Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 108)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Từ Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Cục Thuế Thái Nguyên, của các Chi cục Thuế trực thuộc: Thu thập số liệu về kết quả thu ngân sách trong năm của toàn ngành thuế; Thu thập số liệu về số thuế đã thu từ khối doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhằm phục vụ cho việc phân tích, so sánh giữa số thực hiện với kế hoạch giao; So sánh tốc độ tăng trƣởng thu ngân sách giữa năm sau với trƣớc; So sánh số thu từ khối doanh nghiệp chiếm trong tổng số thu.

- Từ Báo cáo kết quả thanh tra thuế hàng năm của Cục thuế: Thu thập số liệu về số lƣợng doanh nghiệp đã thanh tra; Số tiền thuế phải truy thu, số tiền phạt vi phạm qua thanh tra; Các lỗi thƣờng hay vi phạm của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp qua thanh tra. Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích, so sánh số doanh nghiệp đƣợc thanh tra với tổng số doanh nghiệp quản lý; Tính toán số thuế truy thu bình quân trên một doanh nghiệp, từ đó có đánh giá về mức độ thất thu thu thuế, đánh giá hiệu quả thực hiện công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp.

- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế nhƣ: phần mềm Quản lý thuế (QLT), phần mền ứng dụng đăng ký thuế (TINC), …

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Chọn mẫu điều tra trong phạm vi nghiên cứu theo phƣơng pháp chọn mẫu gồm: phát phiếu điều tra các doanh nghiệp và sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn chuyên gia.

Đối tƣợng gửi Phiếu điều tra là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gần 3.000 đơn vị, nằm ở 9 đơn vị hành chính thành phố và huyện. Do điều kiện thời gian, kinh phí có hạn nên việc điều tra không thể thực hiện đƣợc ở tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, luận văn sẽ chọn 30 doanh nghiệp làm mẫu để thực hiện phát phiếu điều tra. Mẫu trong điều tra chọn mẫu hết sức quan trọng vì trong quá trình nghiên cứu không có điều kiện để thu thập thông tin từ tất cả các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đƣợc chọn mẫu điều tra càng mang tính đại diện cho tổng thể, cho mục tiêu nghiên cứu càng tốt. Phiếu điều tra tại phụ lục 1.

Có nhiều phƣơng pháp chọn mẫu nhƣ: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu theo phân tầng, chọn mẫu cả nhóm, chọn mẫu ba cấp, ... song phƣơng pháp chọn mẫu ba cấp là phù hợp nhất. Đây là phƣơng pháp chọn mẫu hay đƣợc ứng dụng vì nó kết hợp tính tối ƣu của cả 3 cách thức chọn mẫu đơn giản, phân tầng và chọn mẫu cả nhóm. Chọn mẫu theo phƣơng pháp này, tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn đƣợc chia ra thành 3 nhóm, gồm: nhóm doanh nghiệp lớn, nhóm doanh nghiệp vừa, nhóm doanh nghiệp nhỏ. Để đảm bảo về thời gian, trong mỗi nhóm doanh nghiệp lớn, vừa và nhóm doanh nghiệp nhỏ luận văn lựa chọn mƣời doanh nghiệp đại diện bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để điều tra. Tiêu chí để phân nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ nhƣ đã đề cập tại mục 1.2.3.1 (Phân loại quy mô doanh nghiệp) ở trên.

Ngoài ra số liệu sẽ đƣợc thu thập, tham khảo tại các tổ chức liên quan đến công tác phân cấp quản lý thu thuế bao gồm: Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thanh tra thuế, Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã (đây là các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp).

2.3.2. Phương pháp luận

Đây là đề tài có tính lý luận cao nên việc sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin là hết sức cần thiết để nghiên cứu các vấn kinh tế - Xã hội, quản lý hành chính nhà nƣớc.

2.3.3. Phương pháp thống kê so sánh, dự báo

Sử dụng các chỉ số so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tƣợng theo thời gian và không gian, nhƣ: So sánh số thu từ khối doanh nghiệp trên tổng thu ngân sách hàng năm; So sánh số doanh nghiệp đƣợc thanh tra trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, so sánh kết quả thanh tra giữa năm sau với năm trƣớc…

Dự báo số lƣợng các doanh nghiệp thành lập mới, dự báo mức độ, xu hƣớng vi phạm của các doanh nghiệp trong thời gian tới, để đƣa ra các biện pháp quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp nói riêng, sao cho có hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Ra quyết định cá nhân có nhiều hạn chế do đó các nhà quản lý thƣờng dùng phƣơng pháp chuyên gia. Đặc biệt ra các quyết định quan trọng, có ảnh hƣởng lâu dài đến phát triển tổ chức. Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc hiểu là phƣơng pháp ra quyết định mà ngƣời lãnh đạo không chỉ dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình mà còn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia, tập thể để đƣa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đƣợc đƣa ra. Những hình thức ra quyết định theo phƣơng pháp chuyên gia rất phong phú hoặc với sự tham gia của hội đồng tƣ vấn, nhóm nghiên cứu hoặc với sự tham gia của một số chuyên gia, cũng có thể với sự tham gia của tập thể hoặc một số cá nhân, một số bộ phận trong tổ chức. Kết quả thảo luận của các hội đồng tƣ vấn, các nhóm nghiên cứu, của cuộc hội thảo, hội nghị, của các cuộc điều tra xã hội v.v… là những căn cứ quan trọng giúp các nhà quản lý đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn trong phạm vi quyền hạn của mình.

Chủ thể quyết định dù là cá nhân hay tập thể đều có thể áp dụng phƣơng pháp chuyên gia. Phụ thuộc vào hình thức tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, có thể phân loại các phƣơng pháp chuyên gia cơ bản sau:

- Phương pháp phỏng vấn: Là phƣơng pháp nhanh nhất, đơn giản nhất để nhận đƣợc ý kiến của các chuyên gia (những ngƣời đƣợc phỏng vấn) về những vấn đề cần ra quyết định trong tổ chức. Những cuộc phỏng vấn trực tiếp (hay thông qua điện thoại, mạng internet, …) đƣợc tiến hành nhanh, dựa vào một sƣờn câu hỏi mang tính năng động cao, trong không khí thoải mái có thể cho ta những ý kiến rất bổ ích tuy mang nhiều yếu tố cảm tính.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn. Thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia của ngành thuế về những câu hỏi thuộc lĩnh vực thanh tra thuế

để làm sáng tỏ một số quan điểm về những vấn đề còn bất cập trong công tác thanh kiểm tra thuế hiện nay.

Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ có thâm niên và có trình độ chuyên môn giỏi về lĩnh vực thanh tra thuế của Cục thuế Thái Nguyên (Lựa chọn 05 ngƣời).

Đƣa ra một số câu hỏi để phỏng vấn đối với các chuyên gia của ngành thuế quađó rút ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn và những bất cập của công tác thanh tra hiện nay. Các câu hỏi đƣợc đặt ra tại Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia tại Phụ lục 2.

- Phương pháp hội thảo: Là phƣơng pháp phổ biến để tìm kiếm các giải pháp giải quyết một vấn đề quan trọng nào đó. Các cuộc hội thảo cho phép các nhà khoa học đƣợc tự do bày tỏ những suy nghĩ khác nhau của mình, do đó qua hội thảo có thể nhận đƣợc rất nhiều thông tin trên những giác độ khác nhau. Hội thảo là phƣơng pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết những vấn đề quan trọng, vì thế một không khí gợi mở, có dẫn dắt, có tổng kết, có suy nghĩ của những ngƣời tham gia sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho hội thảo.

- Phương pháp tấn công cân não: Là hình thức tọa đàm thẳng thắn giữa các chuyên gia nhằm góp ý đối với các phƣơng án quyết định. Số ngƣời khoảng 5 đến 10 ngƣời là thích hợp. Ngƣời chủ trì không nêu rõ mục đích hội nghị, chỉ nêu một mặt nào đó của vấn đề chung để các chuyên gia phát biểu ý kiến của mình, trong cuộc họp không bình luận ý kiến ngƣời khác. Ngƣời chủ trì (đặc biệt là lãnh đạo cao cấp) không phát biểu ý kiến để tránh ảnh hƣởng đến không khí của hội nghị, chỉ lắng nghe một cách khách quan, thu nhận có mục đích những điều bổ ích đối với quyết định.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có thể trao đổi trực tiếp thông tin, phát huy đầy đủ tƣ duy sáng tạo của các chuyên gia, trong thời gian ngắn đạt đƣợc hiệu quả tìm tòi quan điểm mới và ý kiến xây dựng sáng tạo. Theo thống kê, vận dụng phƣơng pháp tấn công cân não so với phƣơng pháp hội nghị nói chung hiệu quả đạt rất cao.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI KHỐI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Trong 7 huyện có 2 huyện là vùng đặc biệt khó khăn là: huyện Định hóa và huyện Võ Nhai; 5 huyện còn lại đều là vùng khó khăn.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 7 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

3.2. Khái quát về cơ cấu bộ máy tổ chức và bộ phận thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Cục thuế Thái Nguyên đƣợc thành lập theo Quyết định số 314/QĐ- BTC ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế nhà nƣớc, chịu sự lãnh đạo song trùng lãnh đạo quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ chính của Cục thuế Thái Nguyên là quản lý nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nƣớc.

Cơ cấu tổ chức của Bộ máy Cục thuế Thái Nguyên gồm 11 phòng chức năng và 9 chi cục thuế trực thuộc tại 9 huyện, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, với tổng số cán bộ công chức 536 ngƣời (tính đến thời điểm 31/12/2011).

Thực hiện Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở Cục thuế Thái Nguyên đƣợc cải cách theo hƣớng tổ chức tập trung, với 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế.

Sơ đồ 3.1: Mô hình các phòng chức năng tại Cục thuế Thái Nguyên

CỤC THUẾ THÁI NGUYÊN

PHÒNG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NNT PHÒNG TỔNG HỢP - NGHIỆP VỤ - DỰ TOÁN PHÒNG KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ PHÒNG QUẢN LÝ NỢ & CƢỠNG CHẾ NỢ THUẾ

PHÒNG THANH TRA THUẾ

PHÒNG KIỂM TRA THUẾ

PHÒNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN

PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ

PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG TIN HỌC PHÒNG HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ - TÀI VỤ & ẤN CHỈ

3.2.2. Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên

Trong công tác quản lý thuế thì chức năng thanh tra đối với doanh nghiệp là chức năng quan trọng, chức năng này của Cục Thuế Thái Nguyên đƣợc thực hiện do phòng thanh tra thuế.

Theo quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ Tài Chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục

thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế, Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục Thuế quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Thuế. Bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục thuế Thái Nguyên bao gồm: 01 phòng Thanh tra thuế và 01 phòng Kiểm tra thuế thuộc khối văn phòng Cục thuế và các Đội kiểm tra thuế thuộc các Chi cục Thuế.

Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra ngƣời nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến ngƣời nộp thuế đang quản lý.

Để thực hiện công tác thanh tra đối tƣợng nộp thuế, phòng thanh tra tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra của Cục Thuế theo từng lĩnh vực, địa bàn. Ngoài ra kế hoạch thanh tra còn đƣợc bổ sung từ phòng Kiểm tra thuế và từ các Chi cục thuế đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, bộ phận thanh tra phối hợp với các phòng chức năng của Cục để thực hiện việc thanh tra các doanh nghiệp theo quy trình thanh tra thuế. Tiến hành thực hiện các bƣớc chuẩn bị cho việc thực hiện công tác thanh tra, theo quy trình.

Lập hồ sơ trình lãnh đạo Cục chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quan chức năng khởi tố theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng Pháp luật thuế.

Thực hiện giám định về thuế theo trƣng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phƣơng hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế.

3.3. Thực trạng thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên

3.3.1. Khái quát tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh nhỏ trung du miền núi Đông Bắc, có mức độ phát triển sản xuất kinh doanh ở mức độ thấp, nguồn thu hạn hẹp. Tuy nhiên xét tỷ trọng cơ cấu nguồn thu những năm gần đây thì thu từ khối doanh nghiệp luôn chiểm tỷ trọng khá cao trong tổng thu ngân sách.

Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh qua các năm. Tính đến 31/12/2011, Cục thuế Thái Nguyên đang thực hiện quản lý đối với 3.000 doanh nghiệp và các chi nhánh doanh nghiệp, số thu từ khối doanh nghiệp qua các năm thƣờng chiếm gần 50% tổng số thu cả năm của toàn tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã hoạt động có hiệu quả có nhiều đóng góp tích cực trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm và đóng góp đáng kể

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế đối với khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 108)