Từ khi đổi mới, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển sang mơ hình hai cấp, phát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập quốc tế, phát huy vai trò kênh dẫn vốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước với tổng giá trị tài sản đạt hơn 2 lần so với GDP, trong đó tổng vốn tín dụng tăng lên gần 116% GDP vào cuối năm 2010 và trên 102% vào cuối năm 2011. Năm 2012 tổng GDP tăng 5,03% tương đương 138 tỷUSD, trong khi đó dư nợ tín dụng tăng 8,91% tương đương 143,3 tỷ USD, tỷ lệ dư nợtín dụng so với GDP là 104%.
Cùng với bước phát triển đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng lớn do tác động của các nhân tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩmơ, suy thối kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường chứng khốn và thịtrường bất động sản suy giảm,…và các nhân tố bên trong ngân hàng như quản trị rủi ro kém, quy trình tín dụng chưa hồn chỉnh, đầu tư mạo hiểm cao, năng lực và đạo đức của nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sở hữu chéo,… Có thể nói, bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái, đạo đức,…. rủi ro về nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, cần được xử lý hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài ởnội hay ngoại bảng đều là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết.
Quy mô nợ xấu của Việt Nam
Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét ở ngưỡng trên 3% GDP, trong khi đó hiện mức nợ xấu của Việt Nam đã ở mức đáng báo động, vượt mức chuẩn quốc tế rất nhiều và nguy cơ lớn hơn là trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, thị trường bất động sản đóng băng sẽ làm cho nợ xấu tăng nhanh và khó xử lý hơn.
Kể từ năm 2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều quy định mới về quản trị rủi ro, an tồn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro (DPRR) tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế.
Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay khơng hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD) được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng khơng tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh.
Nợ xấu của trên tồn hệ thống đã có lúc tăng lên mức trên 4% như năm 2003 hay trên 7% năm 2002, sau đó tỷ lệ này giảm dần và ổn định ở mức trên dưới 3%. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khi lãi suất tăng cao và thanh khoản của nhiều ngân hàng không đảm bảo, vấn đề nợ xấu lại một lần nữa được đề cập.
Bảng 3: Dư nợ theo đối tượng khách hàng đến năm 2013. Nguồn: NHNN
Năm Tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%)
2002 7.2 2003 4.74 2004 2.85 2005 3.18 2007 2 2008 2.17 2009 2.22 2010 2.14 2011 3.3 2012 6 2013 3.79
Nợ xấu là một vấn đề không mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu của trên toàn hệ thống đã có lúc tăng lên mức trên 4% như năm 2003 hay trên 7% năm 2002, sau đó tỷ lệ này giảm dần và ổn định ở mức trên dưới 3%. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khi lãi suất tăng cao và thanh khoản của nhiều ngân hàng không đảm bảo, vấn đề nợ xấu lại một lần nữa được đề cập.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các TCDN tại VIệt Nam có xu hướng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008-2011, dư nợ bình quân nợ xấu khá cao, khoảng 51%. Theo báo cáo của các NHTM, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành thời điểm 30-11-2012 là 3,43% song theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, nợ xấu tại thời điểm thanh tra NHTN là 8,82% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, khoảng 250.000 tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), tương đương 10% GDP.
Ngoài ra, con số nợ xấu này chưa tính đến nợ tồn đọng xây dựng cơ bản (chủ yếu của các địa phương), hiện đang dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng.Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khốn, trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Những số liệu của một số nhà nghiên cứu cho thấy, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đóng góp vào 70% nợ xấu tồn hệ thống, trong đó các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty chiếm 53% số nợ xấu. Xu hướng gia tăng nợ của các doanh nghiệp sẽ góp phần làm cho tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nợ xấu theo nhóm ngành nghề của các TCTD cũng tăng, trong đó có 6 ngành kinh tế chiếm tỉ trọng nợ xấu cao nhất: công nghiệp chế biến, chế tạp chiếm 22,5% tổng nợ xấu toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ chiếm 7,83% và 19,25%; buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy là 18,52%; vận tải kho bãi chiếm 11% và xây dựng là 9,5%. Việc gia tăng nợ xấu nhóm thương mại và dịch vụ, trong đó có ngành vận tải biển, cho thấy khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế đã tác động mạnh đến ngành này.
Hình 1: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm 9 tháng đầu năm 2012.
Nguồn: BCTC/CafeF
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tăng nhanh trong chín tháng đầu năm 2012. Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là BaoVietBank, Navibank,
Vietcombank. Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank từ 2% lên 3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%.
Một số ngân hàng giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; của KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% cuối năm ngối xuống cịn 2,96%.
Đáng lưu ý trong bức tranh nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua là nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) mà ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro 100%.
Theo báo cáo tài chính, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoVietBank đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%.
Nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% trên dư nợ cho vay khách hàng như Vietinbank là 0,86%; của Techcombank 0,99%; của ACB là 0,81%; PGBank 0,83%...
Hình 2 : Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/dư nợ cho vay khách hàng tại 30/9/2012. Nguồn: BCTC/Cafe
Nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD đã đạt 146,5 nghìn tỷ đồng (6,94 tỷ USD) trong năm 2013, tăng 23,73% so với năm 2012.
Ngày 21/01/2014, tại buổi gặp mặt báo chí cuối năm, Chánh văn phịng NHNN- ơng Lê Đức Thọ cho biết: “Tính đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,79% - giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013. Về việc mua nợ xấu, gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các ngân hàng.
Ngồi ra, ơng Thọ còn phát biểu: “Năm 2014 NHNN sẽ tiếp tục xử lý nhanh hơn các khoản nợ xấu, xử lý có kết quả các khoản nợ này để đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống mức phù hợp. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng”.