- Trích ly: trà xanh và hoa cúc được cho vào tank trích ly ở nhiệt độ 90°C-95°C trong thời gian 3-5 phút
- Lọc: dung dịch sau trích ly sẽ được lọc để loại bỏ bớt bã và tạp chất có trong trà và để thuận tiện cho quá trình làm lạnh
- Làm lạnh: sau khi lọc xong dung dịch sẽ được làm lạnh xuống nhiệt độ 8°C-10°C. Ở giai đoạn này không được để nhiệt độ lên cao quá vì nhiệt độ cao sẽ làm trà bị đắng và cũng không để nhiệt độ xuống thấp quá sẽ làm trà bị đông lại dẫn đến tắc đường ống dẫn
- Ly tâm: sau khi làm lạnh dung dịch sẽ được bơm vào máy ly tâm để tách bã và các tạp chất để thuận tiện cho quá trình phối trộn
- Phối trộn: sau khi ly tâm xong dung dich sẽ được bơm vào tank chứa để phối trộn với các phụ gia như vitamin C, acide citric, đường, hương mật ong, hương trà,màu trà. Q trình này có mục đích chế biến. Các biến đổi chủ yếu trong q trình này là biến đổi vật lý và hóa lý. Kết quả là làm thay đổi thành phần hóa học và một số chỉ tiêu vật lý như tỷ trọng, độ nhớt, độ màu của syrup thành phẩm.
- Lọc: dung dịch sau phối trộn sẽ được lọc lại lần cuối để loại các cặn,tạp chất
- Thanh trùng: dung dịch sau khi lọc xong sẽ được bơm vào thiết bị thanh trùng ở nhiệt độ 85°C-90°C trong thời gian 10s
- Chiết rót: sau khi thanh trùng xong dung dịch trà sẽ được bơm lên máy chiết rót để rót chai ở nhiệt độ 85°C-90°C, trà phải được rót nóng ở nhiệt độ khoảng 86°C để giữ nguyên hương vị của trà. Ở đây chiết rót được thực hiện theo nguyên tắc đẳng áp.
- Sau khi chiết rót sản phẩm sẽ được đưa vào hệ thống ép màng co, dán nhãn sau đó được chuyển vào kho để lưu giữ và bảo quản. Q trình rót sản phẩm vào chai, đóng nắp chai và in ngày sản xuất lên bao bì thường được thực hiện liên tục trên một dây chuyền tự động với các băng tải vận chuyển sản phẩm đi qua ba thiết bị: rót, đóng nắp và in ngày sản xuất lên bao bì. Nhiệt độ sản phẩm trong q trình rót khơng được vượt q 4oC.