Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống cà chua tn386 tại thái nguyên (Trang 25)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam

1.4.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam

Lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam so với thế giới còn rất trẻ. Cây cà chua tuy mới đƣợc trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm, nhƣng đến nay đó đƣợc trồng rộng rãi trong cả nƣớc, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Trung Du Bắc Bộ, Đà Lạt...

Theo bảng 1.4 số liệu thống kê, diện tích và sản lƣợng cà chua của nƣớc ta có chiều hƣớng gia tăng.

Qua bảng thống kê từ năm 2004 -2009 cho ta thấy, sản xuất cà chua tăng mạnh cả về diện tích trồng và sản lƣợng cũng tăng từ 357.210,00 tấn lên 534.612,56 tấn. Tuy nhiên trong 2 năm 2008 và 2009 diện tích, năng suất, sản lƣợng cà chua tăng không đáng kể. Trên thực tế, diện tích trồng cà chua tăng trong giai đoạn này là do tăng về diện tích trồng cà chua trái vụ (vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè), mà trong đó vai trị của các giống chịu nhiệt trồng trái vụ là rất rõ ràng. Theo Bộ NN và PTNT (2007), hiện nay cả nƣớc có khoảng 115 giống cà chua đƣợc gieo trồng, trong đó có 10 giống đƣợc gieo trồng phổ biến[2].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2004-2009 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2004 20.648 173,4 357.210,00 2005 23.556 197,8 466.124,00 2006 24.160 195,6 472.569,60 2007 25.710 199,7 513.428,70 2008 26.196 199,8 523.396,08 2009 26.744 199,9 534.612,56

Nguồn: Vụ nông nghiệp (Tổng cục thống kê), [36][37]

Theo bảng 1.4 cho thấy: Diện tích cà chua có nhiều biến động, năm 2004 diện tích cà chua đạt 20.648 ha đến năm 2006 diện tích cà chua lại tăng đạt 24.160 ha. Đến năm 2009 diện tích cà chua tăng lên đạt 26.744 ha. Năng suất cà chua nƣớc ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Năm 2009, năng suất cà chua nƣớc ta đạt 199,9 tạ/ha, tăng 26,5 tạ/ha so với năm 2004. Vì vậy, sản lƣợng cả nƣớc đã tăng lên rõ rệt (từ 357.210,00 tấn năm 2004 đến 534.612,56 tấn năm 2009).

Phần lớn ở nƣớc ta cà chua đƣợc trồng ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay vẫn tập trung lớn ở đồng bằng Sông Hồng nhƣ: Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định,… chiếm trên 60% diện tích của cả nƣớc. Tại các tỉnh phía Nam cà chua đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh nhƣ: Lâm Đồng, An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận với khoảng 400 ha trên mỗi tỉnh.

Hiện nay, cùng với chính sách mở cửa, hồ nhập vào thƣơng mại quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành rau quả nói riêng đã có những chuyển biến mới, giai đoạn 1995 đến 2001 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã vƣơn tới trên 40 quốc gia và lãnh thổ, đạt kim ngạch xuất khẩu 329,972

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triệu USD vào năm 2001. Riêng cà chua đóng hộp và cà chua tƣơi xuất khẩu sang Nga, Đài Loan và Singapore là 26 tấn, đạt giá trị 48 nghìn USD [30]. Đến nay, tuy số thị trƣờng xuất khẩu không giảm nhƣng kim ngạch xuất khẩu có xu hƣớng giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là việc xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Quốc (thị trƣờng rau hoa quả lớn nhất của Việt Nam) bị giảm mạnh, khi Trung Quốc ra nhập WTO. Tuy nhiên, xuất khẩu cà chua của nƣớc ta vẫn đạt khá cao, năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD [37], dự kiến và kế hoạch đến năm 2015 đạt 50-100 triệu USD [2].

Muốn đạt đƣợc mục tiêu này ngoài việc tiếp thị và xúc tiến thƣơng mại chúng ta cịn phải làm tốt cơng tác khoa học cơng nghệ, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, trong đó khâu chọn tạo giống cà chua có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu làm ảnh hƣởng tới kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta. Đối với các khách hàng, điều họ quan tâm trƣớc khi quyết định mua hàng là thuộc loại giống nào, chất lƣợng, hƣơng vị của sản phẩm đó ra sao có phù hợp với thói quen tiêu dùng hay khơng. Muốn vậy phải có giống tốt, có giống tốt sẽ tạo ra cho cây có khả năng chống chịu tốt đối với điều kiện ngoại cảnh cũng nhƣ sâu bệnh hại, giúp làm giảm chi phí sản xuất, sẽ cho năng suất, chất lƣợng bảo đảm vệ sinh thực phẩm theo hƣớng sản xuất an tồn [26].

1.4.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam * Nghiên cứu về giống * Nghiên cứu về giống

Ở nƣớc ta, mấy năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua có những thành cơng đáng kể, các nhà khoa học đã chọn tạo ra đƣợc nhiều dịng, giống thích ứng đƣợc với điều kiện tự nhiên, chúng có khả năng cho năng xuất và chất lƣợng tốt.

Trung tâm giống cây trồng Việt - Xô trong giai đoạn 1983 - 1993 đã tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn các giống cà chua nhập nội. Vụ đông xuân 1983 nghiên cứu 106 mẫu giống, vụ đông xuân 1988 - 1989 gồm 60 mẫu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống và vụ đông xuân 1989 là 2000 mẫu giống. Kết quả đã chọn đƣợc một số mẫu, giống có ƣu điểm chín sớm, năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh tốt nhƣ giống Raseta, Sarut, Bogdanovskii [15].

Theo tác giả Nguyễn Văn Bộ, hiện nay nƣớc ta có 52 đơn vị tham gia bảo tồn nguồn gen nông nghiệp. Từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đã thu thập, nhập nội và đang lƣu giữ 13.500 giống của hơn 100 lồi cây trồng, trong đó có cây cà chua [10]

Giai đoạn từ 1986 - 1999

Viện Cây Lƣơng thực và Thực phẩm đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, triển khai đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống rau”, kết quả là giống cà chua số 7 đƣợc chọn từ nguồn giống của Hungari có trọng lƣợng quả trung bình 80 - 100g, khi chín quả có màu đỏ, cây sinh trƣởng mạnh, thích hợp trồng trong vụ xuân hè và đã đƣợc công nhận giống quốc gia[4].

Một số giống chịu nhiệt, có thể trồng trái vụ đƣợc ra đời. Từ năm 1994 - 1995, chƣơng trình nghiên cứu đề tài cấp bộ, mã số B9-11-42, đƣợc tiến hành nghiên cứu tại trƣờng Đại Học Nông Nghiệp I và một số xã ở ngoại thành Hà Nội với 38 dịng, giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2 năm nghiên cứu kết quả đã cho thấy: trong điều kiện trái vụ, năng suất thực thu của các giống đạt từ 21,5-29,1 tạ/ha, đa số các giống đều có tính kháng bệnh tốt, chất lƣợng tƣơng đối tốt, cứng quả, tỷ lệ thịt quả và hàm lƣợng chất khô cao, đặc biệt là giống Merikurri. Giống DT-4287 có triển vọng trồng chính vụ, các giống DV-1, UC-82A, Miliana A, Testa và Italy-2 thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ, có tính chín sớm, điều đó có lợi cho sản xuất cà chua vụ sớm. Đây là nguồn gen rất quý dùng làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo [12].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ 1995-1997, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn lọc thành công giống cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2 từ tập đoàn gồm 17 mẫu giống cà chua thu thập từ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và đã đƣợc công nhận là giống Quốc gia [33]. Hàng năm, các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài KN-01012 đã lai tạo đƣợc hàng 100 cặp lai và chọn lọc đƣợc hàng ngàn cá thể từ các đôi lai khác nhau. Kết quả có 3 giống đã đƣợc công nhận là giống quốc gia, còn lại một số giống khác đƣợc phép khu vực hóa [27], [28].

Năm 1999, Viện nghiên cứu rau quả chọn đƣợc 2 giống cà chua ăn tƣơi, chịu nhiệt tốt, năng suất ổn định (XH1, XH2) nhập nội từ AVRDC. Giống XH2 đã đƣợc công nhận là giống Quốc gia [3].

Giai đoạn từ 2000 đến nay

Trong chƣơng trình phát triển cà chua chế biến, Viện Nghiên cứu Rau - Quả đã chọn tạo ra giống cà chua PT-18 từ nguồn vật liệu ban đầu là các giống nhập nội từ nƣớc ngoài với đặc điểm của giống là loại hình sinh trƣởng hữu hạn, chiều cao cây từ 80 - 110cm, tỷ lệ đậu quả trong vụ đông xuân (60 -70%), xuân hè (45 - 50%), trọng lƣợng quả trung bình đạt 60 - 75g, năng suất thực thu đạt từ 25 - 50 tấn/ha. Giống đã đƣợc Bộ NN&PTNT cho khu vực hoá rộng rãi và công nhận giống quốc gia năm 2005. Với mục đích chọn lọc giống cà chua có năng suất đạt trên 30 tấn/ha, có khối lƣợng quả lớn hơn 50g, khi chín quả có màu đỏ tƣơi và có khả năng kháng một số sâu bệnh hại trong điều kiện trái vụ. Từ những năm 1997 đến 2002, Vũ thị Tình và cs với tập đồn giống từ AVRDC, đã chọn tạo đƣợc giống cà chua XH-5. Giống có đặc điểm thời gian sinh trƣởng từ 130-140 ngày, năng suất đạt 45-55 tấn/ha vụ đông xuân và 30-40 tấn/ha vụ xuân hè, có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm vi khuẩn và một số bệnh khác, thích hợp cho trồng trái vụ ở Miền Bắc Việt Nam. Cà chua XH5 đã đƣợc công nhận giống khu vực hoá năm 2002 [29][34]. Ngô Thị

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hạnh và cộng sự giới thiệu giống CXH1 chống bệnh héo xanh vi khuẩn đƣợc chọn lọc từ các dịng nói trên [15].

Kết quả nghiên cứu ƣu thế lai cà chua trong nƣớc đang đƣợc các nhà chọn giống quan tâm. Các giống lai F1 đƣợc tạo ra trong nƣớc nhƣ: HT7, HT21, HT144 do Trƣờng ĐHNN I lai tạo. Giống VT3 do Viện cây lƣơng thực thực phẩm lai tạo. Giống FM 29, FM 20, HPT9, lai số 9 đƣợc Viện nghiên cứu rau quả tạo ra. Chúng có những ƣu điểm vƣợt trội hơn so với thê hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình nhƣ:

- Giống cà chua lai HT7: là giống phối hợp đƣợc nhiều tính trạng quý nhƣ có khả năng chịu nóng cao, trồng đƣợc trong điều kiện trái vụ, thuộc dạng thấp cây, ngắn ngày, nở hoa rộ, quả nhanh chín và có màu đỏ đẹp. Giống có ƣu điểm về hƣơng vị, khẩu vị, chịu vận chuyển xa và có khả năng bảo quản lâu dài ở điều kiện kho tự nhiên [14].

- Giống lai số 9: Do Viện nghiên cứu Rau quả chọn tạo, đƣợc tạo ra do kết quả lai đỉnh giữa 20 dòng thuần của 180 mẫu giống có nguồn gốc khác nhau với giống PT-18. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng cho năng suất cao và ổn định từ 65 -78 tấn/ha, thích hợp cho ăn tƣơi và chế biến. Giống thuộc loại hình sinh trƣởng bán hữu hạn, có thời gian sinh trƣởng từ 90 - 120 ngày vụ xuân hè, 120-130 ngày vụ thu đông, đã đƣợc hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 [5].

Trong chƣơng trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp (APS) hợp phần giống cây trồng năm 2005, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu 575 giống cây trồng mới trong đó có 22 giống cà chua, bao gồm cả giống đƣợc chọn tạo trong nƣớc và giống nhập nội. Những giống này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phù hợp với điều kiện trồng trọt ở nƣớc ta [3]. Trong đó, ngồi những giống đã đƣợc giới thiệu chi tiết trong phần này, những giống còn lại nhƣ: P375, cà

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chua lai TN19, cà chua chế biến C95, CXH1, cà chua lai T43, cà chua lai TM2016, cà chua lai 2017.

Trong chƣơng trình hội thảo nghiên cứu và phát triển giống cà chua ở Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu Rau - Quả, một số giống mới đƣợc giới thiệu nhƣ: C90, C50 do Viện cây lƣơng thực và thực phẩm chọn lọc; VL 2000, VL2910, VL 2922, VL2004 do Công ty Hoa sen nhập nội và cung cấp; TN129, TN148, TN54, TN54 do Công ty Trang Nông nhập nội và cung cấp. Ngồi ra Cơng ty giống cây trồng miền Nam đã đƣa ra 2 giống T- 41 và T- 42 [24].

Theo Thông tin về trồng trọt - Báo Nông nghiệp, sau 2 năm (2005-2006) trồng thử nghiệm và xây dựng các mơ hình trình diễn thành cơng ở một số tỉnh vùng ĐBSH, đầu năm 2007 công ty TNHH Đất Việt đã giới thiệu giống cà chua mới DV2962 vừa chịu nhiệt vừa kháng đƣợc bệnh xoăn lá virus [20].

1.4.3. Nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cây cà chua

Cà chua thuộc họ cà (Solanaceae) thƣờng rất mẫn cảm với nhiều loài sâu, bệnh hại, gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngƣời sản xuất. Các loài sâu bệnh hại nguy hiểm và phổ biến là: Bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang, sâu xám, bệnh xoăn lá, bệnh héo rũ do nấm, héo xanh vi khuẩn, bệnh mốc sƣơng, bệnh đốm vũng. Sâu, bệnh hại có thể phát sinh ở tất cả các vụ trồng cà chua.

Để sản xuất cà chua đảm bảo an toàn, theo Trần Khắc Thi và cộng sự [25] cần phải thực hiện phƣơng pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) nhƣ: Sử dụng giống chống chịu, cây giống khỏe và sạch bệnh, bón phân cân đối, đúng liều lƣợng và đúng lúc, bảo vệ thiên địch, xác định hệ thống cây trồng và các biện pháp luân canh, xen canh hợp lý, thăm đồng thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời để ngăn chặn dịch hại, diệt sâu bằng tay, ngắt bỏ bộ phận bị bệnh hoặc nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy khi mới xuất hiện. Nếu diệt trừ bằng hóa chất bảo vệ thực vật phải đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lƣợng, đúng ngƣỡng kinh tế,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng cƣờng sử dụng các thuốc vi sinh nhóm Bt, thảo mộc và sử dụng thuốc luân phiên. Xử lý hạt giống trƣớc khi gieo.

* Các nghiên cứu về mật độ

Về khoảng cách trồng cà chua tác giả Tạ Thu Cúc đó nghiên cứu và cho rằng, những giống thuộc loại hình sinh trƣởng vơ hạn có cành lá xum x, phân cành mạnh phải trồng thƣa hơn so với giống cà chua thuộc loại hình sinh trƣởng bán hữu hạn và hữu hạn.[16]

Theo Trần Khắc Thi và cộng sự thì cà chua có thể phát triển phù hợp với khoảng cách 0,7 x 0,4 m (mật độ 3,5 - 4,0 vạn cây/ha). Theo Đào Xuân Thảng và Dƣơng Kim Thoa và cộng sự thì giống cà chua VT3, PT18 9 hữu hạn, bán hữu hạn) có thể trồng với mật độ 3,1 - 4,0 vạn cây/ha[1]. Khoảng cách 0,75 x 0,4 m hay 0,7 x 0,4 - 0,45 m là tốt nhất. Giống vô hạn nhƣ TN148, TN129 trồng với khoảng cách 0,7 x 0,5 m, mật độ 2,8 vạn cây/ha. Tác giả Trần Khắc Thi và cs cho rằng, ở Việt Nam để cà chua cho năng suất cao nên trồng với mật độ 3,2 - 4,0 vạn cây/ha [26]. Hiện nay trong sản xuất thƣờng áp dụng các mật độ khoảng cách nhƣ sau;

- Đối với giống vô hạn; 0,7 - 0,4 m (3,2 vạn cây/ha) - Đối với giống hữu hạn: 0,7 - 0,35 m (3,5 vạn cây/ha)

- Đối với giống hữu hạn vụ sớm: 0,7 - 0,3 m (4,0 vạn cây/ha)

Hiện nay ở nƣớc ta, mật độ gieo trồng cà chua ở mỗi vùng là khác nhau. Mật độ trồng thay đổi tùy theo từng giống, loại hình sinh trƣởng và vùng sinh thái khác nhau. Ở Miền Bắc, giống cà chua VT3 có thể trồng với mật độ 28.000 - 30.000 cây/ha, ứng với khoảng cách trồng 70 x 45 - 50 cm. Giống cà chua DT84 đƣợc trồng với mật độ 31.000 - 35.000 cây/ha ứng với khoảng cách trồng 70 x 40 - 45cm (Trần Khắc Thi và cs, 2003)[24]. Giống cà chua hữu hạn và bán hữu hạn có thể trồng với khoảng cách 70 x 35 - 45cm,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mật độ trồng 30.000 - 40.000 cây/ha. Đối với giống vô hạn nhƣ TN148, TN129 có thể trồng với khoảng cách 70 x 50cm, mật độ trồng 27.000 cây/ ha (Trần Khắc Thi và cs, 2003)[24]. Tại khu vực Thái Nguyên giống TN129 có thể trồng với khoảng cách 70 x 40cm, mật độ 35.714 cây/ha [11]

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống cà chua tn386 tại thái nguyên (Trang 25)