Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong gia

Một phần của tài liệu Ôn tập triết học cao học có đáp án (Trang 83 - 85)

đoạn thay thế giữa các hình thái kinh tế - xã hội mà cịn diễn ra ngay trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Khi có sự biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng thì cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng.

Ví dụ: Với cơ chế bao cấp thì tương ứng với nó là nhà nước xơ cứng, mệnh lệnh quan liêu; cịn trong cơ chế thị trường thì là nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả.

Kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối trong q trình vận động, phát triển của nó và tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trị khác

nhau, có cách thức tác động khác nhau, ví dụ: trong xã hội có giai cấp thì nhà nước, pháp quyền là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Còn các yếu tố khác như triết học, đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật v.v. cũng đều có sự tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp quyền chi phối. Song, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng luôn diễn ra theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu kiến trúc thựơng tầng phản ánh đúng, phù hợp với cơ sở hạ tầng, với các quy luật kinh tế thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn; ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng phản ánh sai, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Tuy kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng xét cho đến cùng nhân tố kinh tế vẫn đóng vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.

3. Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta

Từ khi thực hiện đổi mới, cơ sở hạ tầng của nước ta trở thành kết cấu kinh tế đa thành phần. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú của nền kinh tế; do đó, kiến trúc thượng tầng cũng phải được đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế hạ tầng này.Tuy nhiên, không phải đa thành phần kinh tế thì phải đa Đảng, đa nguyên chính trị mà kiến trúc thượng tầng phải được đổi mới theo hướng đổi mới tổ chức, bộ máy, đổi mới con người, phong cách lãnh đạo, mở rộng dân chủ, nhằm quy tụ được sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Do đó, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bên cạnh mục tiêu phát triển - xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta phải khơng ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trị lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền do dân và vì dân; nâng cao vai trị của tổ chức quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cụ thể:

Cơ sở hạ tầng ở nước ta phát triển thành nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế

hợp tác, kinh tế cá thể… cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau. Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trị và chức năng tính chất nhưng cũng vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng vừa cạnh tranh vừa liên kết, bổ sung cho nhau.Sử dụng các thành phần kinh tế trong sự liên kết chặt chẽ và chủ đạo trong nền kinh tế XHCN theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sớm nhất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời hướng dẫn các thành phần khác đi đúng quỹ đạo của định hướng XHCN. Tuy nhiên, khơng được nóng vội, làm trái với quy luật phát triển khách quan của xã hội mà từng bước khai hoá nền kinh tế theo định hướng XHCN.Như vậy để định hướng XHCN đối với các thành phần kinh tế này, Nhà nước ta đã chọn biện pháp kinh tế đóng vai trị chủ chốt là: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sx nhỏ trong cùng ngành nghề, các hình thức xí nghiệp – cơng ty cồ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân phát huy được mọi tiềm năng để phát triển LLSX, xây dựng sơ sở kinh tế hợp lý nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất.

Kiến trúc thượng tầng: Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và toàn dân. Lấy điều cốt lõi là sự giải phóng con người khỏi sự bóc lột, giai cấp, truyền bá CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của XH. Xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của XH. Thực hiện dân chủ XHCN đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tích cực chủ động của mỗi cá nhân. Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị - xã hội tồn tại vì mục đích phục vụ con người, thực hiện lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động.Bên cạnh đó, Đảng ta cũng nhấn mạnh phải xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm khơng ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; trong đó, đặc biệt quan tâm tới phát triển công tác giáo dục và đào tạo. Điều này vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, vừa là động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Có thể nói, mỗi bước phát triển của CSHT và KTTT là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển và củng cố CSHT và củng cố các bộ phận của KTTT là một quá trình diễn ra xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

Câu 33 : Giai cấp là gì? Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.

Một phần của tài liệu Ôn tập triết học cao học có đáp án (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w