Sinh khối khô của thảmcây bụi

Một phần của tài liệu Xây dựng đường các bon cơ sở cho trạng thái thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 76)

Sinh khối khô của thảm cây bụi là trọng lượng khô kiệt sau khi được sấy trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 105oC cho đến khi mẫu vật có trọng lượng không đổi. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm thực vật cây bụi cũng được chia thành sinh khối khô của cây bụi + cây gỗ nhỏ, sinh khối cỏ và sinh khối thảm mục.

4.1.2.1. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 a. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2

Kết quả nghiên cứu sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 sau canh tác nương rẫy được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 Sinh khối khô Cây bụi Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Cộng Tấn/ha 2,18 0,66 2,84 1,78 1,40 6,02 % 36,19 10,97 47,16 29,58 23,26 100

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.10. cho thấy:

Ở năm bỏ hóa thứ 2 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối khô phần trên mặt đất là 6,02 tấn/ha. Trong đó, sinh khối khô của cây

bụi đạt lớn nhất khoảng 2,84 tấn/ha (chiếm 47,16%), tiếp đến là sinh khối khô cỏ với tổng sinh khối khoảng 1,78 tấn/ha (chiếm 29,58%), 1,40 tấn/ha (chiếm 23,26%) là sinh khối khô của thảm mục. Với cây bụi, sinh khối khô phần trên mặt đất được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1, sinh khối khô phần trên mặt đất của cây bụi tập trung chủ yếu ở thân + cành gấp khoảng 3,3 lần so với sinh khối lá (Hình 4.6)

Hình 4.6. Cấu trúc sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2

b. Sinh khối khô của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 2 năm

Sinh khối khô phần trên mặt đất biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế. Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có trọng lượng khô cao nhất với khoảng 0,79 tấn/ha (chiếm 27,48%), tiếp đến là sinh khối tươi của Mua (Melastoma normale) khoảng 0,54 tấn/ha (chiếm 18,81%). Sầm (Memecylon scutellatum) mặc dù có số lượng nhiều nhưng sinh khối khô lại đạt thấp nhất trong ba loài ưu thế khoảng 0,32 tấn/ha (chiếm 11,25%). Kết quả tính toán sinh khối khô phần trên mặt đất của ba loài ưu thế ở năm bỏ hóa thứ 2 được tổng hợp trong bảng 4.11. 2.18 0.66 1.78 1.40 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Cây bụi Cỏ Thảm mục

Sinh khối khô thân, cành cây bụi Sinh khối khô lá cây bụi

Sinh khối khô cỏ

Bảng 4.11. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 2 năm

Tên loài

Thân+cành Tổng

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

Sầm 0,29 89,22 0,03 10,78 0,32 11,25

Sim 0,58 73,53 0,21 26,47 0,79 27,48

Mua 0,42 77,44 0,12 22,56 0,54 18,81

Tổng 1,29 0,37 1,65

Qua bảng 4.11 cho thấy: Sinh khối khô phần trên mặt đất ở từng bộ phận của ba loài ưu thế trên cũng biến động khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Tỷ lệ sinh khối khôthân + cành của Mua và Simchiếm khá cao khoảng trên 70%. Riêng Sầm, tỷ lệ này rất cao xấp xỉ 90% .

4.1.2.2. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3 a. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3

Kết quả nghiên cứu sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3 sau canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3 Chỉ số nghiên cứu Cây bụi Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Cộng Tấn/ha 2,74 1,02 3,76 1,72 1,50 6,98 % 39,29 14,58 53,86 24,64 21,49 100

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.12. cho thấy:

Ở năm bỏ hóa thứ 3 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối khô phần trên mặt đất là 6,98 tấn/ha. Trong đó, sinh khối khô của cây

bụi đạt lớn nhất khoảng 3,76 tấn/ha (chiếm 53,86%), tiếp đến là sinh khối cỏ với tổng sinh khối khô là 1,72 tấn/ha (chiếm 24,64%), 1,50 tấn/ha (chiếm 21,49%) là sinh khối khô của thảm mục. Xét với cây bụi, sinh khối khô phần trên mặt đất của chúng được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.12 trên, sinh khối khô phần trên mặt đất của cây bụi tập trung chủ yếu ở thân + cành với khoảng 2,74 tấn/ha gấp khoảng 2,7 lần so với sinh khối lá (Hình 4.7)

Hình 4.7. Cấu trúc sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3

b. Sinh khối khô của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 3 năm

Kết quả nghiên cứu sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài ưu thế tại khu vực nghiên cứu ở năm bỏ hóa thứ 3 được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài cây ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 3 năm

Tên loài Thân+cành Tổng

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

Trọng đũa 0,39 93,08 0,03 6,92 0,42 19,45 Sim 0,65 66,67 0,32 33,33 0,97 45,24 Mua 0,52 68,72 0,24 31,28 0,76 35,30 Tổng 1,56 0,59 2,15 2.74 1.02 1.72 1.50 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 Cây bụi Cỏ Thảm mục

Sinh khối khô thân, cành cây bụi Sinh khối khô lá cây bụi

Sinh khối khô cỏ

Qua bảng 4.13 cho thấy:

Tương tự năm bỏ hóa thứ 2, sinh khối khô phần trên mặt đất của ba loài ưu thế nghiên cứu trong thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 3 năm biến động rất khác nhau. Trong đó, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có sinh khối khô cao nhất với khoảng 0,97 tấn/ha (chiếm 45,24%), tiếp đến là sinh khối Mua (Melastoma normale)khoảng 0,76 tấn/ha (chiếm 35,30%), và Trọng đũa (Ardisia crenata)là thấp nhất chỉ khoảng 0,42 tấn/ha (chiếm 19,45%).

Sinh khối khô phần trên mặt đất theo từng bộ phận của ba loài ưu thế trên cũng biến động rất khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Riêng Trọng đũa có tỷ lệ sinh khối khô của phần thân + cành lớn hơn rất nhiều so với sinh khối lá, chiếm khoảng trên 90%, Mua và Sim chỉ khoảng 65% - 68%.

4.1.2.3. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4 a. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4

Ở năm bỏ hóa thứ 4 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối khô phần trên mặt đất là 11,56 tấn/ha. Trong đó, sinh khối khô của cây bụi và cây gỗ nhỏ là lớn nhất khoảng 8,32 tấn/ha (chiếm 71,91%), tiếp đến là sinh khối cỏ và thảm mục có sinh khối khô xấp xỉ nhau khoảng 1,60 - 1,65 tấn/ha (chiếm khoảng 13% - 14%). Đối với cây bụi và cây gỗ nhỏ, sinh khối khô phần trên mặt đất được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Trong đó, sinh khối khô của chúngtập trung chủ yếu ở thân + cành (6,67 tấn/ha) gấp khoảng 4 lần so với sinh khối lá (1,65 tấn/ha). Tỷ lệ sinh khối khô thân + cành chiếm khá cao khoảng 80,16% sinh khối của chúng. Kết quả nghiên được trình bày cụ thể trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4

Chỉ số nghiên cứu

Cây bụi + cây gỗ nhỏ

Cỏ Thảm

mục Tổng

Thân+cành Cộng

Tấn/ha 6,67 1,65 8,32 1,65 1,60 11,56

% 57,64 14,27 71,91 14,25 13,84 100

Kết quả chi tiết về cấu trúc sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4 sau canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu được thể hiện trực quan hơn thông qua hình 4.8.

Hình 4.8. Cấu trúc sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4

b. Sinh khối khô của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 4 năm

Kết quả tính toán sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài ưu thế ở năm bỏ hóa thứ 4 sau canh tác nương rẫy được trình bày ở bảng 4.15

Bảng 4.15. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 4 năm

Tên loài Thân+cành Tổng

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

Sim 1,41 72,98 0,52 27,02 1,93 24,52 Mua 1,29 81,05 0,30 18,95 1,59 20,20 Thẩu tấu 0,96 82,14 0,21 17,86 1,17 14,83 Tổng 3,66 1,03 4,69 6.67 1.65 1.65 1.60 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 Cây bụi+cây gỗ nhỏ Cỏ Thảm mục

Sinh khối khô thân, cành Sinh khối khô lá

Sinh khối cỏ

Qua bảng 4.15 cho thấy: Sinh khối khô phần trên mặt đất biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế. Trong đó, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có sinh khối khô cao nhất với khoảng 1,93 tấn/ha (chiếm 24,52%), tiếp đến là Mua (Melastoma normale)khoảng 1,59 tấn/ha (chiếm 20,20%). Thẩu tấu (Aporosa dioica) có sinh khối khô đạt thấp nhất trong ba loài ưu thế khoảng 1,17 tấn/ha (chiếm 24,87%).

Sinh khối khô theo từng bộ phận của ba loài ưu thế trên cũng biến động khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Trong đó, trọng lượng khô thân + cành của Sim (Rhodomyrtus tomentosa) đạt cao nhất khoảng 1,41 tấn/ha, tiếp đến là Mua (Melastoma normale) 1,29 tấn/ha và Thẩu tấu (Aporosa dioica) là thấp nhất 0,96 tấn/ha. Tỷ lệ sinh khối khô thân + cành của ba loài ưu thế trên lớn hơn rất nhiều so với sinh khối lá của chúng, chiếm khoảng trên 70%. Mua và Thẩu tấu có tỷ lệ này xấp xỉ nhau chiếm khoảng 81% - 82%.

4.1.2.4. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5 a. Sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5

Kết quả nghiên cứu sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5 sau canh tác nương rẫy được trình bày trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5

Sinh khối khô

Cây bụi + cây gỗ nhỏ

Cỏ Thảm

mục Tổng

Thân+cành Cộng

Tấn/ha 10,96 2,45 13,41 1,60 1,74 16,75

% 65,45 14,61 80,06 9,55 10,39 100

Ở năm bỏ hóa thứ 5 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối khô phần trên mặt đất khoảng 16,75 tấn/ha. Trong đó, Sinh khối khô của cây bụi và cây gỗ nhỏ là lớn nhất khoảng 13,41 tấn/ha (chiếm 80,06%), tiếp đến là sinh khối thảm mục 1,74 tấn/ha (chiếm 10,39%) và sinh khối cỏ là 1,60 tấn/ha (chiếm 9,55%). Riêng ỏ năm bỏ hóa thứ 5, sinh khối khô của thảm mục cao hơn hẳn so với cỏ khoảng 0,14 tấn/ha. Điều này có sự khác biệt so với các năm bỏ hóa trước, phù hợp với quy luật khi cây bụi phát triển mạnh cỏ giảm đi và lượng thảm mục sẽ tăng lên.

Sinh khối khô phần trên mặt đất của cây bụi + cây gỗ nhỏ được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.16, sinh khối khô của cây bụi tập trung chủ yếu ở thân + cành với khoảng 10,96 tấn/ha, gấp 4,5 lần so với sinh khối lá (2,45 tấn/ha). Tỷ lệ sinh khối thân + cành so với sinh khối lá chiếm khoảng 81,75% sinh khối của chúng (Hình 4.9)

Hình 4.9. Cấu trúc sinh khối khô của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5

b. Sinh khối khô của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 5 năm

Kết quả tính toán sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài ưu thế ở năm bỏ hóa thứ 5 sau canh tác nương rẫy được trình bày ở bảng 4.17.

10.96 2.45 1.60 1.74 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 Cây bụi+cây gỗ nhỏ Cỏ Thảm mục

Sinh khối khô thân,cành Sinh khối khô lá

Sinh khối khô cỏ

Bảng 4.17. Sinh khối khô phần trên mặt đất của một số loài cây ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 5 năm

Tên loài

Thân+cành Tổng

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

Sim 2,53 77,70 0,73 22,30 3,25 27,23

Trọng đũa 2,05 81,18 0,48 18,82 2,53 21,17

Mua 1,13 84,38 0,21 15,62 1,34 11,20

Tổng 5,71 1,41 7,12

Qua bảng 4.17 cho thấy: Sinh khối khô phần trên mặt đất biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế. Trong đó, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có sinh khối khô cao nhất khoảng 3,25 tấn/ha (chiếm 27,23%), tiếp đến là Trọng đũa (Ardisia crenata)khoảng 2,53 tấn/ha (chiếm 21,17%) và 1,34 tấn/ha (chiếm 11,20%) là trọng lượng khô của Mua (Melastoma normale), thấp nhất trong ba loài ưu thế kể trên.

Sinh khối khô theo từng bộ phận nghiên cứu của ba loài ưu thế trên cũng rất khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Tỷ lệ sinh khối khô thân + cành của Mua và Trọng đũa rất lớn khoảng trên 80%, còn Sim cũng khá cao khoảng 77,70%.

4.1.2.5. Tổng sinh khối khô của thảm cây bụi tại khu vực nghiên cứu

Tương tự như sinh khối tươi, ở các năm bỏ hóa khác nhau, sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi có sự biến động rất khác nhau và theo xu hướng tăng lên khi số năm bỏ hóa tăng. Điều này được giải thích giống như đối với phần sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi. Cụ thể kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.18 và hình 4.10.

Bảng 4.18. Tổng sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi Số năm

bỏ hóa

Cây bụi + cây gỗ nhỏ

Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Cộng 2 2,18 0,66 2,84 1,78 1,40 6,02 3 2,74 1,02 3,76 1,72 1,50 6,98 4 6,67 1,65 8,32 1,65 1,60 11,56 5 10,96 2,45 13,41 1,60 1,74 16,75 Tổng 22,55 5,78 28,32 6,75 6,24 41,31

Hình 4.10. Biểu đồ về tổng sinh khối khô phần trên mặt đất của thảm cây bụi sau các năm bỏ hóa

Qua bảng 4.18 cho thấy: Sinh khối khô phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy cũng rất khác nhau. Trong đó, sinh khối khô tập trung nhiều nhất trong cây bụi và cây gỗ nhỏ, tiếp đến là trong sinh khối cỏ và thảm mục. Sinh khối khô phần trên mặt đất của cây bụi + cây gỗ nhỏ tập trung chủ yếutrong thân + cành chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với lá của chúng.

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.18 và hình 4.10 cho thấy sinh khối khô phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi tăng chậm từ năm bỏ hóa thứ

6.02 6.98 11.56 16.75 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00

2 đến năm bỏ hóa thứ 3 chỉ khoảng 0,96 tấn/ha , sau đó tăng mạnh ở các năm bỏ hóa tiếp theo, từ năm bỏ hóa thứ 3 đến năm bỏ hóa thứ 4 tăng khoảng 4,58 tấn/ha, từ năm bỏ hóa thứ 4 đến năm bỏ hóa thứ 5 tăng khoảng 5,19 tấn/ha.

4.2. Hàm lƣợng các bon và khả năng tích lũy CO2 trong thảm cây bụi

4.2.1. Hàm lượng các bon tích lũy trong sinh khối của thảm cây bụi

Trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối thảm cây bụi được tính toán dựa trên sinh khối khô của thảm cây bụi. Kết quả xác định trữ lượng các con được trình bày trong bảng 4.19.

Bảng 4.19. Trữ lƣợng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi

Đơn vị tính: tấn/ha

Số năm bỏ hóa

Cây bụi + cây gỗ nhỏ

Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Cộng 2 1,09 0,33 1,42 0,89 0,70 3,01 3 1,37 0,51 1,88 0,86 0,75 3,49 4 3,33 0,83 4,16 0,82 0,80 5,78 5 5,48 1,22 6,70 0,80 0,87 8,37 TB 2,82 0,72 3,54 0,84 0,78 5,16

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.19 cho thấy:

Khi số năm bỏ hóa sau canh tác nương rẫy tăng lên thì hàm lượng các bon tích lũy trong thảm tươi và cây bụi cũng tăng theo và đạt trung bình chung là 5,16 tấn/ha. Cụ thể, lượng các bon tích lũy ở năm bỏ hóa thứ 2 là 3,01 tấn/ha, tăng lên 3,49 tấn/ha ở năm thứ 3, tăng lên 5,78 tấn/ha ở năm thứ 4 và đạt 8,37 tấn/ha ở năm bỏ hóa thứ 5. Đồng thời, thấy được ở những năm đầu bỏ hóa (năm bỏ hóa thứ 2 và năm bỏ hóa thứ 3) trữ lượng các bon tích lũy dao động ít, cụ thể từ năm bỏ hóa thứ 2 đến năm thứ 3 tăng khoảng 0,48 tấn/ha. Nhưng từ năm bỏ

hóa thứ 3 trở đi trữ lượng các bon bắt đầu biến động mạnh, từ năm bỏ hóa thứ 3

Một phần của tài liệu Xây dựng đường các bon cơ sở cho trạng thái thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)