Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA COCA COLA (Trang 32 - 35)

Chương 2 : Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của CocaCola

2. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường quốc tế

Việc kinh doanh tại thị trường trong nước đã khó, việc kinh doanh tại thị trường quốc tế càng nhiều khó khăn hơn. Để thành cơng thâm nhập vào một thị trường nước ngồi, địi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược thâm nhập đúng đắn phù hợp với quốc gia được lựa chọn, phù hợp với thời điểm thâm nhập, và xây dựng được chiến lược sản phẩm phù hợp với thị trường đó.

Dựa trên thành cơng của Coca Cola tại Việt Nam, chúng em đưa ra một số đề xuất dưới đây.

2.1. Lựa chọn phương thức thâm nhập

Trong giai đoạn đầu tìm hiểu thị trường, cũng là giai đoạn doanh nghiệp chưa có nhiều thơng tin và chưa có điều kiện triển khai hoạt động trực tiếp tại thị trường nước ngoài, xuất khẩu gián tiếp là phương thức phù hợp nhất để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có định hướng phát triển lâu dài trên thị trường quốc tế thì việc sử dụng phương thức liên doanh hay đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại thị trường nước ngoài là phù hợp.

Việc thực hiện liên doanh có những ưu điểm như: Tận dụng thế mạnh của nước sở tại để giảm giá thành sản phẩm, khắc phục hàng rào thuế quan và phi quan thuế, sử dụng được thị trường nước sở tại (chủ nhà), chuyển giao được công nghệ, kỹ thuật sang những quốc gia chậm phát triển. Bên cạnh đó, khi liên doanh, doanh nghiệp cần cân nhắc một số yếu tố như: tình hình chính trị tại nước sở tại, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng bảo vệ bí mật kinh doanh, cơng thức,...

2.2. Lựa chọn thời điểm và tốc độ thâm nhập

Khi tham gia vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp phải cân nhắc nên thâm nhập sớm, tiên phong một thị trường nào đó hay là người theo sau các doanh nghiệp khác trong nước và trên thế giới. Nếu một doanh nghiệp quyết định là người đi tiên phong thì sẽ có những ưu thế như dễ tạo được sự chú ý của khách hàng, dễ tạo ra sự nhận biết thương hiệu, dễ có được các vị trí kinh doanh thuận lợi và dễ dàng chiếm lĩnh hoặc thiết lập hệ thống phân phối. Tuy nhiên nếu thâm nhập sớm, doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro rất cao và chi phí tương đối lớn.

Đồng thời, tính kinh tế theo qui mơ và hiệu quả đường cong kinh nghiệm cũng có thể được thực hiện nhanh hơn do đó giảm chi phí đơn vị sản phẩm. Sau khi đã xác định được quốc gia và thời điểm thâm nhập, doanh nghiệp phải quyết định về tốc độ thâm nhập: doanh nghiệp sẽ thâm nhập nhanh, ào ạt hay từ từ, từng bước vững chắc. Việc lựa chọn tốc độ thâm nhập phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lĩnh vực kinh doanh là hàng tiêu dùng và sự thành công trong kinh doanh dựa trên qui mơ hoạt động lớn thì doanh nghiệp thường lựa chọn hướng thâm nhập nhanh và mở rộng để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nguồn lực về tài chính, nhân sự mạnh, có khả năng quản lý tốt, có nhiều kinh nghiệm thì mới đủ khả năng thâm nhập nhanh.

KẾT LUẬN

Với các phương thức thâm nhập phù hợp, Coca-Cola đã xây dựng được thương hiệu uy tín và gần gũi dù có xuất thân từ nước ngồi, điều này đã giúp Coca-Cola nhanh chóng chinh phục và dẫn đầu thị trường nước giải khát Việt Nam.

Chúng em đã tìm kiếm và phân tích từng phương thức thâm nhập ứng với từng giai đoạn của Coca Cola khi vào thị trường Việt Nam. Từ đó giới thiệu một số bài học kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp thành công hơn trong việc tồn cầu hóa sản phẩm và đưa ra một số gợi ý nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới hiệu quả hơn.

Ngoài ra, chúng em nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng linh hoạt và sáng tạo các phương thức thâm nhập để tồn tại và phát triển tại thị trường quốc tế đầy những thay đổi và cạnh tranh đến từ các đối thủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở, 2019, Kết quả tổng điều tra dân số và nhà

ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê.

2. [https://www.cocacolavietnam.com/], truy cập ngày 15/11/2020.

3. 2016, Thanh Doan, Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm giải khát Coca Cola, https://123docz.net//document/3367966-anh-huong-cua-cac-nhan-to-van-hoa-xa-hoi- ca-nhan-tam-ly-den-hanh-vi-mua-cua-khach-hang-doi-voi-san-pham-nuoc-giai-khat-coca- cola.htm

Một phần của tài liệu MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA COCA COLA (Trang 32 - 35)