Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 108)

5. Bố cục của luận văn

3.5. Hạn chế và nguyên nhân

3.5.1. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác thanh tra đối với doanh nghiệp tại Cục thuế Thái Nguyên vẫn còn một số hạn chế sau:

- Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng tăng nhanh, trong khi số lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra thuế gần nhƣ không tăng, nên tỷ lệ số doanh nghiệp đƣợc thanh tra so với tổng số doanh nghiệp đang quản lý là rất thấp, bình quân các năm chỉ đạt trên 2% so tổng số doanh nghiệp quản lý.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số doanh nghiệp quản lý thuế DN 2.400 2.540 3.000 Số doanh nghiệp đƣợc thanh tra DN 56 56 73 Tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc thanh tra

trên doanh nghiệp quản lý % 2,3 2,2 2,4

Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra thuế Cục thuế Thái Nguyên năm 2009-2011

- Công tác lập kế hoạch thanh tra tuy đã có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn chƣa thực sự khoa học, chƣa phát huy hết vai trò tích cực trong quá trình thanh tra thuế:

Kế hoạch thanh tra tra lập chủ yếu từ hai nguồn: Do phòng thanh tra thuế thông qua phân tích rủi ro để lựa chọn và do phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục thuế đề nghị chuyển thanh tra. Hiện nay, phòng kiểm tra thuế nói chung và các Chi cục thuế nói riêng đang phải thực hiện quá nhiều việc, chƣa đúng với chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định tại QĐ728/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 của Tổng cục thuế, gây ảnh hƣởng, hạn chế việc thực hiện nhiệm vụ chính là kiểm tra hồ sơ khai thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp tại bàn để phát hiện sai phạm đề nghị đƣa vào diện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế.

Công tác lập kế hoạch thanh tra trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế thuần tuý, không đầy đủ dữ liệu, nên trong một số trƣờng hợp không thể phản ánh chính xác về hoạt động cũng nhƣ mức độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp. Việc phân tích hồ sơ khai thuế còn đƣợc thực hiện thủ công, chƣa tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm tin học. Đôi lúc, việc lựa chọn doanh nghiệp cần thanh tra mang tính chất "cảm tính", lựa chọn doanh nghiệp có "thƣơng hiệu"... Điều này dẫn đến một số hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra nhƣ: có những doanh nghiệp hoạt động quá thời hiệu truy cứu

trách nhiệm pháp lý nhƣng vẫn chƣa đƣợc thanh tra quyết toán thuế, lại có những doanh nghiệp liên tiếp năm nào cũng thanh tra quyết toán thuế, có doanh nghiệp năm vừa qua đoàn thanh tra trƣớc chƣa ra kết luận thì năm tới lại tiếp đoàn thanh tra mới. Cũng có trƣờng hợp Cục thuế Thái Nguyên chƣa kịp tiến hành thanh tra thì doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn, thậm chí còn chiến đoạt ngân sách nhà nƣớc thông qua hoàn thuế GTGT.

- Mặc dù công tác thanh tra đã đƣợc đẩy mạnh song vẫn xảy ra tình trạng nhiều khoản gian lận về thuế ở nhiều khoản thu, sắc thuế chƣa đƣợc phát hiện gây thất thu cho NSNN. Một số doanh nghiệp ẩn lậu thuế mặc dù đã qua thanh tra của Cục thuế Thái Nguyên nhƣng không phát hiện ra mà lại do các đơn vị khác nhƣ Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc, Thanh tra Tài Chính phát hiện. Nhƣ vậy, có thể thấy các vi phạm về thuế chƣa đƣợc phát hiện hết và kịp thời sau thanh tra do không tiến hành thanh tra đúng đối tƣợng, mà còn do chất lƣợng các cuộc thanh tra còn hạn chế. Tình trạng này vừa làm thất thu NSNN, vừa chƣa đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật thuế.

Tình trạng gian lận thuế thông qua chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết vẫn diễn ra, song chƣa đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời. Thanh tra thuế vẫn chƣa có biện pháp hữu hiệu để đấu tranh, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý có hiệu quả.

3.5.2. Nguyên nhân hạn chế trong thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên

3.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế

Để cơ chế tự khai tự nộp thuế phát huy hiệu quả, đòi hỏi lực lƣợng cán bộ thanh tra thuế phải đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng. Từ năm 2009, lực lƣợng cán bộ thanh tra thuế ở Cục thuế Thái Nguyên đã đƣợc tăng cƣờng

song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh tra thuế. Cơ cấu tổ chức ở Cục thuế Thái Nguyên mới chỉ có 1 phòng thanh tra, trong khi đó số lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh và thu từ khối này cũng ngày càng tăng chiếm khoảng gần 50% tổng số thu ngân sách trong năm, nhƣng chỉ đƣợc thực hiện do một phòng thanh tra thuế với bình quân dƣới 30 cán bộ. Một đoàn thanh tra thuế thƣờng chỉ có 3 đến 4 cán bộ. Nhƣ vậy, mỗi năm tối đa chỉ có 8 đoàn thanh tra làm nhiệm vụ thanh tra thuế. Lực lƣợng thanh tra thuế quá mỏng dẫn đến tình trạng số doanh nghiệp đƣợc thanh tra hàng năm thấp chiếm dƣới 3% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên.

Chất lƣợng cán bộ thanh tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ còn yếu, chƣa có các kỹ năng chuyên sâu về thanh tra, có những cán bộ không đƣợc đào tạo chuyên ngành tài chính, kế toán, thuế; kỹ năng tin học yếu, khả năng sử dụng, khai thác các phần mềm quản lý thuế kém, chƣa biết ứng dụng tin học vào phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế mà thực hiện thủ công. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ thanh tra thuế còn quá hạn chế. Khi thanh tra các đơn vị có yếu tố nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không hiểu hết bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không có khả năng làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo ngƣời nƣớc ngoài của doanh nghiệp mà phải thông qua phiên dịch viên dẫn đến những hiểu lầm không đáng có, hiệu quả công việc thấp.

Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng và tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lƣợng thanh tra còn chậm, không theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế chính sách; chƣa xây dựng đƣợc một chƣơng trình đào tạo chuẩn và chuyên sâu về thanh tra, kiểm tra, hệ thống giáo trình đào tạo còn dựa trên các kiến thức cũ.

Ngành thuế chƣa có chế độ khuyến khích hiệu quả để cán bộ thanh tra thuế tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Việc khuyến khích đối với cán bộ không chỉ là vấn đề lƣơng, thƣởng, bằng cấp, chứng chỉ mà còn là vấn

đề tạo áp lực phải đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ cán bộ chƣa thoả đáng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ thanh tra. Phong cách ứng xử của một số cán bộ thanh tra chƣa văn minh, lịch sự, cách thức làm việc thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp.

Công tác quy hoạch, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ công chức còn nhiều bất cập, không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn quản lý, chƣa chú ý đến lực lƣợng cán bộ trẻ với nhiệt huyết và khả năng cống hiến, làm việc lâu dài trong ngành. Việc lựa chọn cán bộ vào bộ phận thanh tra, kiểm tra vẫn mang nặng cảm tính.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị làm việc và phƣơng tiện di chuyển phục vụ công việc.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp còn sơ sài:

Điều này xuất phát từ thực tế trong suốt một thời gian dài toàn ngành Thuế chƣa quan tâm đến việc thu thập và lƣu trữ thông tin về ngƣời nộp thuế, chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông tin về ngƣời nộp thuế. Ngoài ra, trong giai đoạn đó chƣa áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin nên việc lƣu trữ thông tin thủ công gặp nhiều khó khăn. Do đó cơ quan thuế không có đủ thông tin về ngƣời nộp thuế, gây ảnh hƣởng không tốt tới việc lựa chọn đối tƣợng thanh tra cũng nhƣ hiệu quả công tác thanh tra thuế tại doanh nghiệp. Thông tin cơ bản về ngƣời nộp thuế nhƣ: số điện thoại liên lạc, địa chỉ nhận thông báo thuế, số tài khoản ngân hàng, tên kế toán trƣởng, số lƣợng và địa chỉ các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc... không đƣợc cập nhật đầy đủ, kịp thời trên hệ thống quản lý ngƣời nộp thuế TINC.

nhập vào hệ thống quản lý dẫn đến tình trạng không đủ thông tin, dữ liệu để sử dụng phần mềm phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế một cách chính xác. Hàng loạt các báo cáo phải làm thủ công bằng tay, không tận dụng đƣợc công nghệ tin học.

Việc khai thác thông tin trên hệ thống Quản lý thuế rất bất cập, nhiều chƣơng trình thƣờng xuyên bị lỗi. Số lƣợng cán bộ phòng tin học còn ít, nên khi máy tính của các phòng bị hỏng, thời gian chuyển phòng tin học sửa máy quá dài gây ách tắc công việc, không đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả.

Theo quy trình, sau khi thanh tra tại cơ sở ngƣời nộp thuế, các kết luận thanh tra cũng nhƣ các quyết định xử lý vi phạm phải đƣợc cập nhật chi tiết trên hệ thống phần mềm. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không đƣợc chú trọng, chƣa có sự giám sát và đôn đốc thƣờng xuyên.

Trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn thiếu.

Cán bộ thanh tra thuế đã đƣợc trang bị đủ máy tính để bàn, số máy tính xách tay hiện đƣợc cấp 12 máy trên tổng số 27 cán bộ, chỉ đảm bảo bình quân 2 cán bộ thanh tra có một máy tính xách tay. Trong khi việc thanh tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế đòi hỏi phải lƣu trữ và xử lý tức thời lƣợng dữ liệu và tài liệu lớn. Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn thƣờng sử dụng phần mềm kế toán với hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán có thể kết xuất ra file .xls, có thể tận dụng để phân tích số liệu nếu có máy tính xách tay. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn cán bộ phải ghi chép thủ công, việc tính toán và cập nhật số liệu rất mất thời gian, thiếu chính xác, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả thanh tra thuế.

Phương tiện đi lại phục vụ thanh tra thuế tại cơ sở người nộp thuế không có.

Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân bố trên địa bàn rộng lớn, công tác thanh tra tại cơ sở ngƣời nộp thuế đòi hỏi cán bộ thanh tra phải di chuyển những cung đƣờng rất dài. Tuy nhiên, Cục thuế Thái Nguyên chƣa có điều

kiện bố trí phƣơng tiện đi lại cho đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra phải tự túc phƣơng tiện di chuyển mà hầu hết là xe máy. Với những doanh nghiệp xa thì điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả thanh tra do không đảm bảo về thời gian, sức khoẻ của cán bộ. Mặt khác, công tác phí đƣợc thanh toán khoán cố định hàng tháng cũng chỉ đáp ứng lại đƣợc một phần rất nhỏ.

- Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế đã đƣợc chú trọng song hiệu quả chƣa đạt đƣợc theo yêu cầu đề ra: vẫn còn tình trạng ngƣời nộp thuế chƣa nắm đƣợc đầy đủ nội dung chính sách thuế và thủ tục hành chính thuế, để tự giác thực hiện nghĩa vụ tự kê khai, tự nộp thuế theo quy định của pháp luật. Chƣa chủ động tổ chức điều tra thƣờng xuyên, liên tục để nắm bắt nhu cầu của ngƣời nộp thuế để trên cơ sở đó chủ động các biện pháp hỗ trợ.

Công tác tuyên truyền vẫn tập trung vào diện rộng mà chƣa đi vào chiều sâu, chƣa đi vào nghiên cứu nhu cầu của từng loại đối tƣợng, nội dung cần thiết đối với họ là gì để có sản phẩm cung ứng cụ thể, nội dung thiết thực, thật sự nâng cao nhận thức và hiểu biết của loại đối tƣợng đó. Hình thức tuyên truyền vẫn theo lối truyền thống, chƣa đầu tƣ mạnh vào hình thức tuyên truyền qua Internet; chƣa xác định đƣợc loại đối tƣợng cần tập trung hỗ trợ và nội dung cần hỗ trợ, chƣa nắm bắt và phân loại đƣợc các vƣớng mắc, các sai sót thƣờng xuyên của từng nhóm đối tƣợng về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế... để có hình thức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ và sản phẩm hỗ trợ phù hợp và hiệu quả.

Để hỗ trợ tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, Cục thuế Thái Nguyên đã triển khai dự án lớn: nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng Internet (iHTKK), Hiện đại hoá thu ngân sách nhà nƣớc và Hệ thống Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên những dự án này vẫn chƣa đƣợc đẩy mạnh triển khai trên diện rộng, hệ thống Kiosk thông tin thuế còn rất sơ sài.

- Cơ chế quản lý thuế

Cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp đƣợc áp dụng từ năm 2007, mô hình quản lý thuế mới theo 4 chức năng, các bộ phận này cùng phối hợp để quản lý và hỗ trợ ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong nội bộ cơ quan thuế còn kém. Chƣa có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng quản lý doanh nghiệp với phòng thanh tra trong công tác chuyên môn. Phòng kê khai kế toán thuế, phòng quản lý nợ và cƣỡng chế thuế còn chƣa hợp tác trong vấn đề về số liệu kê khai và chốt nợ đọng làm ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác thanh tra thuế. Ngƣời nộp thuế khi có vấn đề phát sinh thƣờng phải làm việc cùng lúc với nhiều phòng, nhiều cán bộ để giải quyết một công việc. Nhiều trƣờng hợp khi phân tích dữ liệu để thanh tra tại cơ sở ngƣời nộp thuế, cán bộ thanh tra phải đi lấy tài liệu từ phòng kiểm tra. Nếu phát hiện số liệu chƣa chính xác lại làm việc với phòng kê khai kế toán thuế... làm giảm hiệu quả công việc, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả thanh tra.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng Luật là từ ngày 1/7/2007 nhƣng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật, cũng nhƣ các quy trình nghiệp vụ ban hành rất chậm, chẳng hạn quy trình kiểm tra ban hành vào 29/05/2008, quy trình thanh tra đến năm 2009 mới đƣợc ban hành… gây không ít khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế. Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế.

quát hết các đối tƣợng, tình huống chịu sự điều tiết của luật thuế. Văn bản hƣớng dẫn quá nhiều, chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế. Ví dụ nhƣ Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc ban hành ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2009. Tiếp đó, thông

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 108)