Hàm lượng các bon tích lũy trong sinh khối của thảmcây bụi

Một phần của tài liệu Xây dựng đường các bon cơ sở cho trạng thái thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 65)

Trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối thảm cây bụi được tính toán dựa trên sinh khối khô của thảm cây bụi. Kết quả xác định trữ lượng các con được trình bày trong bảng 4.19.

Bảng 4.19. Trữ lƣợng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi

Đơn vị tính: tấn/ha

Số năm bỏ hóa

Cây bụi + cây gỗ nhỏ

Cỏ Thảm mục Tổng Thân+cành Cộng 2 1,09 0,33 1,42 0,89 0,70 3,01 3 1,37 0,51 1,88 0,86 0,75 3,49 4 3,33 0,83 4,16 0,82 0,80 5,78 5 5,48 1,22 6,70 0,80 0,87 8,37 TB 2,82 0,72 3,54 0,84 0,78 5,16

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.19 cho thấy:

Khi số năm bỏ hóa sau canh tác nương rẫy tăng lên thì hàm lượng các bon tích lũy trong thảm tươi và cây bụi cũng tăng theo và đạt trung bình chung là 5,16 tấn/ha. Cụ thể, lượng các bon tích lũy ở năm bỏ hóa thứ 2 là 3,01 tấn/ha, tăng lên 3,49 tấn/ha ở năm thứ 3, tăng lên 5,78 tấn/ha ở năm thứ 4 và đạt 8,37 tấn/ha ở năm bỏ hóa thứ 5. Đồng thời, thấy được ở những năm đầu bỏ hóa (năm bỏ hóa thứ 2 và năm bỏ hóa thứ 3) trữ lượng các bon tích lũy dao động ít, cụ thể từ năm bỏ hóa thứ 2 đến năm thứ 3 tăng khoảng 0,48 tấn/ha. Nhưng từ năm bỏ

hóa thứ 3 trở đi trữ lượng các bon bắt đầu biến động mạnh, từ năm bỏ hóa thứ 3 đến năm bỏ hóa thứ 4 tăng khoảng 2,29 tấn/ha, tiếp đến từ năm bỏ hóa thứ 4 đến năm bỏ hóa thứ 5 tăng khoảng 2,59 tấn/ha. Điều này phản ánh quá trình tích lũy các bon của thảm tươi và cây bụi theo thời gian, theo diễn thế sinh thái, cây càng nhiều tuổi và số lượng càng lớn thì lượng các bon tích lũy càng tăng.

Lượng các bon tích lũy theo từng bộ phận nghiên cứu (Cây bụi + cây gỗ nhỏ, cỏ và thảm mục) tỷ lệ thuận với số năm đất bỏ hóa. Trữ lượng các bon tập trung nhiều nhất trong sinh khối thân + cành của cây bụi và cây gỗ nhỏ, tiếp đến là trong sinh khối cỏ và thảm mục

Kết quả chi tiết về cấu trúc trữ lượng các bon của các trạng thái thảm cây bụi tại khu vực nghiên cứu được thể hiện trực quan hơn thông qua hình 4.11

Hình 4.11. Trữ lƣợng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi

Kết quả tính toán tỷ lệ trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi được thể hiện ở bảng 4.20.

3.01 3.49 5.78 8.37 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00

Bảng 4.20. Tỷ lệ (%) trữ lƣợng các bon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất của các trạng thái thảm cây bụi

Số năm bỏ hóa

Cây bụi + cây gỗ nhỏ

Cỏ Thảm mục Thân+cành Cộng 2 36,19 10,97 47,16 29,58 23,26 3 39,29 14,58 53,86 24,64 21,49 4 57,64 14,27 71,91 14,25 13,84 5 65,45 14,61 80,06 9,55 10,39

Qua bảng 4.20 cho thấy, tỷ lệ trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối thảm cây bụi chiếm khá cao trong thân + cành và lá của cây bụi + cây gỗ nhỏ đều chiếm trên 50% ở các năm bỏ hóa thứ 3, năm bỏ hóa thứ 4 và năm bỏ hóa thứ 5. Riêng năm bỏ hóa thứ 2, tỷ lệ này đạt khoảng 47,16%, nghĩa là lượng các bon tập trung nhiều hơn trong sinh khối cỏ và thảm mục.

Một phần của tài liệu Xây dựng đường các bon cơ sở cho trạng thái thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 65)