- Cán bộ điều tra (khám lâm sàng, phỏng vấn) điều tra gồm các bác sĩ chuyên khoa mắt, chuyên khoa vệ sinh môi trường dịch tễ, được tập huấn kỹ
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.3 Thực trạng vệ sinh lớp học
* Diện tích lớp học trung bình lớp học/01 học sinh
- Diện tích trung bình lớp học/01 học sinh theo quy định là 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh [4], [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy diện tích lớp học trung bình cho một học sinh của trường Ngô Sỹ Liên là 1,00 ± 0,04 chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, trường Chuyên Bắc Giang thì đạt theo tiêu chuẩn quy định. Qua khảo sát chúng tơi thấy diện tích lớp học của 02 trường là tương đương nhau, nhưng diện tích lớp học trung bình/ 01 học sinh của trường Ngơ Sỹ Liên lại khơng đạt vì số học sinh trung bình của một lớp ở trường Ngơ Sỹ Liên là lớn hơn xấp xỉ 59 học sinh/01 lớp, trong khi đó trường Chuyên là xấp xỉ 30 học sinh/01 lớp. Điều này đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục là phải tính tốn trong việc tuyển sinh để số lượng học sinh /01 lớp cho phù hợp để đảm bảo chất lượng dậy và học đồng thời đảm bảo vệ sinh học đường cho các em.
- Kích thước phịng học: Theo tiêu chuẩn vệ sinh lớp học thì chiều rộng khơng q 6,5m; chiều cao lớp học là 3,6m. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chiều rộng của 02 trường đều vượt tiêu chuẩn cho phép trong khi đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiều cao lại chưa đạt yêu cầu. Chiều rộng vượt tiêu chuẩn cho phép trong khi chiều cao thì thấp hơn quy định sẽ dẫn đến tình trạng lượng ánh sáng tự nhiên sẽ không chiếu được sâu vào trong lớp học làm cho hệ số chiếu sáng tự nhiên không đảm bảo.
* Khoảng cách bàn đầu, bàn cuối đến bảng: Diện tích lớp học có vai
trị rất quan trọng trong vệ sinh học đường đối với học sinh chiều dài, chiều rộng còn dẫn đến việc kê bàn ghế của học sinh trong lớp học. Theo tiêu chuẩn quy định Bàn đầu đặt cách bảng từ 170cm đến 200cm. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 800cm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy bàn đầu của trường Chuyên kê chưa đúng, còn quá xa so với quy định dẫn đến tình trạng khi ngồi học học sinh sẽ khó nhìn chữ viết trên bảng, mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến hiện tượng mỏi mắt.
* Hệ số chiếu sáng tự nhiên: Theo quy định hệ số ánh sáng tự nhiên
không dưới 0,2. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở các lớp khối 12 của trường Ngô Sỹ Liên hệ số chiếu sáng tự nhiên còn thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý cũng nên quan tâm để khắc phục kịp thời.
* Cường độ ánh sáng trung bình: Theo tiêu chuẩn thì cường độ ánh
sáng không được nhỏ hơn 100 lux và cũng không được lớn hơn 700 lux. Kết qua nghiên cứu của chúng tơi thì cường độ chiếu sáng trung bình của 02 trường đều đạt tiêu chuẩn cho phép khơng có khối lớp học nào có ánh sáng dưới 100 lux. Tuy vậy các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo độ chiếu sáng phù hợp nhất cho phòng học là trong khoảng từ 300 lux đến 700 lux.
* Độ chênh lệch chiều cao bàn, ghế: Theo tiêu chuẩn quy định thì chiều cao bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Hiệu số chiều cao bàn, ghế là từ 25-28cm tương đương với học sinh phổ thông trung học [18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiệu số chiều cao bàn, ghế học sinh của 02 trường đều vượt so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả này cũng phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ở một số quận, huyện của Hà Nội năm học 2004-2005 cho thấy 100% bàn ghế của học sinh khơng đúng kích thước, hầu hết đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép và tình trạng này xảy ra ở tất cả 03 cấp khơng chỉ riêng ở cấp III.
Tình trạng sử dụng bàn ghế không đúng tiêu chuẩn, hiệu số chiều cao bàn ghế quá lớn là do chiều cao của bàn vượt quá tiêu chuẩn quy định trong khi chiều cao của ghế lại thấp sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho học sinh như khoảng cách từ mắt tới vở quá gần, học sinh nhanh mỏi do tư thế ngồi học không phù hợp nên dễ các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống…