.21 Phun thuốc cho Mía

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA TỈNH LONG AN (Trang 28)

Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An

+ Bón phân

Khâu bón phân được thực hiện bằng thủ cơng 100%.

Hình 3.22: Nơng dân bón phân cho Mía

3.2.5 Thu hoạch

Hiệu quả của sản xuất đường phụ thuộc rất nhiều vào độ chín của mía và chất lượng mía, quyết định giá cả thu mua nguyên liệu. Việc thu hoạch mía của tỉnh được tiến hành bằng thủ cơng 100%. Mặc dù trên thị trường đã có máy thu hoạch mía nhưng ở đây máy thu hoạch mía vẫn chưa được ứng dụng.

Thu hoạch mía thủ cơng gồm 3 cơng đoạn:

- Đốn: Người dân trồng mía th nhân cơng đốn mía và xếp ngay ngắn về một phía.

- Chặt ngọn: Nhân công tiếp tục loại bỏ lá và chặt ngọn. Ngọn mía có thể làm giống cho vụ kế tiếp.

- Bó: Nhân cơng bó mía đã chặt thành từng bó nhỏ để vận chuyển dễ dàng.

Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An

3.2.6 Vận chuyển

Khâu vận chuyển mía của tỉnh đã cơ giới hóa được 70%, có 678 tàu thuyền vận chuyển. [8]

Do đặc điểm của địa hình và giao thơng nơi đây, người dân sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển khác nhau. Đa số người dân tiến hành theo 2 giai đoạn :

+ Giai đoạn vận chuyển thủ cơng: Mía sau khi thu hoạch và bó sẵn trên

ruộng, người dân thuê nhân công vác thủ công tập trung lại một nơi thuận tiện cho vận chuyển cơ giới.

Hình 3.24: Nơng dân vận chuyển mía thủ cơng

+ Giai đoạn vận chuyển bằng cơ giới: Giai đoạn này gồm 2 phương pháp:

- Phương pháp 1: Dùng ghe hoặc tàu chuyển đến nhà máy. Phương pháp này thường sử dụng cho những ruộng mía ở vùng sâu vùng xa, không thể vận chuyển được bằng các phương tiện khác. Ưu điểm của phương pháp này là có thể vận chuyển với một khối lượng mía lớn.

Hình 3.25: Thương lái vận chuyển mía bằng đường sơng

- Phương pháp 2: Dùng xe tải vận chuyển mía về nhà máy. Phương pháp này thường được người dân sử dụng hơn, do nó có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm

Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An

được thời gian và hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là chỉ sử dụng được ở những ruộng mía có đường giao thơng thuận lợi.

Hình 3.26: Vận chuyện mía bằng xe tải

Ngồi ra, khâu vận chuyển mía thường được các nhà máy mía đường đảm nhiệm, trước khi người dân trồng mía, nhà máy đường đã ký hợp đồng thu mua mía nguyên liệu với người dân với giá thỏa thuận. Trước khi mía thu hoạch khoảng một tháng thì người dân chủ động liên hệ với nhà máy đường và thỏa thuận giá cả, nên ngay khi thu hoạch xong thương lái đã có mặt ngay để thu mua và vận chuyển về nhà máy rất nhanh chóng.

3.2.7 Chế biến

Việc chế biến mía đường ở đây đã cơ giới hóa được 100%. Do đặc điểm ngun liệu mía chế biến đường, có khối lượng lớn, khơng thể bảo quản dài ngày nên nhà máy phải hoạt động trong một thời gian dài tương ứng với mùa thu họach mía trên đồng ruộng. Long An có hai nhà máy chế biến mía đường lớn đó là nhà máy đường Hiệp Hòa và nhà máy đường NIVL. Hai nhà máy này gần như đảm nhiệm toàn bộ việc thu mua và chế biến mía của tỉnh Long An. Tuy nhiên, việc thu mua mía và ơ nhiễm mơi trường của hai nhà máy này đang là một vấn đề bức xúc của xã hội. Việc bảo vệ giá mía nguyên liệu của người dân sau khi thu hoạch là hết sức cần thiết và nó có ảnh hưởng rất lớn q trình cơ giới hóa sản xuất cây mía.

Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA TỈNH LONG AN 4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI HÓA

4.1.1 Cây lúa

Bảng 4.1: Chi phí canh tác của 107.682 ha lúa tại Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009) Khâu canh

tác

Chi phí cơ giới

(tỷ đồng) cơng (tỷ đồng) Chi phí thủ Tổng chi phí (tỷ đồng)

Trung bình (1.000 đồng/ha) Làm đất 172,29 0,00 172,29 1.600 Gieo trồng 4,05 5,71 9,76 91 Tưới tiêu 59,48 0,00 59,48 552 Phun thuốc 13,27 24,01 37,28 346 Bón phân 0,00 53,84 53,84 500 Làm cỏ 0,00 32,30 32,30 300 Thu hoạch 46,94 12,76 59,70 554 Vận chuyển 32,30 0,00 32,30 300 Làm khô 27,14 79,47 106,61 990 Tổng 355,47 208,09 563,56 5.234

Nguồn: Mẫu phiếu điều tra huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009) Tỉ lệ cơ giới và thủ công trong sản

xuất lúa Thủ Công 37% cơ giới 63%

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ cơ giới và thủ công trong sản xuất lúa tại Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009)

Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An

4.1.1.1 Làm đất

Hiện nay toàn tỉnh Long An khâu làm đất đã đạt 100% bằng cơ giới, việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất cây lúa góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng lao động, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ sức khỏe người nơng dân. Điều đó được chứng minh qua việc: trên cánh đồng những chiếc máy cày, máy kéo có gắn bộ phận làm đất đã thay cho sức người và trâu – bị để thực hiện những cơng việc nặng nhọc của khâu làm đất.

Nhưng bên cạnh thành quả đã đạt được, trong khâu làm đất còn tồn tại một số bất cập như:

- Loại máy đang được sử dụng tại đây đều quá cũ, theo đánh giá của chủ máy thì tình trạng kỹ thuật chỉ cịn khoảng 70 - 80%, khi hoạt động hao phí nhiều nhiên liệu, công suất giảm đáng kể, rất dễ hư hỏng, chi phí sửa chữa và phục hồi máy hàng năm khá cao.

- Trong việc san bằng mặt ruộng, người dân nơi đây vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm, san ruộng bằng việc căn theo mực nước, chưa có sự tự động hóa. Trong khi trên thị trường đã có máy cày san bằng mặt ruộng có gắn cơ cấu tia hồng ngoại có thể tự động điều chỉnh nâng hạ dàn chang giúp cho công việc san bằng mặt ruộng trở nên đơn giản hơn, giúp mặt ruộng bằng phẳng hơn.

4.1.1.2 Gieo sạ

Việc gieo sạ vẫn chưa được cơ giới hoàn tồn, mặc dù đã được hỗ trợ bằng cơng cụ sạ hàng nhưng vẫn dùng sức người là chính. Gieo sạ bằng công cụ sạ hàng với mật độ thưa đã giúp hạn chế sâu bệnh gây hại, thực hiện tốt chương trình “3

giảm 3 tăng”.

Hiện nay diện tích được sử dụng bằng công cụ sạ hàng chỉ chiếm 48.5% và 51.5% diện tích dùng thủ cơng trong tổng diện tích 107.682 ha gieo sạ lúa.

Những nguyên nhân làm hạn chế cơ giới hóa:

- Ngun nhân chính là do tập quán của nông dân sạ lan, phần lớn người dân

đã quen với mật độ lúa dày. - Chưa có máy phù hợp với đồng ruộng nơi đây trong khâu gieo sạ, công cụ

sạ hàng hiện tại năng suất còn thấp, tốn nhiều nhân công và thời gian nhưng vẫn dùng sức lao động con người là chính.

- Trong vài năm trở lại đây khí hậu thay đổi, mưa nắng bất thường và đặc biệt là dịch ốc bươu vàng, dịch chuột đã làm cho người dân nơi đây không dám sạ với mật độ thưa.

Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An

- Cấu trúc nền ruộng là đất phù sa, có nhiều chỗ nhấp nhô và không bằng phẳng.

Bảng 4.2: So sánh giữa gieo vãi và sạ hàng. Chi tiết Gieo vãi Sạ hàng Chi tiết Gieo vãi Sạ hàng Khối lượng giống (kh/ha) 160 - 190 100 - 140

Diện tích (ha) 57.071 50.611

Th cơng (đồng/ha) 100.000 80.000

Chi phí (tỉ đồng) 85,6 52,6

Nguồn: Mẫu phiếu điều tra huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng

Chi phí cho việc gieo sạ hiện nay của huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng là 138,2 tỉ đồng. Nhưng nếu gieo sạ lúa hồn tồn bằng cơng cụ sạ hàng thì chi phí sẽ

giảm 26 tỉ đồng, với số tiền này có thể trang bị thêm cho huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng khoảng 20.000 chiếc công cụ sạ hàng. (Ở điều kiện lý tưởng)

4.1.1.3 Tưới tiêu

Ngoài những chiếc máy bơm bằng động cơ xăng hoặc diesel thì tỉnh Long An cịn xuất hiện những motor bơm nước. Những chiếc máy này không những tăng năng suất, giảm chi phí, khơng ồn mà cịn thân thiện với mơi trường.

Có một số ngun nhân làm hạn chế khả năng sử dụng động cơ điện:

- Tập quán của người nông dân, tận dụng những máy dầu (động cơ diesel) có sẵn nên chưa muốn chuyển đổi sang bơm bằng motor.

- Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Long An chưa có lưới điện ba pha, khó khăn trong việc đầu tư phát triển mạng lưới bơm bằng motor.

- Đa số đồng ruộng xa nhà nên việc sử dụng điện rất khó khăn khi vận tải đường dây điện, nguy hiểm trong an toàn lao động khi sử dụng điện.

Bảng 4.3: So sánh giữa động cơ diesel và motor

Chi tiết Động cơ diesel Motor

Diện tích sử dụng (ha) 89.376 18.306

Mức độ sử dụng (%) 83% 17%

Giá thuê (đồng/ha) 552.000 – 624.000 300.000 – 350.000

Chi phí (tỉ đồng) 53.63 5,86

Nguồn: Số liệu điều tra huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng

Công việc tưới tiêu cho lúa tại huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng có 17% sử dụng motor và 83% sử dụng động cơ diesel, chi phí chi cho 107.682 ha là 59,49 tỉ đồng. Nhưng nếu việc bơm nước cho lúa sử dụng hồn tồn bằng motor thì chỉ cần

Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An

chi 34,5 tỉ đồng, vậy có thể tiết kiệm được 24,99 tỉ đồng. Điều này cho thấy rằng, cơ giới hóa mang tính cơng nghệ cao chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với cơ giới thô sơ.

4.1.1.4 Chăm sóc

Năng suất cao là điều mà bất kì nhà nơng nào cũng mong muốn. Để được năng suất cao người nông dân phải đầu tư về kinh tế và cần có sự đầu tư rất lớn về mặt sức lực và trí lực. Chính vì vậy, cơng cụ chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng lúa, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Từ đó cho ta thấy được phần nào sự khó nhọc của người làm nơng nghiệp. Nhưng đến nay vẫn chưa được cơ giới hóa.

* Phun xịt

Long An là tỉnh đi đầu trong việc cải tiến máy xịt có động cơ mang vai sang máy xịt đa năng (kéo dây, loại máy này sử dụng rất đơn giản, hiệu quả phun xịt cao, người vận hành không tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại một vài vấn đề làm hạn chế khả năng nhân rộng cơ giới hóa:

- Người dân trong tỉnh vẫn còn chậm trong việc tiếp thu thông tin mới, và chưa mạnh dạn cho việc đầu tư. Thường là chờ người xung quanh mua trước, làm trước nếu thấy có hiệu quả thì mới làm theo.

- Máy vẫn tốn nhiều công lao động, dùng đến sức người là chính và khó khăn trong việc kéo dây, vẫn còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng máy.

- Riêng đối với máy xịt giàn tại huyện Vĩnh Hưng, máy thường xuyên hư hỏng các cơ cấu truyền động trong thời gian đầu, và giàn xịt chưa có kết cấu thích hợp dẫn đến việc gãy hoặc cong ống típ.

- Chi phí đầu tư cho máy xịt 1 người điều khiển là khá cao: từ 15 – 17 triệu đồng cho một máy, trong khi đầu tư cho máy xịt kéo dây một người kéo và một người xịt chỉ xấp xỉ 5 triệu đồng; và chi phí cho máy xịt hai người cầm hai đầu giàn và một người đẩy xuồng chở động cơ chỉ có khoảng 3 triệu đồng.

Bảng 4.4: So sánh các phương pháp phun xịt

Nội dung Bình gật mang vai Máy xịt đa năng

Diện tích sử dụng (ha) 60.032 47.380

Tỉ lệ (%) 56 44

Giá thuê (đồng/ha) 400.000 280.000

Chi phí (tỉ đồng) 24,00 13,27

Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An

Tổng diện tích canh tác lúa tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh tỉnh Long An là 107.682 ha, chi phí cho 56% sử dụng bình gật mang vai và 44% sử dụng máy xịt đa năng là 37,27 tỉ đồng. Nhưng nếu việc phun xịt cho lúa được dùng hoàn toàn cơ giới sẽ giảm 7,12 tỉ đồng, với số tiền này có thể mua thêm 2.373 máy xịt đa năng.

Riêng đối với máy xịt giàn: thì chi phí 1ha trong một vụ khoảng 160.000đ, và như vậy tổng diện tích được dùng máy xịt giàn thì sẽ tiết kiệm được 20 tỉ đồng.

* Bón phân

Bón phân là vấn đề bức bách của người dân, từ xưa đến nay họ chỉ biết bón phân bằng phương pháp thủ cơng. Cách bón phân này đã quá quen thuộc và là xu thế chung của nơng dân trong cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng.

Vấn đề này được lý giải như sau:

- Yếu tố mang tính khách quan: Đó chính là điều kiện địa hình, mặt ruộng nhấp nhô không bằng phẳng, mặc dù đã được “cải tạo” nhiều lần nhưng trên ruộng vẫn còn nhiều lung trũng, cộng thêm việc cây lúa phát triển theo từng chỗ trên ruộng cũng khác nhau, nên mức độ cần của lúa cũng khác nhau.

- Yếu tố mang tính chủ quan: Đã có máy nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng được vì nó cịn q cồng kềnh, đường đi còn để lại vết lớn, khơng hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó việc bón phân là một khâu khá là đơn giản và không mất nhiều thời gian nên người dân chưa nghĩ đến việc cơ giới hóa khâu này.

4.1.1.5 Thu hoạch

Cơ giới hóa khâu thu hoạch đã giải quyết được phần nào tình hình thiếu thợ gặt, giảm đáng kể lượng thất thốt lúa trong q trình gặt và đập lúa, rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao chất lương hạt lúa. Nhưng do thu hoạch đồng loạt trong khoảng 1 tháng nên số lượng máy không đủ đáp ứng.

* Thu hoạch 2 giai đoạn: Gặt xong rồi đập bằng máy đập riêng biệt.

Đây là phương pháp thu hoạch đã có từ lâu nay của người dân nơi đây. Hiệu quả của phương pháp này khơng cao, cịn gây thất thốt một lượng lúa khá lớn và làm giảm chất lượng hạt gạo cho nông dân nhất là vào vụ Hè Thu. Hơn thế nữa, chi phí đầu tư cho thu hoạch theo phương pháp này cao hơn nhiều so với thu hoạch 1 giai đoạn.

Cắt (gặt): Gặt lúa bằng phương pháp thủ công (dùng lưỡi liềm) là phương pháp tốn nhiều nhân công, cho năng suất thấp, thất thốt lượng lúa khơng nhỏ trên đồng. Do đó cơng nghệ phát triển, máy gặt xếp dãy đã giải quyết được tình trạng thiếu nhân cơng gặt lúa, năng suất cao. Nhưng còn một vài hạn chế nên ứng dụng máy gặt xếp dãy trong khâu gặt lúa còn hạn chế.

Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An

- Long An nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên chịu ảnh hưởng thời tiết là nóng ẩm, mùa Xuân hay có sương mù lúc sáng sớm và có những cơn mưa mùa, nước lũ lên sớm, lúa thường bị đổ ngã, khó cắt (gặt) ở vụ Hè Thu.

- Địa hình khơng bằng phẳng, kết cấu nền đất mềm nhất là vào vụ Hè Thu khi việc rút nước không đạt và thời tiết nhiều mưa.

- Máy gặt xếp dãy chưa được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả kinh tế đem lại không cao, vẫn cần nhân công thu gom.

Khâu đập lúa: Công cụ dùng để đập lúa là những chiếc máy suốt và khâu

này đã được cơ giới hoàn toàn. Và hiện nay việc đập lúa bằng máy suốt không còn là phương pháp tối ưu nữa do:

- Tốn nhiều nhân công cho khâu suốt (đập) lúa, khoảng 10 nhân công (bốc vác, cho lúa vào máy đập, cầm bao và cột bao lúa). Trong khi lao động nông nghiệp đang chuyển dần sang các ngành kinh tế khác.

- Thất thoát một lượng lúa lớn từ các khâu cắt, bó, gom đến đập lúa bằng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA TỈNH LONG AN (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)