Kinh nghiệm phát triển DNN&V ở một số một số nước trên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)

1.2. Kinh nghiệm phát triển DNN &V ở một số một số nước trên thế giớ

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển DNN&V ở một số một số nước trên

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc phát triển DNN&V. Đây là loại hình doanh nghiệp năng động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm - một trong những ưu tiên của Nhật Bản sau chiến tranh.

Một trong các chính sách khuyến khích quan trọng đối với các DNN&V của Nhật Bản trong thời kỳ này đó là khuyến khích mở rộng đầu tư, thành lập mới các DNN&V. Chính phủ và các Hiệp hội đầu tư lớn nhằm hiện đại hóa các DNN&V. Nguồn tài chính được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản là: Đầu tư để xúc tiến hiện đại hóa các DNN&V; đầu tư để hiện đại hóa cơ chế quản lý các DNN&V; đầu tư cho hoạt động tư vấn cho các DNN&V và hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các DNN&V.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực. Đóng góp vào thành cơng của nền kinh tế Trung Quốc có phần rất quan trọng của các DNN&V. Chính sách khuyến khích của DNN&V của Trung Quốc thể hiện trên các điểm.

- Xác định lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên DNN&V là các ngành, các lĩnh vực giải quyết nhiều việc làm, trong đó tập trung vào khu vực dịch vụ.

- Phát triển DNN&V trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế, đề cao hiệu quả kinh tế. Xác dịnh quy mơ thích hợp cho các DNN&V để quản lý và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện SXKD có hiệu quả kinh tế cao. Đổi mới quản lý DNN&V, nâng cao trình độ cơng nghệ cho DNN&V để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về quản lý các DNN&V: Trung Quốc đang xúc tiến thành lập Ủy ban mậu dịch quốc gia trực thuộc Ủy ban các DNN&V. Đây là một biện pháp hỗ trợ cho các DNN&V trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng hoạt động SXKD xuất phát từ những bất lợi của DNN&V so với các doanh nghiệp lớn trong cùng ngành.

1.2.1.3. Kinh nghiệm ở một số nước Đông Nam Á

Đông Nam Á cùng với Trung Quốc là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại cao nhất thế giới trong những năm gần đây. Cùng như Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế nhanh của các nước Đông Nam Á gắn liền với thành cơng trong việc phát triển của DNN&V. Chính sách phát triển DNN&V ở các nước Đông Nam Á tập trung trên các nội dung.

- Thứ nhất, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các DNN&V phát

triển. Chính phủ các nước tập trung trên các nội dung: Xây dựng các tiêu chí xác định DNN&V, khẳng định vai trò của DNN&V, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế bình đẳng và khuyến khích DNN&V phát triển.

- Thứ hai, khuyến khích các DNN&V phát triển bằng các biện pháp về

tài chính thơng qua hệ thống các ngân hàng quốc doanh và ngịai quốc doanh. Hình thành quỹ hỗ trợ cho các DNN&V.

- Thứ ba, Chính phủ thực hiện các biện pháp để tạo thuận lợi cho các DNN&V tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu hàng hóa.

- Thứ tư, các biện pháp hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo.

- Thứ năm, thành lập các cơ quan, các tổ chức hỗ trợ và tư vấn cho các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)