Nội dung Thu hoạch 2 giai đoạn Thu hoạch 1 giai đoạn
Diện tích sử dụng (ha) 72.915 34.767
Mức độ ứng dụng (%) 67,7 32,3
Giá thuê (triệu đồng/ha) 1,65 – 1,85 1,20 – 1,50
Chi phí (tỉ đồng) 125,1 41,7
Nguồn: Mẫu phiếu điều tra huyện Tân Thạnh, Vĩnh Hưng
Với tổng diện tích canh tác 107.682 ha thì chi phí cho khâu thu hoạch là 170,3 tỉ đồng. Nhưng nếu thu hoạch hồn tồn bằng máy gặt đập liên hợp thì chi phí là 129,2 tỉ đồng tiết kiệm được 30,3 tỉ đồng, chưa kể lượng lúa tổn thất. Với số tiền này có thể trang bị thêm cho huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh có thể mua thêm 67
chiếc máy gặt đập liên hợp do Nhật sản xuất với giá 450.000.000 đồng/máy. 4.1.1.6 Vận chuyển
Vận chuyển lúa tại Long An khá phong phú, cả đường thủy lẫn đường bộ chiếm khoảng 90%. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là những chiếc máy kéo cải tiến. Trong vụ Đông Xuân, khả năng cơ giới trong khâu này tăng lên, vì vào vụ này đồng ruộng khơ, trời nắng, máy làm việc có hiệu quả hơn so với vụ Hè Thu.
Nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng cơ giới:
- Vào vụ Hè Thu mưa nhiều, nền ruộng luôn bị ướt, lún dẫn đến tình trạng máy kéo bị lầy khi tải nặng, hiệu quả khơng cao.
- Tình trạng kỹ thuật máy thấp nên năng suất giảm và không đủ đáp ứng cho việc chuyển lúa.
Ngồi hình thức vận tải lúa từ ngồi đồng về nhà, cịn các hình thức vận tải khác như: vận tải lúa hạt đi sấy, xay xát hoặc vận tải các thiết bị máy móc.
Phân tích hiện trạng và một số giải pháp nâng cao CGH SX cây lúa, mía tỉnh Long An
4.1.1.7 Làm Khô – sấy
Đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng hạt gạo. Trong khâu làm khô, người dân nơi đây vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Sấy là phương pháp tốt để đảm bảo chất lượng, thời gian làm khơ nhanh chóng, năng suất cao, giảm thiểu nhân công phơi. Nhưng do một vài nguyên nhân nên sấy lúa chưa được ứng dụng rộng:
- Chi phí đầu tư cho lị sấy khá lớn, thêm vào đó, lị sấy chủ yếu hoạt động vào mùa hai mùa thu hoạch, thời gian lị sấy khơng hoạt động khá lâu, khó thu hồi vốn đầu tư.
- Do tập quán canh tác của người dân, phơi là hình thức lựa chọn của nhiều người dân, chưa chủ động trong việc sấy lúa.
- Thương lái thích mua lúa tươi tại đồng, vì giá lúa tươi thấp hơn lúa khô từ 1.000 – 1.500 đồng/kg. Và Người dân vẫn thích bán lúa tươi, khi bán lúa tươi tại đồng không phải tốn thêm tiền vận chuyển, chi phí phơi lúa hay sấy.
- Một số lị sấy hiện có là những lị sấy tự phát, khơng có sự hỗ trợ kỹ thuật. Chính vì vậy chất lượng sấy chưa được tối ưu, làm cho người dân chưa quan tâm nhiều trong việc trang bị lò sấy.
- Chưa được sự ưu đãi đối với những người làm lị sấy.
Chính những hạn chế này đã dẫn đến việc cầu vượt cung, thường đi vào chỗ bế tắc mỗi khi thu hoạch lúa đồng loạt.
è Chi phí để sản xuất được 1 Kg lúa?