Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả họat động của các

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ (Trang 97 - 120)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.3.4.Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả họat động của các

4.3. Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển DNN&V ở Phú Thọ

4.3.4.Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả họat động của các

Hiệp hội DNN&V ở Phú Thọ

Qua phân tích trong Chương 3, trong thời gian vừa qua, các DNN&V Phú Thọ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2008, ở Phú Thọ mới bắt đầu thành lập Hiệp hội DNN&V, đây là tổ chức duy nhất đại diện cho các DNN&V. Hiệp hội này đến nay mới chỉ có 36 thành viên, mới ra mắt và hoạt động từ đầu năm 2009. Ngồi ra chưa có một tổ chức, hiệp hội, hay câu lạc bộ riêng của DNN&V của tỉnh. Các DNN&V thời gian qua họat động chủ yếu mang tính tự phát, thiếu định hướng, cạnh tranh lẫn nhau, khơng có khả năng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó để tiếp tục phát triển DNN&V, Phú Thọ khuyến khích thành lập các hiệp hội, các câu lạc bộ của riêng các DNN&V tỉnh, khuyến khích xây dựng cơ chế họat động hợp lý và hiệu quả cho các Hiệp hội và các tổ chức của DNN&V. Cụ thể:

Thứ nhất, thành lập trung tâm xúc tiến DNN&V Phú Thọ.

Nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra trung tâm này và có những hỗ trợ thiết thực cho họat động của các DNN&V địa phương. Chức năng của trung tâm xúc tiến DNN&V là: Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ kế hoạch và đầu tư về xúc tiến phát triển DNN&V; Tổng hợp chương trình trợ giúp DNN&V; Thực hiện điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt. Định kỳ 6 tháng 1 lần, tổng hợp báo cáo tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp về phát triển DNN&V và các vấn đề cần giải quyết. Phối hợp với các ngành, bộ tổ chức liên quan thực hiện xúc tiến, phát triển DNN&V theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai, thành lập các tổ chức trợ giúp cho các DNN&V Phú Thọ

Nhà nước và tỉnh đã và đang có nhiều sự quan tâm đối với việc phát triển DNN&V và đã có các giải pháp, các chính sách đồng bộ cho phát triển DNN&V. Tuy nhiên, như đã phân tích trong Chương 3, nhiều chính sách vẫn chưa hiệu quả hoặc chưa kịp thời với sự phát triển của DNN&V. Điều này đã hạn chế sự phát triển DNN&V Phú Thọ, chưa phát huy được những thế mạnh vốn có của các doanh nghiệp này. Các giải pháp, các chính sách hỗ trợ mà Chính phủ và tỉnh đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu thôn tin, thiếu phương hướng sản xuất kinh doanh, thiếu mặt bằng sản xuất ... cho các DNN&V. Nhưng các chính sách này đến với từng đối tượng doanh nghiệp chủ yếu thông qua họat động của các câu lạc bộ, các hiệp hội của DNN&V. Thông qua các hiệp hội và các tổ chức của DNN&V, các doanh nghiệp này sẽ cùng nhau hội thảo, diễn đàn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm... mục đích nhằm khắc phục tình trạng: Thiếu thơng tin, khó khăn về vốn, về cạnh tranh. Trên thực tế của một số địa phương, có nhiều hiệp hội, hội, đồn thể khác nhau đã hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp thành viên như: Hiệp hội các nhà thầu, Hội nông dân, hội của những người làm công tác xuất khẩu... Các hội, hiệp hội này họat động là một thực tế khách quan. Do đó, việc thành lập các hiệp hội, hội, các câu lạc bộ của DNN&V, nâng cao hiệu quả họat động của các tổ chức này là một đòi hỏi khách quan. Việc tổ chức hiệp hội này phải trên cơ sở các địi hỏi khách quan đó và việc tham gia các tổ chức này phải mang tính tự nguyện đối với các DNN&V. Các Hiệp hội phải có hình thức họat động hiệu quả và các DNN&V phải có được lợi ích khi tham gia. Phú Thọ cần phải học hỏi các mơ hình tổ chức hiệp hội ở các tỉnh như Hà Nội, tỉnh Hồ Chí Minh kết hợp với kinh nghiệm của các nước trong khu vực, để vận dụng thích hợp với điều kiện của tỉnh. Để thực hiện được điều này, tỉnh cần thực hiện các công việc cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thành lập thêm các tổ chức trợ giúp DNN&V của từng ngành hoặc từng lĩnh vực, từng sản phẩm nhằm thực hiện các chương trình trợ giúp cụ thể và có hiệu quả hơn.

- Các hiệp hội, câu lạc bộ DNN&V Phú Thọ phải triển khai được các họat động ở nước ngoài nhằm trợ giúp một cách thiết thực và trực tiếp cho các DNN&V của tỉnh. Bởi vì như đã phân tích ở chương 3, các DNN&V Phú Thọ với tiềm lực vốn yếu, năng lực quản lý hạn chế khó có khả năng tự tìm kiếm và mở rộng thị trường, khó khăn trong việc tìm kiếm cơng nghệ thích hợp để thực hiện chuyển giao cơng nghệ.

- Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ thông tin về mọi mặt cho các DNN&V tỉnh, là đầu mối cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp này, thực hiện giải đáp các câu hỏi và tư vấn cho việc giúp đỡ các DNN&V.

- Thành lập quỹ khởi tạo doanh nghiệp. Nguồn của quỹ này được hình thành từ nguồn vốn quyên góp từ các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân và một phần từ ngân sách của tỉnh. Quỹ này sẽ thúc đẩy phát triển DNN&V về số lượng, dùng quỹ này để thực hiện ưu đãi về lãi suất cho các DNN&V mới thành lập của tỉnh.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V Phú Thọ với nguồn được hình thành từ một phần vốn trích từ ngân sách tỉnh, vốn góp của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và vốn của quỹ bảo lãnh tín dụng Trung ương. Quỹ này dùng để bảo lãnh cho các DNN&V của tỉnh trong trường hợp khơng có đủ tài sản thế chấp để vay vốn của các tổ chức tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, việc thành lập Trung tâm xúc tiến, hỗ trợ DNN&V Phú Thọ và

các tổ chức hỗ trợ khác phải thực hiện được các mục tiêu:

+ Đẩy mạnh phát triển DNN&V về số lượng và chất lượng

+ Tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường họat động. + Cải thiện tình hình khó khăn về thơng tin thị trường, thơng tin chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cải thiện tình trạng khó khăn về vốn kinh doanh.

+ Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm.

4.3.5. Hoàn thiện các chính sách vĩ mơ đối với các DNN&V Phú Thọ

Như đã trình bày ở chương 3, tỉnh đã có các chính sách vĩ mơ góp phần tích cực cho phát triển DNN&V tỉnh trong những năm qua. Nhưng các chính sách này áp dụng trên thực tế vẫn cịn máy móc, kém linh họat, chưa đáp ứng được u cầu địi hỏi của thực tiễn. Do đó để tiếp tục phát triển DNN&V, Phú Thọ cần tiếp tục hồn thiện các chính sách phát triển đối với DNN&V như:

a) Chính sách về khuyến khích thành lập các DNN&V: Để khuyến khích các DNN&V hình thành và phát triển, các chính sách vĩ mơ… cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Giảm thiểu thời gian xét duyệt các thủ tục xin ĐKKD cho các doanh nghiệp nói chung và các DNN&V nói riêng. Đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc qua hệ thông thông tin liên lạc tại địa phương…

- Tỉnh lập Quỹ khởi sự để cho các DNN&V mới thành lập vay vốn với lãi suất ưu đãi để khởi sự doanh nghiệp.

- Quy hoạch một số khu cơng nghiệp tập trung giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các DNN&V, đồng thời dũng giải quyết những khó khăn của các cơ quan chức năng trong việc quản lý các doanh nghiệp này.

b) Chính sách ưu đãi về vốn và tín dụng: Chính sách vốn và ưu đãi tín

dụng là một trong những chính sách khuyến khích đầu tư quan trọng đối với các DNN&V. Chính sách này ưu tiên lãi suất cho từng đối tượng, từng doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Để thực hiện được chính sách này, cần phải thành lập được quỹ hỗ trợ trích từ ngân sách tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng phải thành lập trung tâm bảo lãnh cho vay đối với các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hoặc các tổ chức mới thành lập.

Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh của các DNN&V và tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mại, tỉnh cần đưa ra và thực hiện các giải pháp đồng bộ về phát triển DNN&V để theo kịp cũng như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng của tỉnh cần phải thực hiện các biện pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giảm bớt các thủ tục trong việc vay vốn, giảm điều kiện cho vay và điều kiện thế chấp. Giảm các phiền hà do thủ tục hành chính trong việc cho vay đối với các DNN&V.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các DNN&V.

- Nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng, để ngân hàng trở thành các nhà đầu tư thực sự, đầu tư theo ý tưởng của các dự án đầu tư khả thi của các DNN&V. Ngân hàng làm đại diện thanh toán, giám sát, kiểm tra.

- Khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ cho vay đối với các DNN&V trong tổng mức dự tín dụng của mình.

c) Chính sách thuế: Việc đổi mới chính sách thuế của Phú Thọ phải đảm bảo thực hiện được hai quan điểm: Thứ nhất, chính sách thuế phải hướng tới ni dưỡng nguồn thu trong dài hạn; thứ hai, phải thực hiện theo hướng hội nhập, tiến tới các mức thuế của Phú Thọ cần đơn giản hóa các thủ tục thuế, đặc biệt liên quan đến Hải quan và xuất nhập khẩu; giảm bớt suất thuế ở thuế VAT, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từng bước một, cụ thể hóa miễn giảm thuế. Riêng đối với DNN&V, tỉnh cần sớm đưa ra các đối tượng ưu đãi, đối tượng miễn giảm, thời gian ưu đãi thuế ... đồng thời mở rộng thêm các đối tượng được hưởng ưu đãi và chế độ ưu đãi cho các DNN&V.

d) Chính sách ưu đãi đầu tư: Chính sách này cần phải đổi mới theo hướng khuyến khích các chủ đầu tư tăng thêm quy mơ vốn cho họat động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân cũng như các nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Phú Thọ. Khuyến khích các DNN&V đầu tư vào một số ngành có thế mạnh và khai thác nguyên liệu tại chỗ như: đầu tư kết cấu hạ tầng, chế biến NLS thực phẩm, du lịch và giải trí, dệt may, khai thác chế biến khống sản...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

e) Chính sách đất đai: Hiện nay các DNN&V thường có mặt bằng sản

xuất hẹp, phân tán, đôi lúc phải tận dụng cả nhà ở để kinh doanh. Như vậy, Phú Thọ phải có những ưu đãi nhất định về đất đai cho các doanh nghiệp có khả năng sản xuất theo đúng định hướng của tỉnh. Cụ thể là nghiên cứu sửa đổi những quy định về thời gian giao đất, quyền sử dụng đất cho thuê, đấu thầu ... sao cho sử dụng đất có hiệu quả và bảo đảm tính cơng bằng giữa các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quy hoạch đất đai, phải nhanh chóng hình thành các khu, CCN-TTCN ở Tam Nông, thị xã Phú Thọ và Hạ Hồ để kích thích phát triển DNN&V, thơng qua đó để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, hướng tới giải quyết một phần khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các DNN&V.

f) Chính sách khuyến khích cạnh tranh: Tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp nói chung và các DNN&V nói riêng. Hạn chế tình trạng cạnh tranh quá gay gắt giữa các DNN&V của tỉnh với nhau, cũng như doanh nghiệp lớn với DNN&V. Xác định các chủng loại sản phẩm là thế mạnh và ưu tiên cho DNN&V sản xuất, các doanh nghiệp lớn khác dù có năng lực, thậm chí sản xuất với hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng khơng được khuyến khích tham gia vào sản phẩm đó. Trong họat động sản xuất của các doanh nghiệp lớn, tỉnh cần yêu cầu các doanh nghiệp lớn lập kế hoạch rõ ràng về thuê thầu phụ với các DNN&V thích hợp. Tỉnh cũng cần đưa ra danh mục các sản phẩm mà các doanh nghiệp lớn phải cho DNN&V làm thầu phụ, xác định danh sách DNN&V làm thầu phụ cho từng ngành hoặc từng doanh nghiệp lớn.

Để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tỉnh có rất nhiều việc cần phải làm, trong đó tập trung vào một số nội dung:

- Hạn chế các hiện tượng tiêu cực như: trốn thuế, buôn lâu, hàng giả, hàng kém chất lượng ... tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định rõ các lĩnh vực, các ngành ưu tiên cho các DNN&V và các DN lớn của tỉnh.

- Công khai các quy hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng, kế hoạch mua sắm thiết bị và đấu thầu bằng nguồn ngân sách của các cơ quan tỉnh, giúp cho các DNN&V có kế hoạch tham gia đấu thầu và có thể thực hiện đấu thầu một cách công khai, công bằng.

- Chia nhỏ các dự án lớn của tỉnh thành các gói thầu nhỏ để các DNN&V có đủ khả năng tham gia một cách trực tiếp.

g) Chính sách hỗ trợ về cơng nghệ: Trong việc hỗ trợ về công nghệ, tỉnh cần thành lập các quỹ nhằm hỗ trợ DNN&V về công nghệ trong một số lĩnh vực cụ thể:

- Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới;

- Nghiên cứu sản xuất các loại nguyên nhiên vật liệu mới;

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý doanh nghiệp.

Để thực hiện được các biện pháp hỗ trợ về công nghệ cho các DNN&V, tỉnh cần đưa ra và thực hiện được các biện pháp:

- Khuyến khích các DNN&V thực hiện khấu hao nhanh đối với tài sản cố định, tăng tỷ lệ khấu hao hàng năm ...

- Thực hiện các ưu đãi về tín dụng đối với các DNN&V thực hiện đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh.

- Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tài chính: Th mua, cho thuê tài chính

- Cung cấp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ cho các DNN&V. Thực hiện các tư vấn cần thiết cho các DNN&V trong chuyển giao và mua công nghệ. Trong thời gian tới, Phú Thọ cần thành lập một trung tâm công nghệ thông tin phục vụ cho các doanh nghiệp nói chung và các DNN&V nói riêng. Cung cấp các thông tin miễn phí về KT-XH của tỉnh, các chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, luật pháp, thị trường ngồi nước, các thơng tin về cơng nghệ và thị trường lao động ...

h) Chính sách phát triển nhân lực: Hiện nay, với trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên, trình độ tay nghề của người lao động cũng phải tăng lên tương ứng. Đồng thời, để đứng vững trong cạnh tranh, các DNN&V Phú Thọ cũng phải tìm cách tăng NSLĐ, áp dụng khoa học công nghệ vào họat động sản xuất và nâng cao tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên, do đa số người lao động trong các DNN&V của tỉnh chưa qua đào tạo về nghề. Để đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực cho q trình phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của các

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ (Trang 97 - 120)