Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với cận thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông thành phố bắc giang tỉnh bắc giang năm 2010 (Trang 50 - 52)

- Cán bộ điều tra (khám lâm sàng, phỏng vấn) điều tra gồm các bác sĩ chuyên khoa mắt, chuyên khoa vệ sinh môi trường dịch tễ, được tập huấn kỹ

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với cận thị

* Liên quan giữa các hoạt động nhìn gần với cận thị

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi về các hoạt động nhìn gần như thời gian học ở trường ≥ 7 giờ/ ngày, tư thế ngồi học, đọc sách đầu cúi thấp ở học sinh của 02 trường đều thấy có sự liên quan với cận thị với mức ý nghĩa thống kế p < 0,01. Chúng tôi nhận thấy, do mắt phải làm việc nhiều trong tư thế nhìn gần, thời gian học, chơi điện tử kéo dài không được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ làm cho mắt luôn luôn điều tiết quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả mắt tăng tiết thủy dịch, làm nhãn áp cao tác động đến vỏ bọc nhãn cầu làm cho trục trước sau nhãn cầu dài ra gây cận thị học đường [43]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Vũ Quang Dũng tại Thái Nguyên năm 2008 hay tác giả Hoàng Văn Linh nghiên cứu tại Bắc Kạn năm 2009.

Trong khi đó các hoạt động như học thêm ngoài trường, thời gian xem ti vi, đọc truyện lớn hơn 2 giờ thì sự chênh lệch giữa tỷ lệ mắc cận thị và không mắc cận thị là khơng khác biệt nhiều nên khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Liên quan giữa các hoạt động nhìn xa với cận thị: Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi thu được giữa việc không tập luyện thể dục thể thao, thời gian giúp đỡ gia đình < 2giờ/ngày đều có liên quan với cận thị với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05. Thời gian tham gia các hoạt động ngồi trời gần đây được nhiều tác giả nói đến như một yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ bị cận thị [44].

Kết quả của nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Linh tại Bắc Kạn cho thấy thời gian hoạt động ngồi trời có mối liên quan với độ cầu tương đương trung bình, nhóm có thời gian hoạt động ngồi trời cao thì có ĐCTĐ trung bình cao hơn, điều này có nghĩa là nguy cơ bị cận thị thấp hơn. Tác giả Rose K nghiên cứu 1766 học sinh 6 tuổi và 2367 học sinh 12 tuổi thấy, nhóm trẻ có thời gian hoạt động nhìn gần ít và thời gian hoạt động ngồi trời nhiều thì tỷ lệ cận thấp hơn và ĐCTĐ trung bình cao hơn [40]. Một nghiên cứu mới đây ở Singapore trên 1249 học sinh cũng cho kết luận tương tự [52].

Thời gian dành cho các hoạt động ngồi trời có thể giúp làm giảm nguy cơ bị cận thị. Điều này được giải thích qua hai giả thuyết. Một là khi ở ngoài trời cường độ ánh sáng cao hơn trong nhà và đồng tử sẽ co lại khi ở ngoài trời, kết quả thị trường nhìn của mắt sẽ sâu hơn và hình ảnh rõ nét hơn. Hai là dopamine do võng mạc tiết ra được kích thích bởi ánh sáng, khi ở ngồi trời dopamine sẽ được tiết ra nhiều và dopamine có tác dụng ức chế sự phát triển dài ra của nhãn cầu dẫn đến giảm nguy cơ cận thị. Vấn đề duy trì cân bằng giữa hoạt động nhìn gần và nhìn xa là biện pháp can thiệp có tính khả thi có thể đưa vào chương trình phịng chống cận thị học đường [50].

* Liên quan giữa điều kiện học tập với cận thị: Kết quả nghiên cứu của chúng tơi thu được mối liên quan giữa thói quen nằm đọc truyện, đọc sách; hệ số ánh sáng < 0,2; khơng có góc học tập ở nhà; loại đèn dùng để học ở nhà tỷ lệ mắc cận thị là không chênh lệch nhiều nên khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông thành phố bắc giang tỉnh bắc giang năm 2010 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)