MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP DẦU THỰC VẬT
3.2.1. Hình thức “Chứng từ ghi sổ”:
Đặc điểm của hình thức “Chứng từ ghi sổ”:
Là hình thức mà căn cứ trực tiếp để ghi vào sổ Cái các tài khoản tổng hợp là các chứng từ ghi sổ.
Các chứng từ ghi sổ được ghi theo trình tự thời gian vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và theo nội dung kinh tế khi ghi vào sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại, được đánh số hiệu liên tục cho cả tháng, cả năm theo thứ tự trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và phải có chữ ký của kế tốn trưởng kèm theo chứng từ gốc.
Ưu điểm:
Hình thức “Chứng từ ghi sổ” phù hợp với mọi loại hình cơng ty, mọi quy mô hoạt động của công ty. Kết cấu sổ đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, thuận lợi cho việc phân cơng lao động kế tốn, dễ ghi chép nên phù hợp với cả kế toán thủ cơng và kế tốn máy. Cơng ty đang sử dụng kế toán máy, do vậy việc Cơng ty áp dụng hình thức này là hồn tồn phù hợp.
Nhược điểm:
Hình thức này tuy khá phù hợp nhưng việc hi chép dễ bị trùng lặp, khối lượng công việc ghi chép nhiều, công việc đối chiếu, kiểm tra dồn vào cuối kỳ nên việc tính tốn rất vất vả và bận rộn, làm ảnh hưởng đến thời hạn lập và gửi các báo cáo kế tốn, khơng kịp thời tham mưu cho Ban lãnh đạo.
3.2.2. Các hình thức kế tốn khác:
Hình thức Nhật ký chung:
Đây là hình thức kế tốn đơn giản, phù hợp với mọi đơn vị hạch toán, với mọi loại hình cơng ty, mọi quy mơ hoạt động sản xuất kih doanh của công ty, đặc biệt cũng rất thích hợp với những cơng ty ứng dụng phần mềm vi tính để xử lý thơng tin kế tốn trên sổ.
Hình thức này sử dụng sổ Nhật ký chung, sổ Cái, sổ Nhật ký đặc biệt và các loại sổ kế tốn chi tiết tương tự hư hình thức “Chứng từ ghi sổ”, trong đó sổ Nhật ký chung là sổ sử dụng chủ yếu, quản lý toàn bộ số liệu kế toán tại đơn vị trong một niên độ kế tốn. Nó được sử dụng đểnphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phân biệt đối tượng nào và được ghi theo thứ tự thời gian nên rất tiện theo dõi.
Sổ Nhật ký đặc biệt được mở khi trong tháng có quá nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà nếu tập trung ghi vào sổ Nhật ký chung sẽ có nhiều trở ngại nên phải mở các sổ Nhật ký đặc biệt. Kết cấu sổ Nhật ký đặc biệt theo tưng loại không giống nhau.
Sổ Cái được mở sau sổ Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt và mở cho từng tài khoản để tiện theo dõi từng loại tài khoản một. Khi nhìn vào đó ta dễ dàng biết được các tài khoản đối ứng với tài khoản mà ta đang theo dõi.
Ta thấy hình thức Nhật ký chung này cũng phù hợp với Cơng ty cổ phần Dầu thực vật Bình Định tuy nhiên hình thức này có một số hạn chế như:
Tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có trên Nhật ký chung là số liệu tổng của các tài khoản chứ không phải chi tiết cho từng tài khoản nào, do đó gây khó khăn cho việc kiểm tra hay tổng hợp số liệu của từng tài khoản.
Hình thức này cũng làm cho cơng việc hàng ngày của kế tốn vất vả hơn vì phải ghi chép hàng ngày.
Việc hạch tốn theo hệ thống sổ của hình thức Nhật ký – Sổ Cái rất đơn giản, số lượng sổ ít (một sổ Nhật ký – sổ Cái và các sổ , thẻ chi tiết theo từng đối tượng giống như các hình thức kế tốn khác) nên cơng việc ghi sổ ít, số lượng kế tốn tập trung , cho biết cả ba chỉ tiêu (thời gian, nội dung nghiệp vụ kế toán phát sinh, các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ) ngay trên một dòng. Một kỳ ghi sổ trên một quyển sổ.
Tuy nhiên hình thức này lại có han chế là:
Các tài khoản được liệt kê ngang nên khuôn khổ sổ sẽ cồng kềnh, khó bảo quản trong niên độ.
Số lượng sỏ tổng hợp chỉ có một quyển sổ nên khó phân cơng lao động kế tốn cho mục đích kiểm sốt nội bộ, khó trong việc kiểm tra đối chiếu, dễ dẫn đến việc lẫn lộn giữa các dòng, các cột nếu số lượng tài khoản và nghiệp vụ phát sinh quá nhiều.
Ngồi ra hình thức này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, tức là sử dụng ít tài khoản và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng khơng nhiều. Vì vậy, hình thức này khơng phù hợp với Cơng ty cổ phần Dầu thực vật Bình Định.
KẾT LUẬN
Với một nền kinh tế mở, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau mạnh mẽ để đứng vững trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngồi, Cơng ty cổ phần Dầu thực vật Bình Định phải ln cải tiến mẫu mã, chất lượng, chủng loại các mặt hàng, do đó nhu cầu quản lý vật tư là rất cần thiết. Đồng thờivật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong tồn bộ chi phí của Cơng ty và có ý nhĩa lớn trong việc hình thành chất lượng sản phẩm. Vì vậy Cơng ty phải quản lý chặt chẽ vật liệu ở mọi khâu, từ khâu mua, bảo quản tới khâu sử dụng và dự trữ.
Thời gian qua được sự cho phép của Ban lãnh đạo và phòng Kế tốn – Tài chính cơng ty cổ phần Dầu thực vật Bình Định em đã được nhận vào kiến tập tại Công ty. Qua lần kiến tập này em đã tìm hiểu, học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, giúp em củng cố và hiểu rõ thêm những kiến thức được học trên ghế nhà trường. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu, là hành trang giúp em có thể tự tin hơn khi sau này ra trường đi làm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các nhân viên tại Công ty, đặc biệt là nhân viên phịng Kế tốn – Tài chính. Và em cũng cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cơ TS. Nguyễn Thị Mai Hương để em có thể hồn thành tốt bài báo cáo tổng hợp này.
Do là lần đầu viết báo cáo nên có thể em gặp phải nhiều sai sót ngồi ý muốn, vì vậy rất mong thầy cô xem xét và hướng dẫn thêm để em hoàn thiện hơn ở bài báo cáo này va rút kinh nghiệm để kỳ sau làm tốt hơn.
Quy Nhơn, ngày 10 tháng 08 năm 2010. Sinh viên thực hiện