Khuy n nghị với Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu ngân sách Đà Nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 40)

Chính sách tài chính công, phần nào phản ánh được chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2002 – 2012. Cơ cấu thu – chi ngân sách của Đà Nẵng đã bộc lộ rõ những thành tựu và hạn chế trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, thông qua phân tích luận văn của tác giả nêu trên. Trong ngắn hạn, tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng còn có mặt hạn chế, đặc biệt qua cơ cấu thu ngân sách, phụ thuộc rất lớn vào khoản thu đặc biệt, khoản thu chính từđất kém bền vững. Nhưng trong dài hạn, có thể nói ngân sách Đà Nẵng có yếu tố bền vững, tác giả có một số khuyến nghị với chính quyền về các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách và chi ngân sách hợp lý, dựa trên khung phân tích của đề tài.

4.2.1.1. Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp phát triển

Nguồn thu từđất luôn chiếm tỷ trọng cao trong khoản thu đặc biệt cũng như nguồn thu cho ngân sách của Đà Nẵng, đây là nguồn thu kém bền vững (Rosengard&đtg, 2006). Nguồn thu được phân chia (thuế các loại) và nguồn thu thường xuyên là các khoản thu có yếu tố bền vững vì có tính ổn định và dễ tăng của Đà Nẵng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu. Để tăng trưởng nguồn thu này, thành phố cần xây dựng chính sách hướng đến doanh nghiệp, xem doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ chính. Chính quyền thành phố cần đề cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân và đề ra các chính sách công bằng, minh bạch với các thành phần kinh tế. Khu vực nhà nước luôn được thành phố ưu đãi về tín dụng đất đai… nhưng đóng góp cho tăng trưởng của GDP và giải quyết việc làm trong những năm gần đây là kém nhất. Đà Nẵng cần bình đẳng, cho khu vực tư nhân được tham

gia vào các dự án hạ tầng của thành phố, trên cơ sở công khai, minh bạch và tổ chức đấu thầu, nhằm lựa chọn nhà đầu tư từ khu vực tư nhân trên cả nước có uy tín, năng lực tài chính tham gia vào các dự án hạ tầng bằng các hình thức đầu tư như BT, BOT và mô hình hợp tác công tư PPP. Có như thế sẽ giảm nguồn lực đầu tư cho khu vực công, khu vực tư nhân sẽđảm đương tốt hơn và đóng góp hiệu quả hơn cho thành phố, góp phần cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả.

Nguồn thu từđất sẽ sớm cạn kiệt trong trung, dài hạn nên Đà Nẵng cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đầu tư và tiêu dùng cũng gia tăng, tạo điều kiện để mở rộng cơ sở thuế cho việc thu ngân sách lâu dài và làm tăng tính bền vững cho ngân sách.

Thực trạng hiện nay, tính đến 31/12/2012, Đà Nẵng có 13.816 doanh nghiệp đang hoạt động mà đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 74,6%. Vì thế Đà Nẵng không có doanh nghiệp nào tầm cỡ quốc gia như các tỉnh thành khác ( Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có Hoàng Anh - Gia Lai, Đăk Lăk có Trung Nguyên, Khánh Hòa có Khatoco…)

Đà Nẵng cần tiếp tục kêu gọi đầu tư từ khu vực FDI và các tập đoàn trong nước, trên cơ sở lựa chọn các ngành nghề phù hợp với việc xây dựng thành phố môi trường. Thành phố cần đưa ra thông điệp kêu gọi đầu tư, với việc thành phố sẵn sàng thu hút công nghệ cao và chế biến chế tạo, chứ không như trước đây chỉ là bất động sản và du lịch, dịch vụ.

Thành phố cần thể hiện được vai trò là nhân tố trung tâm của vùng, là đầu tư liên kết kinh tế vùng, làm sao cho có sức lan tỏa đến các địa phương xung quanh bằng các chính sách và hành động cụ thể như: cung cấp lao động, đào tạo, dịch vụ tài chính, cảng biển…

Đà Nẵng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt cần tiếp tục cải thiện các tiêu chí đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nhằm thu hút nhà đầu tư. Thành phố cần tạo mọi điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp phát triển, tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính vào các hiệp hội, nâng cao vai trò của các hiệp hội để hiệp hội thực sự là cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp.

có giải pháp cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn khác như: nguồn vốn của quỹđầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đặc biệt để doanh nghiệp phát triển, lãnh đạo thành phố cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn và xem cách điều hành một thành phố nhưđiều hành một doanh nghiệp, làm sao cho hiệu quả, trong đó đem lại quyền lợi cho mọi tổ chức và cá nhân sống trên địa bàn.

Như phân tích ở chương 3, trong một thời gian dài, Đà Nẵng chỉ bán đất cho doanh nghiệp mà không cho thuê đất. Nên các doanh nghiệp trong nội thành , hầu hết ở khu vực tư nhân, buộc phải dịch chuyển ra ngoại thành, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đối với chính sách đất đai, thành phố cần chuyển việc bán quyền sử dụng đất sang cho các doanh nghiệp thuê đất. Như thế, sẽ giảm được áp lực về chi phí cho doanh nghiệp trong ngắn hạn.Trong khi đó, thành phố cho thuê đất sẽ có được nguồn thu dài hạn và quyền sử dụng đất vẫn còn của nhà nước để tiếp tục phát triển các dự án kinh tế - xã hội về lâu dài theo sựđiều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho thành phố.

4.2.1.2. Xây d ng kế hoạch chi ngân sách hợp lý

Trong những năm qua, Đà Nẵng tập trung chi cho đầu tư phát triển (chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị. Đến nay, quá trình đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành và đã phát huy tác dụng. Do đó, Đà Nẵng cần từng bước giảm dần tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách quá lớn như hiện nay, như thế sẽ giảm bớt sự chèn lấn nguồn lực của xã hội giành cho khu vực công và góp phần kiềm chế lạm phát từ việc đầu tư công.

Đà Nẵng cần tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên, đặc biệt cần tăng chi cho sự nghiệp hỗ trợ kinh tế, chi cho khoa học công nghệ để thúc đẩy kinh tế phát triển theo chiều sâu. Đà Nẵng cần cắt giảm khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước, để tập trung nguồn lực cho các khoản chi cần thiết hơn.

Đà Nẵng cần tăng chi cho văn hóa theo mức trung ương qui định ít nhất là 1,8% của tổng chi ngân sách toàn thành phố, hiện nay chỉ có bình quân là 0,9% trên tổng chi. Tăng chi cho văn hóa sẽ làm tăng khả năng lưu trú của du khách, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư, góp phần làm tăng và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững trong tương lai.

Trước đây, Đà Nẵng dành phần lớn ngân sách để xây dựng các cơ sở hạ tầng trọng điểm để thu hút đầu tư cho du lịch & dịch vụ, thì nay cần chú trọng đến việc xây dựng hạ tầng phục vụ khu công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn để thu hút nhiều hơn nữa các tổ chức kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng của GDP thành phố, đóng góp vào nguồn thu ngân sách bền vững trên địa bàn Đà Nẵng trong những năm sắp đến. Đà Nẵng cần tăng chi cho đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất như: đào tạo việc làm, cơ sở y tế, giáo dục, nhà ở cho con em công nhân…

Đà Nẵng cần cân đối chi tiêu hợp lý, để tạo nguồn tăng thêm vốn cho quỹđầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng hay tăng chi cho các hoạt động hỗ trợ thương mại, xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, để kiểm soát chi tiêu bền vững, Đà Nẵng cần xây dựng một kế hoạch chi tiêu trong trung hạn và dài hạn.

4.2.2. Khuy n ngh vi chính quyn trung ương

Cho phép Đà Nẵng được giữ nguyên khoản thu phân chia với mức 85% trong giai đoạn 2015 – 2020. Trên cơ sởđó, Đà Nẵng có kế hoạch chủđộng xây dựng chi cho đầu tư phát triển một cách hợp lý trong giai đoạn 2015 – 2020, nhằm tạo tiền đề phát triển thành phố bền vững.

Hiện nay theo luật ngân sách 2002, đối với các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành như hệ thống ngân hàng, kiểm toán thì toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển về nộp tại trung ương, do đó đề nghị Quốc hội, chính phủ cho phép nộp thuế thu nhập tương ứng phát sinh tại địa phương để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Ngoài ra, đểĐà Nẵng trở thành đầu tàu của cả khu vực miền trung và Tây Nguyên, chính quyền trung ương cần tập trung phân bổ nhiều nguồn lực hơn nữa cho Đà Nẵng.

4.2.3. Khuyến ngh vi các tnh thành khác

Qua mô hình tài chính công của Đà Nẵng, địa phương khác cần tham khảo và áp dụng cho phù hợp với thực tế của mình. Chính sách đổi đất lấy hạ tầng đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Đà Nẵng. Từ nguồn thu này Đà Nẵng đã tập trung vào chi đầu tư xây dựng cơ bản làm thay đổi bộ mặt đô thị Thành phố. Nhưng nguồn thu này lại chưa bền vững và không ổn định trong dài hạn. Mặc dù chi thường xuyên của Đà Nẵng không lớn nhưng Đà

Nẵng tập trung cho các chính sách an sinh xã hội tạo được sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân như chính sách “5 không, 3 có”.

Để thu ngân sách có tính bền vững, địa phương khác cần chú trọng vào nguồn thu từ thuế… có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.

4.2.4. Tính kh thi ca các khuyến ngh

Các khuyến nghị trên theo tác giả là cần thiết cho Trương ương, Đà Nẵng và cho cả các tỉnh thành khác. Nhưng để thay đổi theo các khuyến nghị trên cần phải có thời gian và có các nghiên cứu chuyên sâu hơn từ quốc hội, chính phủ hay các Bộ, Ngành. Thậm chí cần thiết phải sửa đổi lại Luật ngân sách…

hiếm khuyết của đề tài nghiên cứu

Tác giảđã cố gắng thu thập thông tin và các dữ liệu tốt nhất có liên quan đến lĩnh vực tài chính công của Đà Nẵng. Song đề tài nghiên cứu vẫn có những khiếm khuyết:Thứ nhất; nhận định của tác giả còn mang tính chủ quan và mang nặng tính lý thuyết. Thứ hai; chưa có số liệu của các tỉnh thành khác nên chưa so sánh mô hình tài chính công của Đà Nẵng với các tỉnh thành khác. Thứ ba, tài chính công là lĩnh vực nhạy cảm, dữ liệu thu thập được là dữ liệu thứ cấp nên có những hạn chế nhất định về mặt thông tin, làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

T U THAM KHO Tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 33/NQ – T của Bộ Chính trị khóa IX ban hành ngày 16/10/2003 về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệ ện đại hóa đất nước.

2. Bộ Chính trị (2013), Kết luận 75/KL-T của Bộ Chính trị ban hành ngày 12/11/2013 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/T của Bộ Chính trị khóa IX “Về xây dựng và phát triển thành phốĐà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hiện đại hóa đất nước”.

3. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2007), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006 NXB Thống kê 2007, Hà Nội.

4. Cục Thống kê thành phốĐà Nẵng (2009), Niên giám thống kê thành phốĐà Nẵng

NXB Thống kê, 2009, Hà Nội.

5. Cục Thống kê thành phốĐà Nẵng (2013), Niên giám thống kê thành phốĐà Nẵng

NXB Thống kê, 2013, Hà Nội.

6. Đảng bộ TP. Đà Nẵng (2010), Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ

thành phốĐà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015.

7. Phạm Thị Hường (2012), Chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trường hợp tỉnh Tuyên Quang.

8. Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh (2008), Phân cấp tại Việt Nam: các thách thức và gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vữ Nghiên cứu của cơ quan phát triển Quốc Tế Hoa Kỳ tài trợ.

9. Hồ Kỳ Minh (2013), Báo cáo hội thảo khoa học: “đánh giá tính bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phốĐà Nẵ thực trạng và những vấn đềđặt ra”.

10. Nguyễn Xuân Thành (2003), Đà Nẵng: Lựa chọn chính sách đầu tư và phát triển kinh tế Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Quỹ Châu Á và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

11.Thủ tướng Chính phủ(2010), Quyết định số 1866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/10/2010 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phốĐà Nẵng đến năm 2020.

PHỤ LỤC 1: ẢN TỔ HỢP S ỆU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ À N NG GIAI ĐOẠN 2002 – 2012 STT ĐVT: Triệu đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thu ngân sách nhà nước 2.635.486 3.588.278 5.121.625 5.510.515 6.489.759 9.569.306 11.88.6279 13.430.672 16.580.827 19826201 14.879.027 Tổng thu ngân sách nhà nước (trừ kết dư. chuyển nguồn) 2.543.100 3.457.329 4.902.616 5.216.476 6.166.122 8.377.852 8.943.395 8.837.196 12.127.650 14.401.050 8.989.493 1 Thu từ kinh tế quốc doanh 304.120 370.858 421.587 574.488 653.170 727.315 827.821 839.394 989.637 997.820 1.066.945 1.1 Thu từ DNNN trung ương - 312.586 361.186 501.936 589.892 618.267 709.403 736.517 841.694 859.237 954.782 1.2 Thu từ DNNN địa phương - 58.272 60.401 72.552 63.278 109.048 118.418 102.877 147.943 138.583 112.163 2 Thu từ DN đầu tư nước ngoài 146.779 136.728 205.866 225.123 312.662 235.529 492.837 509.571 760.432 904.488 887.073 3 Khu vực công thương

nghiệp ngoài quốc

doanh 133.450 178.175 215.446 283.006 341.331 455.510 640.692 676.560 1.280.438 1.724.377 1.477.790 4 Thuế sử dụng đất nông

nghiệp 1.358 111 348 514 801 427 48 0 0 0 0 5 Thuế thu nhập cá nhân 15.899 17.469 20.297 42.412 28.799 60.274 136.977 232.638 435.959 538.084 535.483 Thuế GTGT - 325.214 483.198 690.603 795.783 938.033 1.145.747 1.369.431 1.753.304 2.031.245 2.103.373

Thuế thu nhập doanh

nghiệp - 216.872 193.324 212.563 256.217 282.356 435.358 335.868 778.747 1.009.679 871.180 Thuế tiêu thụđặc biệt(

hàng hóa trong nước) - 116.683 140.831 151.622 137.417 133.503 145.227 178.383 191.762 223.677 301.441 Thuế môn bài - 16.852 13.249 15.406 17.185 19.041 3.528 5.137 87.204 25.483 33.131 Thuế tài nguyên - 1.607 2.160 2.453 2.227 1.940 20.748 24.570 30.462 34.534 22.120 6 Lệ phí trước bạ 30.425 47.799 60.128 59.717 66.836 132.874 173.605 229.625 309.302 365.368 247.878 7 Thu phí xăng dầu - 87.844 105.029 82.537 105.780 110.284 153.525 264.269 288.983 279.460 324.986 8 Thu phí. lệ phí 27.890 42.570 56.881 67.373 88.145 106.806 121.769 121.799 113.070 175.783 163.388 9 Thu hải quan 1.004.554 869.118 994.986 996.727 1.478.091 1.646.140 2.347.146 2.593.835 2.105.442 2.587.952 2347.397 9.1 Thuế xuất khẩu 18.850 31.976 22.829 30.615 38.834 9.2 Thuế nhập khẩu 327.483 1.166.645 761.131 257.112 433.910 9.3 Thuế tiêu thụđặc biệt hàng NK 735.416 579.834 401.637 361.088 601.173 678.154 568.870 418.573 187.374 494.569 240.179 9.4 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 266.114 289.095 593.349 635.639 876.918 967.583 1.431.943 976.641 1.134.107 1.805.656 1.634.475 10 Các khoản thu về nhà. đất 529.749 1.429.426 2.041.745 1.947.820 1.581.739 3.860.865 3.408.229 2.663.540 505.5216 5.763.932 1.767.229 10.1 Thu tiền sử dụng đất 462.335 1.274.820 1.889.105 1.803.898 1.387.037 3.523.999 3.042.161 2.238.225 4.605.975 5.431.120 1.543.643 10.2 Thuế nhà đất 10.804 11.858 11.478 11.870 15.281 18.471 20.424 24.075 26.777 29.691 29.205 10.3 Thuế chuyển quyền sử

dụng đất 15.386 31.443 38.147 34.414 36.693 100.480 136.922 4.625 42 0 0 10.4 Thu tiền thuê mặt đất.

10.5 Thu tiền bán và thuê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thu ngân sách Đà Nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 40)