Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2007, tổng cộng có 130 nước sản xuất chuối. Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định. 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế giới vào năm 2011. Trong đó thì Ấn Độ, Ecuado, Braxin và Trung Quốc chiếm 60% sản lượng chuối thế giới. Điều này càng ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên tồn thế giới.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng chuối của 10 nƣớc có sản lƣợng lớn trên thế giới năm 2010
Yếu tố Tên nƣớc Diện tích thu hoạch (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000tấn) Brazil 486991 142,976 6.962.790 Trung Quốc 373453 263,725 9.848.895 Colombia 80518 252,657 2.034.340 Costa Rica 42900 420,499 1.803.940 Ecuador 215647 367,780 7.931.060 India 830000 358,795 29.780.000 Panama 9200 367,696 338.280 Philippines 449610 202,427 9.101.340 Thái Lan 133527 118,695 1.584.900 Việt Nam 99600 148,735 1.481.400 Thế giới 5014058 203484 102.028.171 (Nguồn: FAOSTAT, 2012) [27]
Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy 10 nước sản xuất chính chiếm tới 77% sản lượng chuối thế giới vào năm 2010. Trong đó thì Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Ecuado, Brazil chiếm nhiều nhất.
Sản xuất chuối ở các nước này ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên tồn thế giới. Diện tích và sản lượng chuối của các nước đều có sự biến động qua các năm và khơng theo quy luật nào cả. Đa phần là diện tích, sản lượng có sự tăng lên qua từng năm, cho thấy vai trò của chuối ngày càng được nhận thức và quan tâm nhiều hơn.
Trước đây, những năm 80 của thế kỷ 20, các nước Mỹ La Tinh và khu vực Carribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì đến những năm 90, khu vực châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi.
1.5.2. Tình hình sản xuất chuối của Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua.
Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng như chuối tiêu, chuối lá, chuối xiêm và chuối ngự… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà cịn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng khơng cao. Chuối tiêu, chuối gịng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến.
Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã có những cơng nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.
Bảng 1.4. Diện tích chuối cho thu hoạch tại một số vùng Đơn vị: 1000 ha Stt Tỉnh/vùng 2008 2009 2010 I Đồng bằng sông Hồng 17,0 17,3 17.7 1 Hà Nội 2,3 2,2 2.2 2 Hải Phòng 2,6 2,5 2.5 3 Thái Bình 1,9 1,9 1.9 4 Hà Nam 1,6 1,6 1.7 5 Nam Định 2,0 2,0 1.9 6 Các tỉnh khác 6,6 7,1 7,5
II Trung du và miền núi phía Bắc 13,4 14,6 15.3
1 Bắc Cạn 0,3 0,7 0.8 2 Thái Nguyên 1,6 1,5 1.7 3 Phú Thọ 2,3 2,5 2.5 4 Sơn La 1,9 1,9 1.9 5 Hồ Bình 1,4 1,5 1.5 6 Các tỉnh khác 5,9 6,5 6,9
III Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 30,1 31,3 32.8
IV Tây Nguyên 4,0 4,3 4.5
V Đông Nam Bộ 10,8 10,8 10.6
VI Đồng Bằng sông Cửu Long 36,4 37,9 38.6
CẢ NƢỚC 111,7 116,2 119,5
Nguồn: cơ sở dữ liệu Bộ NN&PTNT – 2012[28]
Diện tích, sản lượng: Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều cơng dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn
cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hịa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phịng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha.
Qua bảng 1.2 cho thấy chuối khu vực đồng bằng, chuối được trồng nhiều Hải Phòng (2.500ha), Hà Nội (2.200 ha), Nam Định (1.900 ha)... ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chuối tập trung ở các tỉnh Phú Thọ (2.500 ha), Sơn La (1.900 ha), Thái Nguyên (1.700 ha) và Bắc Kạn hiện chỉ có 800 ha.
Bảng 1.5. Sản lƣợng chuối tại một số vùng Đơn vị: 1000 tấn Stt Tên/ vùng 2008 2009 2010 I Đồng bằng sông Hồng 411,6 416,5 416,6 1 Hà Nội 51,8 49,8 49,8 2 Hải Phòng 72,2 70,6 69,5 3 Thái Bình 81,9 82,6 83,3 4 Hà Nam 25,1 23,7 20,5 5 Nam Định 40,7 42,3 40,3 6 Các tỉnh khác 139,9 147,5 153,2
II Trung du và miền núi phía Bắc 141,1 158,3 167,3
1 Bắc Cạn 2,5 4,6 5,6 2 Thái Nguyên 17,5 17,4 19,9 3 Phú Thọ 39,8 44,4 45,8 4 Sơn La 17,8 18,5 19,6 5 Hồ Bình 16 16,4 17,3 6 Các tỉnh khác 47,5 57,0 59,1
III Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 467,1 425,4 435,3
IV Tây Nguyên - 71,9 68,0 76,5
V Đông Nam Bộ 143,3 162,0 160,5
VI Đồng Bằng sông Cửu Long 367,5 381,6 404,6
CẢ NƢỚC 1.602,5 1.611,8 1.660,8
Từ các số liệu bảng 1.3 có thể nhận thấy sản lượng chuối cả nước đạt 1.660.800 tấn, đây là loại quả có sản lượng lớn nhất nước ta hiện nay. Vùng núi và Trung du phía Bắc có sản lượng chuối năm 2010 đạt 167.300 tấn, trong đó tỉnh Bắc Kạn có sản lượng là 5.600 tấn.
Địa phương có sản lượng chuối lớn nhất là Phú Thọ đạt 45.800 tấn chiếm (năm 2010) chiếm 27,37% sản lượng chuối toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
1.5.3. Tình hình sản xuất chuối tại Bắc Kạn
Cây chuối là cây trồng quen thuộc với mọi miền của đất nước, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất đai và khí hậu. Chuối là cây ăn quả nhiệt đới, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch, dễ trồng và chỉ có vùng nhiệt đới mới có, cho nên có địa bàn xuất khẩu rộng và ln là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Tại thị xã Bắc Kạn nhân dân có truyền thống trồng chuối từ lâu đời và cây chuối được trồng chủ yếu tại 2 xã là Xuất Hố và Nơng Thượng, từ chỗ chủ yếu lấy thân làm thức ăn cho chăn nuôi, hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân. Tuy nhiên do các hộ trồng chuối theo tập quán cũ với phương thức trồng quảng canh nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Tổng diện tích trồng chuối của 2 xã là: 300ha. Đây là hai xã có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai phù hợp cho cây chuối sinh trưởng và phát triển; chuối được trồng chủ yếu trên các sườn dốc. Do việc canh tác trên đất dốc, trình độ dân trí cịn hạn chế, đời sống kinh tế của bà con cịn gặp nhiều khó khăn, tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được tiếp cận dẫn đến việc đầu tư, thâm canh còn thấp, cây sinh trưởng kém, còn nhiều sâu bệnh.
Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi và điều chỉnh kinh tế nơng lâm nghiệp trong q trình phát triển kinh tế của thị xã Bắc Kạn, khai thác tiềm năng sẵn
có của địa phương tạo ra nguồn hàng hố phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần xố đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Vài năm trở lại đây, cây chuối đã được người dân chú ý nhưng kỹ thuật canh tác, chăm sóc, đầu tư lại khơng hợp lý dẫn đến năng suất cịn thấp.
1.5.3.1. Tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ chuối tại thị xã Bắc Kạn
Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm chuối thể hiện khả năng sản xuất mặt hàng của địa và khả năng tiêu dùng của khách hàng mạnh hay yếu. Tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ chuối tại thị xã Bắc Kạn được thể hiện qua bảng 1.4.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ chuối tại xã Nơng Thƣợng và Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn
TT Danh mục Nơng Thƣợng Xuất Hố
1 Diện tích trồng (ha) 180,0 120,0
2 Năng suất chuối (tấn/ha) 22 - 25 22 - 25
3 Sản lượng chuối (tấn) 3.960 – 4.500 2.640 - 3.000 4 Tiêu thụ thu mua tập trung thu mua tập trung
5 Giá bán (đ/kg) 3000- 5000 3000- 5000
(Nguồn: số liệu của phòng kinh tế thị xã Bắc Kạn tháng 8/2012)
Ở Bắc Kạn cây chuối đã được trồng lâu đời, sinh trưởng phát triển tốt, nhưng nhìn chung thì diện tích trồng chuối tại tỉnh này vấn cịn rải rác, nhỏ lẻ khơng tập chung và trình độ canh tác của người dân còn thấp và còn nhiều hạn chế, hiện diện tích chuối của hai xã tổng là 300ha trong đó xã Xuất Hố có 120 ha, Nông Thượng 180ha. Các biện pháp kỹ thuật như tia chồi, bao buồng, bón phân,.... chưa được áp dụng một cách rộng rãi dẫn đến năng suất chuối của hai xã vẫn chưa cao chưa tạo ra thu nhập cao cho nông dân.
Với điều kiện xã hội và khí hậu, đất đai của hai xã rất thuận lợi cho việc phát triển cây chuối, kèm theo đó là diện tích đất lâm nghiệp vẫn cịn khá nhiều mà diện tích đất này lại cho hiệu quả kém do đó các cấp chính quyền cần có các chính sách khuyến khích nhân dân chuyển đổi nhưng phần đất lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuối để tăng thu nhập.
1.5.3.2. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tại thị xã Bắc Kạn
Biện pháp kỹ thuật là những kỹ thuật mới con người tác động vào cây để nhằm tới mục đích tăng năng suất cây trồng. Đối với cây chuối các biện pháp kỹ thuật gồm có: tỉa chồi, bón phân, bẻ bi, bao buồng. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất chuối tại thị xã Bắc Kạn được thể hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.7. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tại thị xã Bắc Kạn
TT Biện pháp kỹ thuật
Xã Nông Thƣợng Xã Xuất Hoá Số hộ điều tra Số hộ áp dụng BPKT Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra Số hộ áp dụng BPKT Tỷ lệ (%) 1 Tỉa chồi 50 18 36 50 21 42 2 Bón phân 50 31 62 50 35 70 3 Bẻ bi 50 21 42 50 32 64 4 Bao buồng 50 12 24 50 13 26
5 Vệ sinh vườn cây 50 27 54 50 31 62
(Nguồn: số liệu điều tra của phòng kinh tế thị xã Bắc Kạn tháng 6/2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào canh tác chuối của hai xã là rất ít. Trong các chỉ tiêu đánh giá về các biện pháp kỹ thuật thì có biện pháp bón phân là được bà con nơng dân thực hiện
nhiều nhất chiến 62 - 70%, thấp nhất là biện pháp kỹ thuật bao buồng chiếm 24 - 26% tổng số hộ được điều tra của cả hai xã có lẽ do biện pháp bao buồng là một biện pháp kỹ thuật còn khá mới đối với bà con nông dân nên tỉ lệ áp dụng biện pháp này còn thấp (thực tế nhiều hộ dân trồng chuối tây nuôi cấy mô khi bao buồng bằng túi nilon đã làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chuối như: thối quả).
Cịn các biện pháp vệ sinh vườn, bón phân, bẻ bi bà con nông dân cũng chưa được áp dụng nhiều cụ thể biện pháp vệ sinh vườn cây chiếm 54 - 62%, tỉa chồi chiếm 36 - 42%, bẻ bi chiếm 42 - 64% tổng số hộ được điều tra của cả hai xã.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Giống chuối tây nuôi cấy mô
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm được bố trí tại xã Nơng Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Năm 2011 đến tháng 9 năm 2012.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp canh tác chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nơng Thượng thị xã Bắc Kạn
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng,
phát triển của chuối nuôi cấy mô.
- Công thức 1: trồng trên đất dốc 50
- Công thức 2: trồng trên đất dốc 150
- Công thức 3: trồng trên đất dốc 250
Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo kiểu khối ngẫu nhiên. Cây trồng tháng 4/2011. Mỗi công thức 10 cây, 3 lần nhắc lại. Tổng số cây trong thí nghiệm là 90 cây.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh
trưởng phát triển của chuối nuôi cấy mô tại thị xã Bắc Kạn. - Công thức 1: tháng 8/2010
- Công thức 2: tháng 10/2010 - Cơng thức 3: tháng 4/2011
Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nơng dân theo kiểu khối ngẫu nhiên. Mỗi công thức 10 cây, 3 lần nhắc lại. Tổng số cây trong thí nghiệm là 90 cây.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng
phát triển của chuối nuôi cấy mô tại thị xã Bắc Kạn: - Cơng thức 1: Phân bón lá KanhumatP
- Cơng thức 2: Phân bón lá Vibio
- Cơng thức 3: Đối chứng (khơng phun)
Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo kiểu khối ngẫu nhiên. Mỗi công thức 10 cây, 3 lần nhắc lại. Cây trồng tháng 4/2011. Tổng số cây trong thí nghiệm là 90 cây.
Mỗi tháng phun một lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác
đến sinh trưởng phát triển của chuối nuôi cấy mô tại thị xã Bắc Kạn. - Công thức 1: Thường xuyên cắt bỏ lá già
- Công thức 2: Thường xuyên tủ gốc giữ ẩm bằng lá già và cỏ, rác. - Công thức 3: Thường xuyên cắt bỏ lá già + Tủ gốc giữ ẩm.
- Công thức 4: Đối chứng (không áp dụng biện pháp kỹ thuật)
Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nơng dân theo kiểu khối ngẫu nhiên. Mỗi công thức 10 cây, 3 lần nhắc lại. Cây trồng tháng 4/2011. Tổng số cây trong thí nghiệm là 120 cây.
2.3. Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
- Chiều cao thân giả khi trỗ buồng (m): 01 tháng đầu đo lần một và sau đó cứ 03 tháng đo một lần cho đến khi chuối cho thu hoạch, đo từ mặt đất đến giao nhau của cuống lá trên cùng.
- Chu vi gốc (cm): đo chu vi gốc, cách mặt đất 10 cm, 01 tháng đầu đo lần một và sau đó cứ 03 tháng đo một lần cho đến khi chuối cho thu hoạch,
- Động thái ra lá (lá/cây): đếm số lá thực, 01 tháng đầu đếm lần một và sau đó cứ 03 tháng đếm một lần cho đến khi chuối cho thu hoạch,
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày)