Sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi bao gồm cả phần sinh khối thực vật và sinh khối thảm mục trên một đơn vị diện tích xác định (thường tính bằng tấn/ha). Việc xác định sinh khối tươi của thảm cây bụi được thực hiện trên thực địa tại khu vực nghiên cứu thông qua hệ thống các ô tiêu chuẩn điển hình. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm thực vật cây bụi được chia thành sinh khối thân + cành, sinh khối lá của cây bụi và cây gỗ nhỏ, sinh khối cây thân thảo (cỏ) và sinh khối thảm mục.
4.1.1.1. Sinh khối tươicủa thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 a. Sinh khối tươi của thảmcây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2
Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm thực vật cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 sau canh tác nương rẫy thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2 Sinh khối tƣơi Cây bụi Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Lá Cộng Tấn/ha 3,63 1,20 4,83 4,45 3,50 12,78 % 28,40 9,39 37,79 34,82 27,39 100
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.1. cho thấy:
Ở năm bỏ hóa thứ 2 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất là 12,78 tấn/ha. Trong đó, sinh khối tươi của cây bụi đạt lớn nhất khoảng 4,83 tấn/ha (chiếm 37,79%), tiếp đến là sinh khối cỏ với tổng sinh khối là 4,45 tấn/ha (chiếm 34,82%), 3,50 tấn/ha (chiếm
27,39%) là sinh khối tươi của thảm mục. Xét với cây bụi, sinh khối tươi phần trên mặt đất được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1, sinh khối tươi của cây bụi tập trung chủ yếu ở thân + cành với khoảng 3,63 tấn/ha. Và tỷ lệ sinh khối tươi của thân + cành chiếm khá cao khoảng 75,15% (Hình 4.1)
Hình 4.1. Cấu trúcsinh khối tƣơicủa thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 2
b. Sinh khối tươi của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 2 năm
Để thấy rõ vai trò của từng loài cây trong việc tạo thành sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi. Chúng tôi tiến hành tính toán sinh khối tươi phần trên mặt đất đối với một số loài ưu thế tại khu vực nghiên cứu.
Ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 2 năm, sinh khối tươi phần trên mặt đất biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế.Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có trọng lượng tươi đạt cao nhất với khoảng 1,36 tấn/ha (chiếm 47,39%), tiếp đến là sinh khối của Mua (Melastoma normale) khoảng 0,97 tấn/ha (chiếm 33,80%). Sầm (Memecylon scutellatum) tuy có số lượng nhiều nhưng sinh khối tươi lại đạt thấp nhất trong ba loài ưu thế khoảng 0,54 tấn/ha (chiếm 18,82%). Kết quả tính toán sinh khối tươi phần trên mặt đất của ba loài ưu thế ở năm bỏ hóa thứ 2 được tổng hợp trong bảng 4.2.
3.63 1.20 4.45 3.50 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 Cây bụi Cỏ Thảm mục
Sinh khối tươi thân, cành cây bụi Sinh khối tươi lá cây bụi
Sinh khối tươi cỏ
Bảng 4.2. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của một số loài ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 2 năm
Tên loài Thân+cành Lá Tổng
Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %
Sầm 0,48 88,89 0,06 11,11 0,54 18,82
Sim 1,00 73,53 0,36 26,47 1,36 47,39
Mua 0,76 78,35 0,21 21,65 0,97 33,80
Tổng 2,24 0,63 2,87
Qua bảng 4.2 cho thấy: Sinh khối tươi phần trên mặt đất ở từng bộ phận của các loài ưu thế khác nhau cũng biến động khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Trong đó, Trọng lượng tươi thân + cành củaSim (Rhodomyrtus tomentosa) là cao nhất khoảng 1,00 tấn/ha, tiếp đến là Mua (Melastoma normale) 0,76 tấn/ha và Sầm (Memecylon scutellatum)đạt thấp nhất khoảng 0,48 tấn/ha. Tỷ lệ sinh khối tươi của thân + cành so với sinh khối lá chiếm khá cao khoảng trên 70% ở Sim và Mua. Riêng Sầm (Memecylon scutellatum) tỷ lệ này rất cao xấp xỉ 90%.
4.1.1.2. Sinh khối tươi của thảmcây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3 a. Sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3
Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3 được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3
Sinh khối tƣơi
Cây bụi Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Lá Cộng Tấn/ha 4,57 1,85 6,42 4,30 3,75 14,47 % 31,58 12,79 44,37 29,72 25,92 100
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.3. cho thấy:
Ở năm bỏ hóa thứ 3 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất là 14,47 tấn/ha. Trong đó, cây bụi có sinh khối tươi là lớn nhất khoảng 6,42 tấn/ha (chiếm 44,37%), tiếp đến là sinh khốicỏ với tổng sinh khối tươi là 4,30 tấn/ha (chiếm 29,72%), 3,75 tấn/ha (chiếm 25,92%) là sinh khối tươi của thảm mục. Với cây bụi, sinh khối tươi phần trên mặt đất được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.3, sinh khối tươi của cây bụi tập trung chủ yếu ở thân + cành khoảng 4,57 tấn/ha gấp khoảng 2,5 lần so với sinh khối lá (khoảng 1,85 tấn/ha) (Hình 4.2)
Hình 4.2. Cấu trúc sinh khối tƣơi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 3
b. Sinh khối tươi của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy3 năm
Tương tự như ở năm bỏ hóa thứ 2, sinh khối tươi phần trên mặt đất cũng biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế trong năm bỏ hóa thứ 3. Trong đó, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có trọng lượng tươi cao nhất với khoảng 1,68 tấn/ha (chiếm 44,92%), tiếp đến làcủa Mua (Melastoma normale)
khoảng 1,36 tấn/ha (chiếm 36,36%). Trọng đũa (Ardisia crenata)mặc dù có số lượng nhiều nhưng sinh khối tươi lại đạt thấp nhất trong ba loài ưu thế khoảng 0,70 tấn/ha (chiếm 18,72%). Kết quả tính toán sinh khối tươi phần trên mặt đất của ba loài ưu thế ở năm bỏ hóa thứ 3 được tổng hợp trong bảng 4.4.
4.57 1.85 4.30 3.75 0.00 5.00 10.00 Cây bụi Cỏ Thảm mục
Sinh khối tươi thân, cành cây bụi Sinh khối tươi lá cây bụi
Sinh khối tươi cỏ
Bảng 4.4. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của một số loài ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 3 năm
Tên loài Thân+cành Lá Tổng
Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %
Trọng đũa 0,65 92,86 0,05 7,14 0,70 18,72
Sim 1,12 66,67 0,56 33,33 1,68 44,92
Mua 0,95 69,85 0,41 30,15 1,36 36,36
Tổng 2,72 1,02 3,74
Qua bảng 4.4 cho thấy: Sinh khối tươi phần trên mặt đất ở từng bộ phận của các loài ưu thế khác nhau cũng khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Cụ thể, trọng lượng tươi thân + cành của Sim (Rhodomyrtus tomentosa) là cao nhất khoảng 1,12 tấn/ha, tiếp đến Mua (Melastoma normale) là 0,95 tấn/ha và Trọng đũa (Ardisia crenata)0,65 tấn/ha. Tỷ lệ sinh khối tươi thân + cành của Trọng đũa lớn hơn rất nhiều so với sinh khối lá, chiếm khoảng trên 90%, Mua và Sim chỉ khoảng trên 65%.
4.1.1.3. Sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4 a. Sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4
Thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy từ năm thứ 4 trở đi bắt đầu xuất hiện một số cây gỗ nhỏ bên cạnh các loài cây bụi và cây thân thảo. Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm thực vật cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4 sau canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4
Sinh khối tƣơi
Cây bụi + cây gỗ nhỏ
Cỏ Thảm
mục Tổng
Thân+cành Lá Cộng
Tấn/ha 11,11 3,00 14,11 4,12 4,00 22,23
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.5 cho thấy:
Ở năm bỏ hóa thứ 4 sau canh tác nương rẫy, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất là 22,23 tấn/ha. Trong đó, sinh khối tươi phần trên mặt đất của cây bụi và cây gỗ nhỏ là lớn nhất khoảng 14,11 tấn/ha (chiếm 63,47%), tiếp đến là sinh khối cỏ và thảm mục có sinh khối tươi xấp xỉ nhau khoảng 4,00 - 4,12 tấn/ha (chiếm khoảng 18%). Xét với cây bụi + cây gỗ nhỏ, sinh khối tươi phần trên mặt đất được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5, sinh khối tươi của cây bụi + cây gỗ nhỏ tập trung chủ yếu ở thân + cành chiếm khoảng 74,78% sinh khối của chúng, gấp khoảng 3,7 lần so với sinh khối lá (Hình 4.3)
Hình 4.3. Cấu trúc sinh khối tƣơi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 4
b. Sinh khối tươi của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 4 năm
Kết quả tính toán sinh khối tươi phần trên mặt đất của một số loài cây ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 4 năm được trình bày ở bảng 4.6
11.11 3.00 4.12 4.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 Cây bụi+cây gỗ nhỏ Cỏ Thảm mục
Sinh khối tươi thân, cành Sinh khối tươi lá
Sinh khối tươi cỏ
Bảng 4.6. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của một số loài ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 4 năm
Tên loài
Thân+cành Lá Tổng
Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %
Sim 2,35 72,31 0,90 27,69 3,25 41,24
Mua 2,15 80,52 0,52 19,48 2,67 33,88
Thẩu tấu 1,60 81,63 0,36 18,37 1,96 24,87
Tổng 6,10 1,78 7,88
Qua bảng 4.6 cho thấy: Sinh khối tươi phần trên mặt đất biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế. Trong đó, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có sinh khối tươi cao nhất với khoảng 3,25 tấn/ha (chiếm 41,24%), tiếp đến là sinh khối cây Mua (Melastoma normale) khoảng 2,67 tấn/ha (chiếm 33,88%). Thẩu tấu(Aporosa dioica) có sinh khối tươi phấn trên mặt đất là thấp nhất trong ba loài ưu thế khoảng 1,96 tấn/ha (chiếm 24,87%).
Sinh khối tươi phần trên mặt đất theo từng bộ phận của ba loài ưu thế trên biến động rất khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Trong đó, trọng lượng tươi thân + cành của Sim (Rhodomyrtus tomentosa) đạt cao nhất khoảng 2,35 tấn/ha, tiếp đến là củaMua (Melastoma normale) 2,15 tấn/ha và Thẩu tấu 1,60 tấn/ha. Tỷ lệ sinh khối tươi thân + cành của Mua và Thẩu tấu xấp xỉ nhau khoảng trên 80%. Tỷ lệ này của Sim khá lớn khoảng 72,31%.
4.1.1.4. Sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5 a. Sinh khối tươi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5
Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy 5 năm tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5
Sinh khối tƣơi
Cây bụi + cây gỗ nhỏ
Cỏ Thảm
mục Tổng
Thân+cành Lá Cộng
Tấn/ha 18,27 4,45 22,72 4,00 4,35 31,07
% 58,80 14,32 73,13 12,87 14,00 100
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.7 cho thấy:
Ở năm bỏ hóa thứ 5, thảm thực vật cây bụi có tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất là 31,07 tấn/ha. Trong đó, Sinh khối tươi phần trên mặt đất của cây bụi và cây gỗ nhỏ là lớn nhất khoảng 22,72 tấn/ha (chiếm 73,13%), tiếp đến là sinh khối tươi thảm mục và cỏ xấp xỉ nhau khoảng 4,00 - 4,35 tấn/ha. Riêng ỏ năm thứ 5 này, sinh khối tươi của thảm mục (4,35 tấn/ha) cao hơn hẳn so với cỏ (4,00 tấn/ha). Điều này có sự khác biệt so với các năm bỏ hóa trước, phù hợp với quy luật khi cây bụi và cây gỗ nhỏ phát triển mạnh cỏ giảm đi và lượng thảm mục sẽ tăng lên.
Cụ thể, sinh khối tươi phần trên mặt đất của cây bụi và cây gỗ nhỏ được chia thành sinh khối thân + cành và sinh khối lá. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.7, sinh khối tươi tập trung chủ yếu ở thân + cành gấp khoảng 4,1 lần so với sinh khối lá. Tương ứng, tỷ lệ sinh khối tươi của cây bụi chiếm rất cao khoảng 80,41 % (Hình 4.4.)
Hình 4.4. Cấu trúcsinh khối tƣơi của thảm cây bụi ở năm bỏ hóa thứ 5
18.27 4.45 4.00 4.35 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 Cây bụi+cây gỗ nhỏ Cỏ Thảm mục
Sinh khối tươi thân,cành Sinh khối tươi lá
Sinh khối tươi cỏ
b. Sinh khối tươi của một số loài ưu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nương rẫy 5 năm
Kết quả tính toán sinh khối tươi phần trên mặt đất của một số loài ưu thế ở năm bỏ hóa thứ 5 sau canh tác nương rẫy được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của một số loài ƣu thế ở thảm cây bụi bỏ hóa sau nƣơng rẫy 5 năm
Tên loài Thân+cành Lá Tổng
Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %
Sim 4,21 77,11 1,25 22,89 5,46 45,73
Trọng đũa 3,42 80,66 0,82 19,34 4,24 35,51
Mua 1,88 83,93 0,36 16,07 2,24 18,76
Tổng 9,51 2,43 11,94
Qua bảng 4.8 cho thấy: Sinh khối tươi phần trên mặt đất biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi ưu thế. Trong đó, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có sinh khối tươi cao nhất khoảng 5,46 tấn/ha (chiếm 45,73%), tiếp đến là Trọng đũa(Ardisia crenata) khoảng 4,24 tấn/ha (chiếm 35,51%) và 2,24 tấn/ha (chiếm 18,76%) là trọng lượng tươi của Mua (Melastoma normale), thấp nhất trong ba loài ưu thế kể trên.
Sinh khối tươitheo từng bộ phận nghiên cứu của ba loài ưu thế trên biến động rất khác nhau và tập trung chủ yếu ở phần thân + cành. Tỷ lệ sinh khối tươi thân + cành của Mua và Trọng đũa rất lớn khoảng trên 80%, còn Sim cũng khá cao khoảng 77,11%.
4.1.1.5. Tổng sinh khối tươi của thảmcây bụi tại khu vực nghiên cứu
Ở các năm bỏ hóa khác nhau, sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi có sự biến động rất khác nhau và theo xu hướng tăng lên khi số năm đất bỏ hóa tăng. Điều này được giải thích bởi sau canh tác nương rẫy, đất bị bỏ hóa và diễn ra diễn thế sinh thái. Kết quả là, thời gian đầu bỏ hóa cây các loài mọc nhiều sau đó xuất hiện các loài cây bụi, khi cây bụi phát triển mạnh sẽ lấn át và kìm hãm sự phát triển của các loài cây. Cụ thể kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.5.
Bảng 4.9. Tổng sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của thảm cây bụi Đơn vị tính: tấn/ha Số năm bỏ hóa Cây bụi+cây gỗ nhỏ Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Lá Cộng 2 3,63 1,20 4,83 4,45 3,50 12,78 3 4,57 1,85 6,42 4,30 3,75 14,47 4 11,11 3,00 14,11 4,12 4,00 22,23 5 18,27 4,45 22,72 4,00 4,35 31,07 Tổng 37,58 10,50 48,08 16,87 15,60 80,55
Hình 4.5. Biều đồ về tổng sinh khối tƣơi phần trên mặt đất của thảm cây bụi sau các năm bỏ hóa
Qua bảng 4.9 cho thấy:
Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm cây bụi từ năm bỏ hóa thứ 2đến năm bỏ hóa thứ 3 tăng chậm (1,69 tấn/ha). Sau đó tăng mạnh từ năm bỏ hóa thứ 3 đến năm bỏ hóa thứ 4 khoảng 7,76 tấn/ha, tiếp theo tăng mạnh hơn từ năm bỏ hóa thứ 4 đến năm bỏ hóa thứ 5(8,84 tấn/ha). Điều này có thể giải thích ở
12.78 14.47 22.23 31.07 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00
những năm đầu bỏ hóa cây các loài phát triển nhiều, cây bụi chưa phát triển mạnh nên sinh khối tươi đạt thấp, sau vài năm bỏ hóa cây bụi phát triển mạnh lên dẫn đến sinh khối tươi tăng theo. Sự tăng này bắt đầu từ năm bỏ hóa thứ 4 sau canh tác nương rẫy trở đi.
Sinh khối tươi phần trên mặt đất trong từng bộ phận nghiên cứu (cây bụi + cây gỗ nhỏ, cỏ và thảm mục) có sự biến động rất khác nhau. Trong đó, tập trung nhiều nhất trong cây bụi, tiếp đến là sinh khối cỏ và thảm mục. Trong sinh khối tươi của cây bụi, sinh khối thân + cành chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với lá của chúng.