Đất trung tính ít chua có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập úng vào mùa mưa.

Đất phù sa khơng được bồi đắp có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, pH dao động từ 5,6 - 7,5.

Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu thường được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp, dạng bậc thang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ pH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận lợi cho việc tham canh tăng vụ.

Đất lầy thụt có thể trồng 2 vụ lúa trong năm nhưng cần chú ý đến thủy lợi để rửa chua, chống mạnh nước ngầm.

- Đất đồi núi

Đất feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu. Đất feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.

Đất feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên thạch sét. Đây là loại đất phù hợp cho trồng rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 20o

thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp…

Đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá macma chua có đặc điểm đất chua, tầng đất mỏng thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống các điểm dân cư huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)