Khả năng chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu ngân sách Đà Nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 36)

thế h tương lai (Công bng - Fairness)

Cần có cái nhìn khách quan và công bằng về tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng trong thời gian qua. Tuy có những yếu tố chưa bền vững trong thu ngân sách, nhưng trong dài hạn có thể thấy được tính bền vững cho ngân sách.

Đà Nẵng từ chỗ cả thành phố chỉ có hơn 360 con đường có tên, sau 17 năm tăng lên hơn 1.460 con đường có tên. Năm 2003, tại Đà Nẵng chỉ có 69 khách sạn với 2.391 phòng và doanh thu từ du lịch là 231 tỷ đồng, tổng lượt khách đến Đà Nẵng là 517.527 lượt với 123.911 khách quốc tế. Tính đến nay, Đà Nẵng có 61 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 5.786,8 triệu USD (121.523 tỷ đồng), trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.431,6 triệu USD (30.064 tỷ đồng) và 49 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 4.355,2 triệu USD (91.460 tỷ đồng). Tổng thu du lịch 7.784,1 tỷđồng tăng 29,8% so với năm 2012 và đạt 119,8% kế hoạch năm. Tổng lượt khách 3.117.558 lượt tăng 17,2% so với năm 2012; trong đó khách quốc tế 743.183 lượt, tăng 17,8% so với năm 2012. Tổng số cơ sở lưu trú đến 31/12/2013 là 391 khách sạn với 13.634 phòng2.

Trong điều kiện nguồn lực của Trung ương và địa phương đều có hạn, Đà Nẵng đã có cách làm sáng tạo, huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực đất đai. Đà Nẵng đã biến nguồn lực đất đai từ tiềm năng thành hiện thực. Đà Nẵng đã chủ động chọn việc xây dựng hạ tầng, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông đi trước một bước, chấp nhận mất cân đối trước mắt để phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai. Trong hoàn cảnh cụ thể, Đà Nẵng tìm tòi lựa chọn phương hướng để phát triển và đã làm được điều đó, nhiều địa phương khác đã không làm được như Đà Nẵng( Bộ Chính trị, 2013).

Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết, kinh tế của thành phố phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, thu ngân sách từ năm 2012 – 2013 của Đà Nẵng đã có những kết quả đáng khích lệ và đang có xu hướng bền vững( Nguyễn Phú Trọng, 2013). Trong khi Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh đất sốt hơn nhiều lần nhưng nhà nước

2

không khai thác được mấy đồng, thì Đà Nẵng làm được khá nhiều việc từđồng tiền thu từ đất đai (Hồ Trung Tú, 2013). Năm 2009, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng về thăm Đà Nẵng để học hỏi kinh nghiệm về chính sách đổi đất lấy hạ tầng, nhưng Hà Nội vẫn không áp dụng được gì, hàng loạt tuyến đường quan trọng của Hà Nội làm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau nhiều năm thi công cầm chừng, đến nay có nguy cơ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc lặp lại dự án, đàm phán lại hợp đồng (Trúc Linh, 2014)

Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải thất bại trong chính sách đổi đất lấy hạ tầng, qua các dự án phát triển bán đảo Thủ Thiêm và dự án xây dựng đường Tân Sơn nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (Huỳnh Thế Du & Alex Ngo, 2010).

Khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã tác động mạnh đến nhiều mặt kinh tế - xã hội các địa phương trong cả nước chứ không riêng gì Đà Nẵng. Trong khủng hoảng mà Đà Nẵng vẫn phát triển được như hiện nay là đã hết sức nỗ lực, bởi vậy, rất cần những đánh giá công bằng. Đà Nẵng không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể, nguồn vốn của trung ương đầu tư cho thành phố cũng không quá dồi dào. Đất không phải “bán” một lần là xong, mà nó liên tục tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế trung dài hạn. Đơn cử, việc giao đất cho các nhà đầu tư du lịch ven biển, không phải giao xong là hết, mà từđó mới có các resort, khách sạn, nhà hàng… và các đơn vị này tạo công ăn việc làm, đóng thuế, làm cho thành phố phát triển. Để hiểu về đất cần phải hiểu sự vận hành tạo ra giá trị gia tăng của nó chứ không phải đơn giản là mua và bán. Nhìn rộng ra, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, đánh giá một cách toàn diện, so sánh với tình hình chung của cả nước, Đà Nẵng vẫn là một trong những điểm sáng. Không phải vô cơ mà ngân hàng thế giới, chọn duy nhất Đà Nẵng đểđầu tư dự án phát triển bền vững ở Việt Nam3.

Nếu như những năm trước đây, cơ cấu thu ngân sách từđất có thời điểm chiếm tới 50% thì năm 2013 chỉ chiếm 25% và trong năm 2014, dự kiến sẽ chiếm 20%, cho thấy nguồn thu của Đà Nẵng đối với sản xuất kinh doanh và dịch vụ đã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách thành phố, quy mô đô thịđược mở rộng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và bộ mặt thành phố thay đổi rõ nét, công tác quy hoạch, quản lý đô thị tạo được nhiều ấn tượng

3

Ý kiến phỏng vấn tác giả luận văn đăng trên báo Công An Đà Nẵng ngày 30/8/2013 trong bài: “Đà Nẵng: cần những đánh giá toàn diện, công bằng” do phóng viên Nguyễn Lê thực hiện.

tốt. Đà Nẵng liên tiếp được các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá là thành phố có những ấn tượng tốt về môi trường như: “Một trong 20 thành phố có hàm lượng carbon thấp” do APEC công nhận tháng 11/2012, tổ chức định cư con người Liên Hiệp Quốc tại Châu Á (VN Habitat Châu Á) trao tặng giải thưởng cho Đà Nẵng “Phong cảnh thành phố Châu Á năm 2013”( Văn Hữu Chiến, 2014).

Tiểu kết: Qua phân tích cơ cấu thu- chi ngân sách Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 , dựa trên khung phân tích Schick (2005), được tiếp cận dưới 4 tiêu chí: (1) Khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính hiện tại; (2) Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng; (3) Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại; (4) Khả năng chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tương lai. Tác giả đánh giá tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng trong ngắn hạn, còn có yếu tố chưa thực sự bền vững, đặc biệt trong cơ cấu thu ngân sách còn phụ thuộc vào khoản thu đặc biệt là đất, chi ngân sách chủ yếu chi cho đầu tư phát triển, nguồn chi này có yếu tố bền vững. Đểđánh giá khách quan và công bằng, rõ ràng trong dài hạn, tính bền vững của ngân sách có nhiều yếu tố bền vững hơn, do có độ trễ về mặt thời gian của chính sách nên cần phải có thời gian thì chính sách mới phát huy tác dụng. Mặt khác, trong tương lai chi cho đầu tư phát triển không còn nhiều, thành phố không tập trung cho quy hoạch hạ tầng, đường sá hay giải tỏa, bố trí tái định cư. Nguồn lực từ khu vực tư nhân sẽđảm nhận nhiệm vụ chi này, làm giảm bớt áp lực đầu tư công cho thành phố trong dài hạn.

CHƯƠN 4

ẾT HUYN N Ị CH NH SÁCH

ết ậ

Qua phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mô hình tài chính công của Đà Nẵng, ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa mô hình tài chính công với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Chính sách của Đà Nẵng là tập trung vào quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác quỹđất hay còn gọi là chính sách đổi đất lấy hạ tầng. Mặt tích cực của việc chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu là chi đầu tư cơ sở hạ tầng làm bộ mặt đô thị nhanh chóng được hiện đại hóa. Hơn một ngàn con đường được xây mới, hàng trăm khách sạn được mọc lên. Đà Nẵng đã biết tận dụng nguồn thu từđất để tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, diện tích đất đô thịĐà Nẵng được mở rộng ra gấp nhiều lần so với đô thị cũ. Nguồn thu từ đất, Đà Nẵng tập trung chi cho an sinh xã hội theo chính sách “5 không, 3 có”. Hơn 7000 căn hộ chung cưđược xây cho người nghèo và CBCNV. Có thể nói chính sách an sinh xã hội của Đà Nẵng là tốt nhất cả nước.

Thu ngân sách Đà Nẵng phụ thuộc rất lớn nguồn thu từđất (chiếm tỷ trọng 40%) cho đến khi bất động sản đóng băng năm 2012. Trong khi đó thu từ thuế, phí và lệ phí, tức các khoản thu phân chia chiếm tỷ lệ rất thấp (26%). Có thể nói thu ngân sách Đà Nẵng chưa có tính bền vững trong suốt giai đoạn (2002 – 2012), vì phụ thuộc rất lớn khoản thu từđất. Nhưng Đà Nẵng đã biết vận dụng linh hoạt nguồn thu từ đất để xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị kiểu mẫu của cả nước. Mô hình của Đà Nẵng cũng là bài học cho các tỉnh thành khác trong tương lai.

Chi ngân sách Đà Nẵng tập trung cho chi đầu tư phát triển, đây là khoản chi mang tính bền vững. Đà Nẵng ưu tiên tập trung cho hạ tầng giao thông như: sân bay, cầu cảng, đường sá, quy hoạch chỉnh trang đô thị. Tạo hạ tầng “cứng” rất tốt cho phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ. Mặt khác, chi cho hạ tầng khu công nghiệp còn yếu nên hạn chế doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp. Chi thường xuyên tập trung cho giáo dục đào tạo, khoản chi này có tính bền vững trong trung dài hạn. Chi cho an sinh xã hội khá tốt, nhưng chi cho hỗ trợ kinh tế rất thấp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực doanh nghiệp. Cơ cấu chi của Đà

Nẵng đủđể tài trợ cho việc chi thường xuyên, nên có thể nói Đà Nẵng không phải đối mặt với nguy cơ ngân sách thiếu bền vững.

Xét trong dài hạn, Đà Nẵng đã biết chớp thời cơ biến nguồn lực đất đai từ tiềm năng thành hiện thực trong xây dựng và phát triển thành phố, đó là đã chủđộng chọn việc xây dựng hạ tầng, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông đi trước một bước, chấp nhận mất cân đối trước mắt để phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai.

huyến nghị chính sách

4.2.1. Khuy n ngh vi Đà Nng

Chính sách tài chính công, phần nào phản ánh được chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2002 – 2012. Cơ cấu thu – chi ngân sách của Đà Nẵng đã bộc lộ rõ những thành tựu và hạn chế trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, thông qua phân tích luận văn của tác giả nêu trên. Trong ngắn hạn, tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng còn có mặt hạn chế, đặc biệt qua cơ cấu thu ngân sách, phụ thuộc rất lớn vào khoản thu đặc biệt, khoản thu chính từđất kém bền vững. Nhưng trong dài hạn, có thể nói ngân sách Đà Nẵng có yếu tố bền vững, tác giả có một số khuyến nghị với chính quyền về các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách và chi ngân sách hợp lý, dựa trên khung phân tích của đề tài.

4.2.1.1. Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp phát triển

Nguồn thu từđất luôn chiếm tỷ trọng cao trong khoản thu đặc biệt cũng như nguồn thu cho ngân sách của Đà Nẵng, đây là nguồn thu kém bền vững (Rosengard&đtg, 2006). Nguồn thu được phân chia (thuế các loại) và nguồn thu thường xuyên là các khoản thu có yếu tố bền vững vì có tính ổn định và dễ tăng của Đà Nẵng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu. Để tăng trưởng nguồn thu này, thành phố cần xây dựng chính sách hướng đến doanh nghiệp, xem doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ chính. Chính quyền thành phố cần đề cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân và đề ra các chính sách công bằng, minh bạch với các thành phần kinh tế. Khu vực nhà nước luôn được thành phố ưu đãi về tín dụng đất đai… nhưng đóng góp cho tăng trưởng của GDP và giải quyết việc làm trong những năm gần đây là kém nhất. Đà Nẵng cần bình đẳng, cho khu vực tư nhân được tham

gia vào các dự án hạ tầng của thành phố, trên cơ sở công khai, minh bạch và tổ chức đấu thầu, nhằm lựa chọn nhà đầu tư từ khu vực tư nhân trên cả nước có uy tín, năng lực tài chính tham gia vào các dự án hạ tầng bằng các hình thức đầu tư như BT, BOT và mô hình hợp tác công tư PPP. Có như thế sẽ giảm nguồn lực đầu tư cho khu vực công, khu vực tư nhân sẽđảm đương tốt hơn và đóng góp hiệu quả hơn cho thành phố, góp phần cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả.

Nguồn thu từđất sẽ sớm cạn kiệt trong trung, dài hạn nên Đà Nẵng cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đầu tư và tiêu dùng cũng gia tăng, tạo điều kiện để mở rộng cơ sở thuế cho việc thu ngân sách lâu dài và làm tăng tính bền vững cho ngân sách.

Thực trạng hiện nay, tính đến 31/12/2012, Đà Nẵng có 13.816 doanh nghiệp đang hoạt động mà đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 74,6%. Vì thế Đà Nẵng không có doanh nghiệp nào tầm cỡ quốc gia như các tỉnh thành khác ( Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có Hoàng Anh - Gia Lai, Đăk Lăk có Trung Nguyên, Khánh Hòa có Khatoco…)

Đà Nẵng cần tiếp tục kêu gọi đầu tư từ khu vực FDI và các tập đoàn trong nước, trên cơ sở lựa chọn các ngành nghề phù hợp với việc xây dựng thành phố môi trường. Thành phố cần đưa ra thông điệp kêu gọi đầu tư, với việc thành phố sẵn sàng thu hút công nghệ cao và chế biến chế tạo, chứ không như trước đây chỉ là bất động sản và du lịch, dịch vụ.

Thành phố cần thể hiện được vai trò là nhân tố trung tâm của vùng, là đầu tư liên kết kinh tế vùng, làm sao cho có sức lan tỏa đến các địa phương xung quanh bằng các chính sách và hành động cụ thể như: cung cấp lao động, đào tạo, dịch vụ tài chính, cảng biển…

Đà Nẵng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt cần tiếp tục cải thiện các tiêu chí đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nhằm thu hút nhà đầu tư. Thành phố cần tạo mọi điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp phát triển, tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính vào các hiệp hội, nâng cao vai trò của các hiệp hội để hiệp hội thực sự là cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp.

có giải pháp cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn khác như: nguồn vốn của quỹđầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đặc biệt để doanh nghiệp phát triển, lãnh đạo thành phố cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn và xem cách điều hành một thành phố nhưđiều hành một doanh nghiệp, làm sao cho hiệu quả, trong đó đem lại quyền lợi cho mọi tổ chức và cá nhân sống trên địa bàn.

Như phân tích ở chương 3, trong một thời gian dài, Đà Nẵng chỉ bán đất cho doanh nghiệp mà không cho thuê đất. Nên các doanh nghiệp trong nội thành , hầu hết ở khu vực tư nhân, buộc phải dịch chuyển ra ngoại thành, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đối với chính sách đất đai, thành phố cần chuyển việc bán quyền sử dụng đất sang cho các doanh nghiệp thuê đất. Như thế, sẽ giảm được áp lực về chi phí cho doanh nghiệp trong ngắn hạn.Trong khi đó, thành phố cho thuê đất sẽ có được nguồn thu dài hạn và quyền sử dụng đất vẫn còn của nhà nước để tiếp tục phát triển các dự án kinh tế - xã hội về lâu dài theo sựđiều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu ngân sách Đà Nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)