0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng cận thị ở trƣờng THPT Ngô Sỹ Liên và trƣờng THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG NĂM 2010 (Trang 44 -48 )

- Cán bộ điều tra (khám lâm sàng, phỏng vấn) điều tra gồm các bác sĩ chuyên khoa mắt, chuyên khoa vệ sinh môi trường dịch tễ, được tập huấn kỹ

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2 Thực trạng cận thị ở trƣờng THPT Ngô Sỹ Liên và trƣờng THPT Chuyên tỉnh Bắc Giang

Chuyên tỉnh Bắc Giang

* Thị lực và nguyên nhân gây giảm thị lực ở học sinh tại 02 trường

Tỷ lệ giảm thị lực ≤ 7/10 mắt phải là 53,7% trong toàn bộ học sinh tham gia nghiên cứu, mắt trái là 52,4%. Tỷ lệ học sinh có thị lực giảm ≤ 7/10 là cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Phan Trọng Quyền nghiên cứu tại Bắc Giang (2004) là 23,64% [19] và tác giả Nguyễn Thanh Sơn khảo sát ở học sinh phổ thông thành phố Huế (1999) chỉ là 2,99% [21]. Đây là một con số đáng để chúng ta suy nghĩ, nhưng rất tiếc là tại 02 trường được nghiên cứu thì hàng năm lại khơng tổ chức khám mắt cũng như đo thị lực cho học sinh để quản lý số học sinh giảm thị lực. Trong khi đó nguyên nhân gây giảm thị lực ở mắt phải và mắt trái chủ yếu do tật khúc xạ (cận thị + cận loạn) mắt phải là 99,28%, mắt trái là 99,5%; còn lại do đục tủy tinh thể ở mắt phải 2 (0,48%); bệnh đáy mắt 1 trường hợp (mắt phải 0,24%, mắt trái 0,25%). Nhược thị ở mắt trái 1 (0,25%). Vì vậy việc đo thị lực và tìm nguyên nhân gây giảm thị lực cần được quan tâm hơn nữa trong những năm tới.

* Tỷ lệ cận thị đã đeo kính và mới phát hiện theo khối lớp học:

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có 49,6% trong tổng số học sinh khám cận thị đã đeo kính, đặc biệt phát hiện ra 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,7% tổng số học sinh được khám của 02 trường, những em này trước kia chưa biết mình bị cận thị và chưa đeo kính. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc phải khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nhất là thị lực của học sinh để phát hiện, chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho các em được kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ cận thị của học sinh 02 trường tăng dần theo khối lớp học, khối lớp 10 tỷ lệ cận là 45,9%; khối lớp 11: 48,3%; khối lớp 12: 64,4%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Liên, nghiên cứu tại trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định (1999), tỷ lệ cận thị ở lớp 10 là 22,6%; lớp 11: 31%; lớp 12: 52,9%. Hay tác giả Trần Hải Yến khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 tỷ lệ cận thị ở học sinh lớp 10 là 35,4% [28]. Như vậy chúng ta thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo khối lớp học đồng nghĩa với việc càng lên lớp cao hơn thì thời gian học và cường độ học càng cao lên, năm lớp 12 là năm mà các em phải trải qua nhiều kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp và nhất là áp lực phải thi đỗ vào đại học. Tác giả Vũ Quang Dũng nghiên cứu tại Thái Nguyên đã chỉ ra rất rõ có mối liên quan chặt chẽ giữa thời gian và cường độ học với cận thị học đường.

* Tỷ lệ cận thị giữa 2 trường theo khối

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cận thị ở trường Chuyên là cao hơn xấp xỉ 10% so với Ngô Sỹ Liên theo khối lớp. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Liên ở Nam Định cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh nông thôn là 3,9%, thành phố là 13,3% và khối trường Chuyên cao hơn là 24,4% [13] hay nghiên cứu của tác giả Nông Thanh Sơn tại Thái Nguyên cũng có kết quả tương tự như vậy tỷ lệ cận thị ở học sinh thành phố Thái Nguyên cao hơn chiếm 9,7% còn huyện Đồng Hỷ là 1,87%. Điều này cho thấy ngoài thời gian và áp lực học tập của các em ở trường Chuyên cao hơn thì các em học sinh sống ở thành phố thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại như máy vi tính, chơi trị chơi điện tử, đọc truyện tranh chữ nhỏ…đây là những hoạt động nhìn gần, các hoạt động này của các em ở thành phố thường nhiều hơn so với các em ở nông thôn nên tỷ lệ cận thường cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng tỷ lệ cận thị chung của 02 trường là 53,3%, trường Chuyên tỷ lệ cận là 60,1%, trường Ngô Sỹ Liên tỷ lệ cận là 46,6%.

Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước

Tác giả Địa điểm NC Năm NC

Tỷ lệ cận thị ở học sinh cấp III

(%)

Trần Văn Dần [25] Hà Nội 1978 8,7

Hà Huy Tiến [25] Hà Nội 1980 12

Nguyễn Văn Liên [13] Nam Định 1998 15,4

Vũ Quang Dũng [8] Thái Nguyên 2008 26,1

Trần Hải Yến [28] TP. Hồ Chí Minh 2009 35.4

Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh phổ thông trung học ngày càng tăng cao trong những năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 53,3% tương đối cao so với kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước. Tuy vậy kết quả của chúng tôi lại tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.

Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài

Tác giả Địa điểm NC Năm NC Tỷ lệ cận thị (%)

Tay [51] Singapore 1974 - 1984 26,3

Tay [52] Singapore 1987 - 1991 43,3

Luke Long [33] Đài Loan 1983 7,9-8,9

(HSTHPT)

Luke Long [33] Đài Loan 1998 80

(lứa tuổi 18)

Fledeius.H.C [43] Thụy Điển 2000 50

Saw S.M [52] Singapore 2000 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng ta thấy rằng tỷ lệ cận thị ngày càng tăng cao ở các nước có nền kinh tế phát triển, mà điều này đã được nhiều tác giả dự báo từ trước. Qua số liệu nghiên cứu các năm thì Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật của các nước phát triển, nhất là Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, mới mở cửa để hội nhập với quốc tế, tốc độ đơ thị hóa nhanh, dẫn đến áp lực học tập ngày càng lớn đòi hỏi nỗ lực rất cao trong học tập của các em để có được trình độ học vấn đáp ứng được với sự hịa nhập quốc tế.

* Tỷ lệ cận thị theo giới: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy cận thị

ở nữ giới là 56,8% cao hơn so với nam giới 47,9%. Kết quả này cũng tương tự kết quả của các tác giả đã nghiên cứu trước:

Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước

Tác giả Địa điểm NC Năm NC Tỷ lệ cận thị (%)

Nữ Nam

Nông Thanh Sơn [20] Thái Nguyên - Việt Nam 2001 55 45

NIKOLLE [53] Singapore 2000 52 48

Andrew Morgan [47] Mông Cổ 2006 7,7

(cận nặng) 4,3

Desmond Cheng [33] Trung Quốc và

Canada 2007 50,34 35 (cận nặng) 49,66 25

Tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ cao hơn nam có thể được hiểu là do học sinh nữ có nhiều các hoạt động nhìn gần hơn so với nam giới như: Nữ giới chịu khó học hơn nam giới nên thời gian dành cho học tập nhiều hơn, hay thích đọc truyện hơn. Trong khi đó nam giới thường hiếu động hơn, có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn, có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động nhìn xa, hoạt động ngồi trời hơn đặc biệt các hoạt động thể dục thể thao thường đa dạng hơn nữ giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Mức độ cận thị theo khối lớp: Kết quả của chúng tôi cho thấy mức độ

cận thị nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 60,7%, sau đó đến mức độ cận trung bình là 34,2% và mức độ cận nặng là 5,1%. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Lý (2006) tại Viện Mắt trung ương tỷ lệ cận nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 74,0%, mức trung bình là 13,2%, cận nặng là 12,8%. Mức độ cận thị liên quan đến nhiều yếu tố, trong nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Thị Mai Lý cũng đã chỉ ra rằng mức độ cận thị có liên quan chặt chẽ với thời gian mắc cận thị, thời gian học, thành tích học tập đặc biệt là thời gian sử dụng mắt cho các hoạt động nhìn gần. Mặc dù vậy mức độ cận khơng phải là yếu tố góp phần vào sự phát triển cận thị [29].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG NĂM 2010 (Trang 44 -48 )

×