Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần á châu (Trang 41 - 43)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công

3.2.2. Tổ chức thực hiện

a. Hồn thiện cơng tác quản trị tiền mặt

- Lựa chọn chiến lược thanh khoản phù hợp, tính toán, cân đối lại giữa dự trữ vốn bằng tiền và nợ ngắn hạn phải trả

- Đẩy nhanh tốc độ thu tiền trong việc bán hàng và nợ phải thu

- Cơng ty nên có chương trình khuyến mãi cho khách hàng trả tiền sớm. - Tiết kiệm chi tiêu, giảm chi phí, lập quỹ dự phịng tài chính

- Xây dựng và phát triển các mơ hình dự báo tiền mặt có độ chính xác cao. Tính tốn và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp công ty ước lượng được khoản định mức ngân quỹ là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để công ty chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này.

- Bộ phận kinh doanh công ty cần tăng cường thực hiện dự báo tình hình biến động giá trong ngành vật liệu xây dựng cũng như tình hình về thủy sản đặc biệt là tơm trên thị trường để có những chính sách điều chỉnh phù hợp, ổn định kịp thời những tình huống xấu xảy ra, nhanh chóng đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt và xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách các mẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận...). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở quy mô của từng doanh nghiệp. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh tốn để việc thanh tốn diễn ra thuận lợi và chính xác.

- Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trị của kế tốn và thủ quỹ. Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổ quỹ với số liệu kế tốn

b. Hồn thiện công tác quản trị hàng tồn kho

Giảm tối thiểu chi phí lưu kho đồng thời vẫn đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục bằng cách đầu tư vào khâu marketing, quảng bá sản phẩm nhằm đẩy mạnh các chính sách tiêu thụ

c. Hồn thiện cơng tác quản trị khoản phải thu

- Xác định mức chiết khấu phù hợp đối với các đại lý.

- Xây dựng chính sách tín dụng thương mại phù hợp. Theo giải pháp này thì cơng ty cần định lượng, đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của công ty nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm sốt nợ phải thu. Thơng qua việc theo dõi thường xuyên kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem các khoản phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng của nó để có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa nợ phải thu quá hạn.

. - Bộ phận kinh doanh bán hàng nên chọn lọc khách hàng truyền thồng, có uy tín, xem xét các hợp đồng kinh tế cho phù hợp, chặt chẽ, không để khách hàng chiếm dụng và không thu hồi được.

- Xem xét, phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng. Theo đó, mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, lợi nhuận… Như vậy, các khoản phải thu sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.

- Công ty cần chú trọng việc đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo cho các bộ quản lý và cán bộ tài chính về cơng tác quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại, cần phải huấn luyện các kỹ năng chuyên môn về quản lý nợ, kỹ năng đánh giá, xử lý nợ…

cho cán bộ quản lý nợ. Đồng thời, nên khuyến khích và thưởng xứng đáng cho những nhân viên thu nợ hiệu quả khi đó sẽ tạo tinh thần phấn đấu cho các nhân viên đó càng thực hiện tốt cơng tác của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần á châu (Trang 41 - 43)