Thực trạng thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 108)

5. Bố cục của luận văn

3.3.Thực trạng thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên

3.3.1. Khái quát tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh nhỏ trung du miền núi Đông Bắc, có mức độ phát triển sản xuất kinh doanh ở mức độ thấp, nguồn thu hạn hẹp. Tuy nhiên xét tỷ trọng cơ cấu nguồn thu những năm gần đây thì thu từ khối doanh nghiệp luôn chiểm tỷ trọng khá cao trong tổng thu ngân sách.

Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh qua các năm. Tính đến 31/12/2011, Cục thuế Thái Nguyên đang thực hiện quản lý đối với 3.000 doanh nghiệp và các chi nhánh doanh nghiệp, số thu từ khối doanh nghiệp qua các năm thƣờng chiếm gần 50% tổng số thu cả năm của toàn tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã hoạt động có hiệu quả có nhiều đóng góp tích cực trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc.

Nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng 1,325 612 1,974 939 2,968 1,369 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2009 2010 2011 Tổng thu ngân sách Thu từ khối doanh nghiệp

Biểu đồ 3.1: Thu ngân sách từ khối doanh nghiệp so với tổng thu ngân sách hàng năm của Cục thuế Thái Nguyên

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu NSNN từ năm 2009 - 2011 của Cục thuế Thái Nguyên

Qua biểu đồ có thể thấy tổng thu ngân sách cũng nhƣ số thu từ khối doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2009 và 2010 là năm khó khăn: Tình hình giá cả biến động mạnh, lạm phát tăng cao, hàng hóa tồn kho lớn... ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ

kinh doanh trên địa bàn.

Năm 2009, thu từ khu vực doanh nghiệp đƣợc 612 tỷ, tăng 11,6% so thực hiện năm 2008. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế thế giới, vì vậy những tháng đầu năm nhiều doanh nghiệp có sản lƣợng tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc. Để khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà nƣớc đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ vềnhững giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trƣơng kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Việc triển khai kịp thời các gói kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng đã phát huy tác dụng tích cực, (đặc biệt là việc giảm 50% thuế suất thuế GTGT, giảm 50% tỷ lệ thu lệ phí trƣớc bạ đối với mặt hàng ô tô) đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại ổn định và lấy lại đà tăng trƣởng. Do đó thu ngân sách từ các doanh nghiệp vẫn hoàn thành vƣợt mức dự toán và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng 11,6% so với năm 2008.

Năm 2011 là một năm cũng không ít khó khăn nhƣng số thu từ khối các doanh nghiệp đã có mức độ tăng cao hơn hẳn so với 2009, 2010 và các năm trƣớc đó với số thu 1.369 tỷ. Điều này đã cho thấy khối doanh nghiệp đã vƣợt qua các khó khăn và có sự tăng trƣởng cả về số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ số thuế nộp ngân sách cho tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Thực trạng công tác thanh tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên

3.4.1 Qui trình thanh tra thuế

Năm 2007, thực hiện Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế đã thực hiện quản lý thuế theo cơ chế mới: “Tự kê khai, tự nộp thuế”. Quy trình thanh tra thuế cũng đã đƣợc sửa đổi bổ xung cho phù hợp với Luật quản lý Thuế, từ năm 2006 về trƣớc thực hiện theo quy trình số 1166/QĐ-TCT của Tổng Cục

Thuế, từ 1/7/2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực thì Qui trình thanh tra đƣợc ban hành theo quyết định 460/QĐ-TCT ngày 5/5/2009. Đến hiện nay thực hiện Luật Thanh tra thì công tác thanh tra thuế thuộc lĩnh vực thanh tra chuyên ngành, do vậy Quy trình thanh tra thuế mới cũng đã đang đƣợc Bộ Tài Chính và Tổng Cục thuế sửa đổi lại để ban hành thực hiện trong thời gian tới.

Công tác thanh tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực so với cơ chế chuyên quản khép kín trƣớc đây:

- Quy định rõ ràng hơn từng bƣớc công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận chức năng tham gia quy trình đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc.

- Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tƣợng cần thanh tra thuế.

- Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trƣớc khi tiến hành thanh tra nhằm đảo bảo việc thanh tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả cao nhất.

- Tăng cƣờng hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lƣợng thanh tra. - Chuyển từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn đi vào chiều sâu mức độ vi phạm, thanh tra theo chuyên đề nội dung vi phạm.

- Chuyển từ hoạt động thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế nên đã hạn chế trình trạng gây phiền hà cho ngƣời nộp thuế so với cơ chế chuyên quản trƣớc đây.

3.4.2. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế

Lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế hàng năm đóng vai trò quan trọng trong công tác thanh tra nhằm đạt đƣợc các mục tiêu: phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác thanh tra.

Theo cơ chế tự khai tự nộp thuế, kế hoạch thanh tra thuế đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phân tích thông tin ngƣời nộp thuế. Cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế của ngành thuế: Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế; Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế. Ngoài ra, việc phân tích thông tin ngƣời nộp thuế còn dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế của các cơ quan thuộc các ngành khác có liên quan...

Phân tích hồ sơ khai thuế cung cấp các thông tin tổng quát về doanh nghiệp cũng nhƣ giúp cán bộ thanh tra phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, bất hợp lý để từ đó có định hƣớng thanh tra tập trung vào những nghiệp vụ có rủi ro cao, tránh tình trạng thanh tra lan man, không hiệu quả. Hàng năm, Cục thuế Thái Nguyên chỉ đạo việc phân tích hồ sơ khai thuế theo hƣớng dẫn công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Tổng Cục thuế để xây dựng kế hoạch thanh tra trong năm.

Kế hoạch thanh tra đƣợc lập căn cứ số lƣợng đơn vị do Tổng cục thế giao hàng năm, Cục thuế Thái Nguyên xây dựng vào thời điểm quý 4 năm trƣớc, sau đó báo cáo về Tổng cục thuế và đƣợc Tổng Cục thuế phê duyệt.

Để lựa chọn chính xác những đối tƣợng vi phạm pháp luật thuế, khi lựa chọn đối tƣợng để thanh tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên đã dựa theo các tiêu chí sau.

* Các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp để thanh tra thuế

Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế:

+ Tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, nhiều ngành nghề.

+ Doanh nghiệp kinh doanh lỗ liên tục nhiều năm (đặc biệt doanh nghiệp có số lỗ vƣợt quá số vốn điều lệ) nhƣng vẫn có đầu tƣ mở rộng sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất kinh doanh.

+ Doanh nghiệp có số hoàn thuế GTGT lớn nhƣng phát sinh số thuế nộp ngân sách thấp.

+ Doanh nghiệp thuộc diện hƣởng ƣu đãi miễn, giảm thuế.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, doanh nghiệp trong nƣớc có mối quan hệ liên kết và có dấu hiệu chuyển giá.

+ Doanh nghiệp nhiều năm chƣa thực hiện thanh tra, kiểm tra. + Doanh nghiệp có số thuế nợ đọng ngân sách lớn.

Lựa chọn theo lĩnh vực, ngành nghề:

+ Tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động: Khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản; Xây dựng cơ bản; Các dự án có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Kinh doanh bất động sản; Dƣợc phẩm; Kinh doanh xe ôtô, xe máy.

3.4.3. Nội dung thanh tra thuế

3.4.3.1.Phân tích mức độ rủi ro thuế, lập kế hoạch thanh tra chi tiết tại trụ sở cơ quan thuế

Cán bộ thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính lƣu tại cơ quan thuế và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp tại cơ quan Thuế để xác định những sai phạm của ngƣời nộp thuế. Qua đó phân tích rủi ro và định hƣớng đƣợc công việc phải thực hiện khi tiến hành thanh tra thực tế tại cơ sở của ngƣời nộp thuế.

3.4.3.2. Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế

Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã đƣợc duyệt, phòng thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lƣợng đơn vị cần thanh tra cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã đƣợc duyệt. Thông thƣờng, một đoàn thanh tra gồm 3 đến 4 cán bộ thanh tra, trong đó gồm Trƣởng đoàn thanh tra và các thành viên.

Trƣớc khi thanh tra tại doanh nghiệp, cán bộ thanh tra ngoài việc phân tích hồ sơ doanh nghiệp còn phải tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp cần

thanh tra nhƣ: ngành nghề kinh doanh, vị trí xã hội của ngành nghề đó, sản phẩm hàng hoá dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp có cần điều kiện gì không, công nghệ của ngành nghề hiện nay ra sao…Một số cán bộ thậm chí không nắm đƣợc kế hoạch thanh tra của đoàn thanh tra để có bƣớc chuẩn bị trƣớc khi đến doanh nghiệp. Chỉ đến khi thực hiện thanh tra, gặp những vấn đề khó mới tìm hiểu văn bản pháp quy hƣớng dẫn cho lĩnh vực đặc thù đó. Điều này khiến cho ngƣời thanh tra mất tính chủ động trong công việc, kéo dài thời gian thanh tra, không phát hiện đƣợc những sai phạm của doanh nghiệp hoặc đƣa ra kết luận thiếu chính xác.

Sau khi công bố Quyết định thanh tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế, đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo nội dung thanh tra đƣợc quy định trong quyết định. Thời gian thanh tra tại cơ sở ngƣời nộp thuế thƣờng không quá 30 ngày. Trƣởng đoàn thanh tra phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra theo nội dung Quyết định thanh tra. Trƣởng đoàn thanh tra và mỗi thành viên trong đoàn thanh tra có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi có kết luận thanh tra.

Lập nhật ký thanh tra là một bƣớc không thể thiếu trong thanh tra thuế. Nhật ký thanh tra ngoài việc ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra còn ghi lại công việc, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với phần công việc đƣợc giao, ghi lại từng sự kiện liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và cán bộ thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất cứ cán bộ thanh tra nào cũng nghiêm túc thực hiện lập nhật ký thanh tra đúng thời gian, đúng sự kiện. Một số trƣờng hợp nhật ký thanh tra đƣợc lập sau cùng để hoàn thiện chứng từ, quy trình thanh tra, lập nhật ký thanh tra mang tính chất đối phó hoặc thay đổi nhật ký thanh tra cho phù hợp với kết luận thanh tra. Cũng có những trƣờng hợp doanh nghiệp cố tình trì hoãn, không ký vào nhật ký hoặc biên bản ghi

nhận số liệu, biên bản yêu cầu cung cấp tài liệu từng ngày làm việc. Đặc biệt đối với doanh nghiệp tƣ nhân nhiều doanh nghiệp cố tình gây khó khăn, không hợp tác nên thời gian thƣờng kéo dài.

Đoàn thanh tra tiến hành tham quan cơ sở doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, khẳng định xem dịch vụ hàng hoá sản xuất có đúng đƣợc mô tả trong quá trình phỏng vấn không. Phỏng vấn và tham quan cơ sở doanh nghiệp là phƣơng pháp thanh tra bổ trợ nhƣng đem lại hiệu quả lớn, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra. Trên thực tế, một số đoàn thanh tra đã bỏ qua quá trình này mà bắt tay thực hiện thanh tra chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp ngay sau khi công bố quyết định thanh tra.

3.4.3.3.Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ của doanh nghiệp

Tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp phản ánh thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, việc tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán, chế độ sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tƣ số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp.

Qua kết quả thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên thời gian qua cho thấy việc tổ chức hệ thống kế toán của các doanh nghiệp nhìn chung đều đã tuân thủ các quy định theo Luật và các chuẩn mực kế toán. Đã dựa trên quy định của pháp Luật và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để tổ chức một hệ thống kế toán cho phù hợp. Mặc dù vậy, trong

quá trình thanh tra thuế tại cơ sở ngƣời nộp thuế còn phát hiện một số sai phạm sau:

- Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán, nhƣng để tiện theo dõi, quản lý, các doanh nghiệp này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và diễn giải của các sổ tay này không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phƣơng pháp chữa sổ quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác nhau sử dụng phần mềm kế toán khác nhau với các mẫu biểu, sổ sách đƣợc thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp không giống nhau đã làm giảm tính hiệu quả, thống nhất về nguyên tắc vận dụng theo các hình thức kế toán đƣợc quy định, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc và khó khăn cho công tác thanh tra thuế.

Một số doanh nghiệp do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán đƣợc ghi trên máy tính nên không thực hiện in và lƣu sổ sách phát sinh theo định kỳ. Sổ sách in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của giám đốc và kế toán trƣởng. Khi đoàn thanh tra hỏi đến thì mới in ra, có khi phần mềm bị lỗi, sổ kế toán in ra rất lộn xộn, gây khó khăn trong việc kiểm tra.

- Đối với không ít doanh nghiệp, công tác kế toán chỉ là “công cụ đối phó” với việc thanh, kiểm tra quyết toán thuế. Trong doanh nghiệp tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống đƣợc gọi là “kế toán nội bộ” chỉ có chủ doanh nghiệp đƣợc biết, không theo quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai đƣợc gọi là “kế toán thuế” thông tin, số liệu hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không mở sổ sách theo chế độ kế toán hiện hành mà chỉ ghi chép và hạch toán

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 108)