Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần á châu (Trang 38 - 40)

3.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ phần Á Châu

Trong nền kinh tế mở, doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước đặc biệt của bộ y tế và tổng công ty dược Việt Nam, đồng thời lại kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt từ nhiều phía nhưng Cơng ty Cổ phần Á Châu đã có mục tiêu rõ ràng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc định hướng mục tiêu và thực hiện tốt các mục tiêu đó cịn gặp rất nhiều khó khăn địi hỏi sự nổ lực của ban giám đốc, tồn bộ các cán bộ cơng nhân viên của công ty cùng sự trợ giúp của các ban ngành có liên quan.

Ban giám đốc của cơng ty đã đề ra nhiều chính sách để định hướng mọi hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng trong thời gian tới.

+ Đa dạng hố mặt hàng kinh doanh của cơng ty đi kèm với quản lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng giai đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh.

+ Cũng cố và mở rộng thị trường trong nước từng bước phát triển thị trường quốc tế với phương châm : “ Đa dạng hoá chức năng, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường”.

+ Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, của sản xuất, tiêu dùng trong xã hội trên cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và chấp hành nghiêm túc các quy định, chính sách của nhà nước.

+ Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh đồng đều cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, phấn đấu nâng cao doanh số, chất lượng sản phẩm, đảm bảo chí phí hợp lý, giữ vững uy tín hình ảnh của cơng ty trong thị trường nội địa và quốc tế, góp phần làm tăng lợi ích xã hội.

3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty

- Áp dụng khoa học cơng nghệ trong q trình đổi mới, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khai thác nhằm phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

- Phương hướng quản trị VLĐ của Công ty trong những năm tới

+ Nâng cao năng lực sản xuất đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm lên 10% - 15%.

+ Tăng cường khả năng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, tận dụng các khoản vốn chiếm dụng sao cho đạt hiệu quả nhưng vẫn giữ được tính linh hoạt trong khâu thanh toán.

+ Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, quay vịng vốn, sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả hơn.

+ Phân bố lại cơ cấu VLĐ, sử dụng chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định và có hiệu quả.

+ Đưa ra các chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ sau khi bán hàng.

- Sử dụng các biện pháp chăm sóc khách hàng, tiếp thị quảng cáo về cơng ty hay từng sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của cơng ty.

- Tính tốn hiệu quả kinh tế đầu vào từ khâu nhập khẩu như : Hạn chế rủi do do biến động giá cả, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cho tới hàng sản xuất tại các xưởng sao cho sản phẩm có giá thành hợp lý, chất lượng cao, đủ sức đứng vững trên thị trường.

- Củng cố nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý điều hành kinh doanh sao cho phù hợp và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động hiện nay.

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác quản lý.

- Quản lý kinh tế : nghiêm túc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách, thuế theo luật định, quản lý chặt chẽ vốn lưu động và tài sản cố định, công nợ và thu hồi công nợ, quản lý tốt các nguồn vốn để tăng hiệu quả sử dụng, thanh quyết toán kịp thời đúng chế độ quy định.

Thực hiện mọi quy chế, quy định về quản lý chuyên môn trong sản xuất kinh doanh và duy trì chế độ kiểm tra thống nhất trong tồn cơng ty, phấn đấu khơng có lơ nào xếp loại kém chất lượng phải thu hồi.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần á châu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)