Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.3. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam
Sử dụng đất ở Việt Nam là cả một quá trình bốn nghìn năm lịch sử nhưng công tác điều tra, nghiên cứu mới phát triển sau này. Sự tìm hiểu đất đai để phát triển ấp, trại trong chế độ phong kiến được tiếp bước bằng các cuộc điều tra, nghiên cứu có kiến thức hơn trong thời kỳ Pháp thuộc.
Năm 1954 hịa bình lập lại, ở miền bắc Vụ Quản lý ruộng đất và Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, sau đó là Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraev). Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất được chia thành 5 - 7 hạng theo phương pháp tính điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng được các bản đồ phân hạng đất đai đến cấp xã, góp phần đáng kể cho cơng tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản xuất.
Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư [26].
Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai ở Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của tồn quốc. Những cơng trình nghiên cứu triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của rất nhiều nhà nghiên cứu:
- Vùng đồi núi tây bắc và trung du phía bắc. - Vùng đồng bằng sông Hồng.
- Vùng Tây Nguyên. - Vùng Đông Nam bộ.