NO3- - N trong nước được xem là hợp chất có tính độc thấp nhất và khơng
gây độc nặng đối với các loài thủy sản. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp nước bị thiếu oxy thì sẽ xảy ra q trình phản nitrat hóa đây là một q trình chuyển hóa của nitrat qua các q trình đồng hóa – dị hóa để trở về các dạng như N2, NO, N2O. Những đại diện của vi khuẩn đóng vai trị quan trọng trong quá trình này là Pseudomanas, Escherichia và nấm. Chúng sử dụng nitrat như nguồn oxy với sự có mặt của glucose và phosphate. Phần lớn những vi khuẩn phản nitrat chỉ khử nitrat đến nitrit. Và đến lúc này, nitrit mới là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc với thủy sinh.
Đối với các lồi cá trong mơi trường nước khu vực sơng Kim Liên, nếu có q nhiều hàm lượng nitrit thì nó dễ dàng xâm nhập vào hệ thống máu của cá qua
mang bởi sự trao đổi ion Cl-/HCO3, các ion đi vào giống như cơ chế hấp thụ ion Cl-
ở mang cá. Nitrit khi vào máu sẽ gây ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lý của cá. Nitrit sau khi vào máu ngay lập tức sẽ phản ứng với phân tử hemoglobin theo 3
dạng. Khi đó nitrit sẽ kết hợp với hemoglobin oxy chuyển Fe2+ của Hb thành Fe3+ và ở dạng này được gọi là methohemoglobin. Chính điều này đã làm giảm khả năng vận chuyển oxy và đây là nguyên nhân làm giảm lượng oxy trong máu, gây giãn mạch, rối loạn nhịp tim dẫn đến cao huyết áp; hoặc nitrit sẽ chuyển sang dạng nitric oxide (NO) làm cản trở q trình điều hịa; rối loạn q trình tiết hormone của tuyến nội tiết như quá trình tổng hợp hormone sinh dục gây nên “bệnh máu nâu” ở cá do
máu bị Fe3+ oxy hóa. Ở tơm khi hàm lượng nitrit cao sẽ làm cho tôm bị mỏng vỏ,
khả năng đề kháng kém.[10]
Ngoài ra, hàm lượng P, N nhiều trong nước còn gây ra hiện tượng phú dưỡng ở lưu vực sông. Đây là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích lũy tương đối P so với N. Trong các hệ sinh thái nước ngọt, ln tồn tại sẵn các lồi tảo và một hàm lượng nhất định các chất N, P để đảm bảo sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái này. Khi nồng độ N, P tăng lên nó sẽ kích thích sự phát triển của tảo gọi là hiện tượng tảo nở hoa đó là sự phát triển một cách vượt bậc về số lượng các loài tảo trong hệ sinh thái nước. Tùy thuộc vào sự tham gia của loài tảo vào hiện tượng nở hoa mà số lượng tảo phát triển ở các mức độ khác nhau. Ở điều kiện bình thường, tảo có 10 – 100 tb/ml nước, cịn trong điều
kiện phú dưỡng tảo có thể lên tới 104 - 105 tb/ml nước, kéo theo đó là sự đổi màu
của nước, đây là dấu hiệu dễ nhận biết của hệ sinh thái nước ngọt bị phú dưỡng. Tảo phát triển bao nhiêu thì cũng có một lượng lớn tảo bị chết đi. Khi tảo chết đi sẽ được các vi khuẩn phân hủy, chúng lấy đi O2 khuếch tán trong môi trường nước để phân hủy tảo chết phát triển. Như vậy để phân hủy một tảo thì vi khuẩn đã lấy đi của môi trường 276 nguyên tử oxy làm giảm nồng độ oxy làm cho các loài cá và sinh vật thủy sinh khác không đủ oxy mà chết ngạt. Đồng thời, tảo chết đi, rơi xuống đáy, tạo thành lớp trầm tích ở đáy hồ, lâu dần làm cho hồ nông dần đi. Môi trường đáy là nơi nồng độ O2 rất thấp, các vi khuẩn phân hủy trong điều kiện yếm khí, kết quả là sinh ra các khí như H2S…gây mùi hơi thối, làm nước bị vẩn đục hoặc
“Nguồn: Ảnh chụp tại hồ tôm gần nhà máy nước Hải Vân ngày 19/03/2012” Hình 3.2. Hiện tượng phú dưỡng ở hồ nuôi tôm
Theo như báo cáo kinh tế năm 2009 của phường Hòa Hiệp Bắc – quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng thì trước kia ở lưu vực sơng Kim Liên có khoảng hơn 80 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản nhưng trong vài năm gần đây do ảnh hưởng chủ yếu của nước thải từ KCN Liên Chiểu mà ở nhiều vùng nuôi trồng, cá tôm chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho người dân [12]. Ở khu tổ 3, nơi tập trung khá đông những hộ gia đình ni trồng thủy sản thì hiện nay chỉ còn từ 20 – 30 hộ dân vẫn còn sống với nghề, hơn 27% người dân ở đây đã chuyển sang làm nhiều nghề khác nhau như xây dựng, mở xưởng sắt, đi làm…Theo niên giám thống kê năm 2010 quận Liên Chiểu thì diện tích mặt nước ni trồng thủy sản của phường Hòa Hiệp Bắc đã giảm đến 1,5 ha so với năm 2008.[14]
Chính vì vậy, từ những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái của thủy vực nói chung cũng như các hồ ni trồng thủy sản nói riêng, làm suy giảm đa dạng loài cũng như là ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của người dân. Cần có những biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản lượng thủy sản của địa phương.
3.1.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi hằng năm người dân ở vùng vẫn tiến hành trồng trọt, chăn ni trong đó trồng trọt đóng vai trị chính bởi sự bồi đắp phù sa của sơng, tuy khơng nhiều nhưng nó mang lại một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho đất, đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của cây trồng. Hiện nay những người dân sống ở hai ven bờ sơng Kim Liên – phường Hịa Hiệp Bắc vẫn tiến hành trồng trọt một số loại rau như rau cải, rau xà lách, rau dền…và hơn nữa là trồng lúa. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, diện tích hoa màu có bị thu hẹp một cách khá nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch đất cho mục đích xây dựng nhà máy, xí nghiệp và một phần là do đất đai khơng cịn màu mỡ, khó có khả năng phục hồi làm cho cây trồng hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất.
Hiện nay, theo như tìm hiểu thì người dân trong những năm gần đây vẫn tiến hành lấy nước của sơng Kim Liên làm nguồn nước tưới chính cho cây nông nghiệp, nhưng với hiện trạng ơ nhiễm như bây giờ thì việc tưới tiêu đã gián tiếp làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước ngầm bởi khi trồng trọt và chăn nuôi người dân đã tiến hành phun thuốc trừ sâu, dùng phân bón hóa học nhằm đẩy nhanh năng suất cây trồng, hàm lượng này khi không được cây hấp thụ hết thì sẽ tích lũy ở trong rễ cây và đất.
N rất quan trọng đối với đời sống của thực vật nhưng nếu hàm lượng này thừa thì nó rất nguy hiểm đến sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng [18]. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà mơ cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu gây nên hiện tượng lốp đổ, giảm năng suất nghiêm
thường xuyên, bên cạnh đó thừa N tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhập gây bệnh như bệnh đạo ôn, khô vằn rầy nâu ở lúa… [17]
P là nguyên tố không thể thiếu được trong tồn bộ q trình sinh trưởng phát triển của thực vật. Nó cần cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển từ lúc hình thành cây con cho đến khi ra hoa kết trái [20]…Tuy nhiên khi hàm lượng P chứa nhiều trong thực vật, ở lá già P ở dạng vơ cơ, cịn lá non chứa P trong các liên kết hữu cơ, đặc biệt là trong các axit nucleic vì trong điều kiện bình thường ion phosphate có dung dịch được rễ cây hấp thụ rất nhanh. Khi cây hút phosphate vô cơ ở giai đoạn đầu chuyển thành phosphocolin và phospholipit. Phospho được hấp thụ trong thời gian ngắn là dạng gluco – phosphate và anion – diphosphat gluco. Những liên kết phospho hữu cơ trong cơ thể thực vật là các phosphate ester, từ đó xây dựng nên các phân tử axit nucleic và photpholipit. Nếu thừa P thì cây sinh trưởng kéo dài nên dễ bị vi khuẩn nấm xâm nhập gây bệnh, ức chế các quá trình trao đổi chất trung tâm, ức chế q trình chuyển hóa P hữu cơ, ức chế q trình tổng hợp tinh bột và một số các hợp chất hữu cơ khác như protein, lipit…từ đó làm ảnh hưởng đến năng xuất thu hoạch, lợi ích kinh tế khơng đáng kể.
Theo như báo cáo kinh tế năm 2009 của phường Hịa Hiệp Bắc thì diện tích đất nơng nghiệp ở phường là 19 ha, trong đó diện tích trồng cây hằng năm là 6 ha và diện tích trồng cây lâu năm là 10 ha, còn lại 3 ha là đất chưa sử dụng. Cũng như theo báo cáo kinh tế của quận Liên Chiểu năm 2010 thì diện tích đất nơng nghiệp hiện nay cho khu vực cây trồng hằng năm là 5,6 ha giảm so với năm 2008.[14]
Với chức năng cung cấp lượng thực cho địa bàn phường, thì hiện nay diện tích đất trồng cây hằng năm giảm mạnh là một vấn đề lớn cần đặt ra để có hướng giải quyết nhằm nâng cao thu nhập của người dân cũng như hạn chế vấn đề ô nhiễm đang nảy sinh trong những năm gần đây.
Ngồi ra ở đây, cịn có một vấn đề lớn, đó chính là hiện tượng nhập mặn ở vùng cửa sông Kim Liên khá cao, đi sâu vào trong đất liền làm ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm của khu vực dẫn đến chất lượng nước ngầm bị giảm sút ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân ở những
nơi chưa có hệ thống cấp nước bởi nhà máy cấp nước Hải Vân ở khu suối Lương
với khả năng hạn chế cơng suất trung bình một ngày là 800 – 1500 m3 nước chỉ có
thể đủ đáp ứng cho 11 trên tổng số 37 hộ dân của địa bàn phường. Gây khó khăn trong việc sản xuất bởi thiếu nước ngọt.
3.2. Một số giải pháp về quản lý để hạn chế ơ nhiễm
3.2.1. Giải pháp về mặt chính sách pháp luật
Xây dựng các kế hoạch quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả thải một cách hệ thống và đồng bộ đối với từng lưu vực sơng. Đó là cơ sở cho việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước dựa trên đánh giá về khả năng tự làm sạch và tiêu chuẩn cụ thể tại mỗi đoạn sông trên lưu vực sông.
Ban hành quy chế bảo vệ mơi trường cho từng lưu vực sơng trong đó nêu rõ các vấn đề về mơi trường và các bên liên quan, cụ thể bao gồm các cơ quan quản lý, các cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường các lưu vực sông. Khẩn trương xây dựng và tiến hành các chương trình khắc phục mơi trường lưu vực sơng.
Tiến hành thanh tra, kiểm soát thường xuyên các hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, KCN nhằm phát hiện ra những sai phạm và kịp thời xử lý một cách nhanh nhất nhằm khắc phục hậu quả môi trường do một cá nhân hay tập thể gây ra. Từ đó đề ra những hình thức xử phạt hợp lý.
3.2.2. Giải pháp về mặt truyền thông, cộng đồng
Tuyên truyền cho người dân hiểu về giá trị của sông và hệ sinh thái ở lưu vực sơng để tránh các tình trạng xả thải bừa bãi các chất thải rắn ra lưu vực sông cũng như việc lắp đặt hệ thống thải sinh hoạt từ hộ gia đình vào trong hệ thống cống thải của địa bàn, khơng nên đưa trực tiếp ra dịng sông mà chưa qua xử lý.
Vận động người dân tố giác các hành động xả thải của các nhà máy xí nghiệp ở trên địa bàn cư trú để cơ quan chức năng có các biện pháp xử lý triệt để nhằm bảo
Từ đó nâng cao ý thức của người dân, giúp họ nhận ra trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường tự nhiên nói chung và mơi trường nước mặt nói riêng nhằm bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.
3.2.3. Giải pháp về công cụ kinh tế
Sửa đổi và ban hành phí xả nước thải theo ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền, phí xả nước thải bằng hoặc phải lớn hơn chi phí xử lý ơ nhiễm.
Đánh giá tổng thể các hoạt động tác động đến lưu vực sông nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng sụt lở, bồi lắng các dịng sơng và đề ra các biện pháp nhằm khôi phục lại sự cân bằng cho các dịng sơng.
Đối với việc xây dựng các nhà máy, cần bắt buộc phải lập các báo cáo về đánh giá tác động môi trường cũng như các cam kết mơi trường để căn cứ vào đó mà tiến hành các biện pháp xử lý nếu các cá nhân hoặc tập thể có hành động xả thải bừa bãi.
3.2.4. Giải pháp về mặt công nghệ
Giải pháp cơ bản nhất hiện nay vẫn là nguồn nước thải trước khi xả thải vào sông Kim Liên phải được xử lý triệt để, đáp ứng với tiêu chuẩn đã quy định.
Chia vùng ra để xử lý và phân theo các yếu tố như : khoanh theo khu vực sử dụng đất, theo lưu vực thoát nước, theo mật độ dân số, theo mức độ phát sinh nước thải và lượng chất ô nhiễm. Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải bao gồm : hệ thống xử lý tại chỗ, xử lý theo vùng.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Sau khi tiến hành khảo sát và điều tra chất lượng nước sông Kim Liên – quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng cùng với những kết quả nghiên cứu và phân tích tơi đưa ra một số kết luận và kiến nghị sau :
- Hiện nay, theo như nhận định từ những lần đi thực tế ở khu vực sông tôi nhận thấy rằng có nhiều cống xả sinh hoạt từ hộ gia đình, rác thải rắn đổ ra dịng sơng. Chất lượng nước khơng được đảm bảo khi nước có màu đục, có mùi hơi đặc biệt là vào mùa hè, nhiều vật chất lơ lửng. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do ý thức cá nhân của người dân còn chưa cao hơn nữa đây là khu vực tập trung các KCN như KCN Liên Chiểu, cụm CN Thanh Vinh…của thành phố nên hiện trạng này là không thể tránh khỏi.
- Qua khảo sát chất lượng nước sông bằng cách đánh giá các thơng số lý hóa, tơi nhận thấy rằng hiện nay sơng Kim Liên đang bị ô nhiễm khá nặng, hàm lượng
các chất như COD, TSS, NO3-- N, PO4-- P vượt quá giới hạn cho phép của QCVN
08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu và ni trồng thủy sản. Như vậy, chất lượng nước sông Kim Liên bị ô nhiễm chất dinh dưỡng, chỉ tiêu lý hóa khá cao mà nguyên nhân là từ các hoạt động xả thải từ các hoạt động cơng nghiệp, xây dựng, sinh hoạt…Vì vậy mà chất lượng nước sơng này hiện nay nhìn chung vẫn khơng thể phục vụ cho hoạt động tưới tiêu hay nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên ở đây một vài khu vực vẫn có thể dùng cho mục đích cấp nước tưới tiêu.
- Việc nước sơng Kim Liên bị ơ nhiễm cũng sẽ có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống sức khỏe và tinh thần của người dân, nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực sông – nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của con người. Nếu về lâu dài, không xử lý được sự ô nhiễm này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe con người thông qua các chuỗi thức ăn, sinh
2. Kiến nghị
- Đà Nẵng hiện nay là một thành phố trẻ năng động, UBND thành phố hiện nay đang cố gắng xây dựng một thành phố môi trường để nâng cao chất lượng cuộc