Bảng tổng hợp nguồn vốn huy động giai đoạn 2009-2012

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ. Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

(ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 10/09 11/10 12/11 BQ Tiền gửi doanh nghiệp 166 214 296 353 128,9 138,3 119,3 128,6

Tiền gửi dân cư 515 523 631 715 101,6 120,7 113,3 111,6

Phát hành

các công cụ nợ 33

Tổng nguồn

huy động 681 737 927 1101 108,2 125,8 118,8 117,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng 3.1 có thể nhận thấy:

Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 681 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư đạt 515 tỷ; tiền gửi các doanh nghiệp đạt 166 tỷ đồng.

Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 737 tỷ đồng, tăng 56 tỷ so với đầu năm, chiếm 13,5% tổng nguồn huy động của các NHTM và TCTD trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 8,2%. Trong đó tiền gửi doanh nghiệp đạt 214 tỷ đồng, tăng 28,9%; tiền gửi dân cư đạt 523 tỷ, tăng 1,6%. Như vậy so với năm 2009, nguồn vốn huy động tăng chủ yếu do tăng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp nhưng kém ổn định, sau thời gian ngắn lượng tiền gửi này sẽ giảm xuống.

So với năm 2010, nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2011 có mức tăng đáng kể, tăng 25,8% và mức tăng tương đối đồng đều giữa hai nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư, mức tăng lần lượt là 38,3% và 20,7%. Năm 2011 bên cạnh việc thu hút được một số khách hàng mới là các tổ chức có số dư tiền gửi bình qn lớn như: Viễn thơng Phú Thọ có số dư thường xuyên ổn định trên 10 tỷ, công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao có số dư bình qn gần 50 tỷ đồng… Chi nhánh cũng đã làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, điều hành chính sách lãi suất huy động linh hoạt từ đó làm tăng nguồn tiền gửi dân cư.

Năm 2012, tổng mức huy động đã đạt 1101 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2009, chiếm 12,66% thị phần trên địa bàn.

Chi nhánh không chỉ chủ động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau mà còn chủ động huy động nhiều loại tiền khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ. Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)