Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu ngân sách Đà Nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 33 - 36)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu NSNN 2.635 3.588 5.121 5.510 6.489 9.569 11.886 13.430 16.580 19.826 14.879 16.947 Tổng thu NSNN* 2.543 3.457 4.902 5.216 6.166 8.377 8.943 8.837 12.127 14.401 8.989 12.073 Tổng thu DN 581 684 841 1.082 1.306 1.417 1.959 2.024 3.029 3.625 3.430 4.870 DN Nhà Nước 304 370 421 574 653 727 827 839 989 997 1.066 1.190 DN tư nhân 133 178 215 283 341 455 640 676 1.280 1.729 1.477 2.050 FDI 144 136 205 225 312 235 492 509 760 904 887 1.630 Cơ cấu thu

của DN 22% 19% 17% 20% 21% 15% 17% 15% 19% 19% 23% 29% DN Nhà

Nước 12% 11% 9% 11% 10% 8% 7% 7% 6% 5% 8% 7% DN tư nhân 5% 5% 5% 6% 6% 5% 6% 5% 8% 9% 10% 12%

FDI 5% 3% 3% 3% 5% 2% 4% 3% 5% 5% 5% 10% *Trừ kết dư chuyển nguồn

Nguồn: Bộ tài chính – Báo cáo quyết tốn NSNN trên địa bàn ĐN

Khối DNNN, giai đoạn đầu từ 2002 đến 2009 đóng góp vào NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất của khối doanh nghiệp. Giai đoạn này, Đà Nẵng tập trung hầu hết các nguồn lực cho khối DNNN như vốn, lao động… do đó giai đoạn này DNNN đóng góp vào GDP, đóng góp vào thu NSNN cũng cao hơn hẳn khối DNTN và khối đầu tư nước ngoài. Hầu hết dự án quy

hoạch, chỉnh trang đô thị, giải tỏa đền bù, tái định cư đều được phân bổ cho khu vực nhà nước. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010 cho đến năm 2013, khối DNTN phát huy vai trò năng động của mình, trở thành khối đóng góp nhiều nhất cho khối doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất là 12% trong năm 2013. Theo bảng 3.2 tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối DNTN tăng mạnh từ năm 2008 cho đến năm 2012 chiếm tỷ trọng gấp 1,5 lần so với khối nhà nước trong cơ cấu GDP. Khối đầu tư nước ngồi, bắt đầu từ năm 2010 cũng đóng góp vào thu NSNN của khối doanh nghiệp nhiều hơn những năm trước về cơ cấu thu của khối doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2012 khối FDI đã vượt qua khối DNNN về mức độ đóng góp NSNN của khối doanh nghiệp.

Từ năm 2005, Đà Nẵng bắt đầu chú trọng vào thu hút đầu tư nước ngoài nên vốn đầu tư đăng ký FDI bắt đầu tăng mạnh. Năm 2007, lần đầu tiên vốn đăng ký vượt con số 1 tỷ USD lến đến 1,7 tỷ USD. Năm 2005, thành phố bắt đầu tách trung tâm Xúc tiến đầu tư, từ trực thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư sang UBND thành phố ngang cấp với Sở. Chính sách này đã phát huy tác dụng, ngoài ra việc quy hoạch chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng “cứng” tương đối tốt nên đã thu hút được FDI trong lĩnh vực bất động sản và du lịch, dịch vụ….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu ngân sách Đà Nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 33 - 36)