Lạm phát: Lạm phát có thể có tác động hỗn hợp đến nợ xấu. Cụ thể là lạm phát cao có thể làm cho nợ tăng dễ dàng hơn bởi hai lí do. Đầu tiên, nó có thể giảm giá trị thực của các khoản vay nợ, và thứ hai, nó có mối quan hệ nghịch với tỉ lệ thất nghiệp như đường cong Phillips cho thấy(Castro, 2013). Mặt khác, nó có thể làm cho khả năng trả nợ của người đi vay trở nên xấu hơn bằng cách giảm thu nhập thực tế của họ. Ở những nước mà lãi suất cho vay thay đổi, lạm phát có thể có tác động bất lợi cho khả năng trả nợ của người đi vay vì các hành động của chính sách tiền tệ để chống lạm phát, hoặc sự điều chỉnh lãi suất của người cho vay để duy trì mức lời thực của họ (Nkusu, 2011). Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu có thể là đồng biến hoặc nghịch biến.
Tỉ lệ tăng trưởng GDP: Chúng tơi tính đến sự tăng trưởng GDP để kiểm sốt chu kỳ kinh tế vĩ mơ. Trong các thời kì phát triển kinh tế, cá nhân và doanh nghiệp đi vay cần đủ tiền để trả nợ, nhưng trong suốt giai đoạn suy thối, khả năng trả nợ giảm sút. Vì thế tín dụng được gia hạn cho những con nợ có khả năng trả nợ kém, dẫn đến sự tăng lên trong nợ xấu. Chúng tơi cho rằng có một mối quan hệ nghịch biến giữa sự tăng trưởng GDP và nợ xấu.
Lãi suất thực hiệu chỉnh: lãi suất có tác động trực tiếp đến việc duy trì các khoản vay. Sự gia tăng trong lãi suất dẫn đến sự gia tăng trong gánh nặng nợ, vì thế làm suy yếu khả năng trả nợ của người đi vay, dẫn đến lãi suất của nợ xấu tăng (Castro, 2013; Louzis và cộng sự, 2012; Nkusu, 2011). Vì vậy, mối quan hệ giữa lãi suất và nợ xấu kì vọng là đồng biến.
Tỉ lệ thất nghiệp: sự gia tăng trong tỉ lệ thất nghiệp gây ra sự suy giảm trong khả năng trả nợ của người tiêu dùng. Về phía các tập đoàn, sự gia tăng trong thất nghiệp dẫn đến tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ giảm sút, và vì vậy làm giảm dịng tiền của
cơng ty kéo theo sự suy yếu trong vị thế trả nợ (Castro, 2013; Nkusu, 2011). Vì thế tác động của thất nghiệp lên nợ xấu được kì vọng là đồng biến.
Tỉ giá hối đoái: sự gia tăng trong tỉ giá hối đoái có những tác động hỗn hợp. Những nghiên cứu thực nghiệm của Castro (2013 ), Nkusu (2011 ) cho thấy biến số này dùng để kiểm soát khả năng cạnh tranh bên ngoài. Theo Fofack (2005), sự đánh giá cao của biến này có thể làm suy yếu tính cạnh tranh của những cơng ty theo định hướng xuất khẩu và làm cho họ không thể trả nợ. Hơn thế nữa, sự đánh giá cao đồng nội tệ làm cho hàng hóa và dịch vụ đắt hơn.Tuy nhiên, sự gia tăng trong tỉ giá hối đối có thể cải thiện khả năng của người đi vay đồng ngoại tệ để trả nợ (Nkusu, 2011).Dựa vào tình trạng này, dấu hiệu của mối quan hệ giữa tỉ giá hối đối và nợ xấu có thể là đồng biến hoặc nghịch biến.