CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, CHI PHỐI VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 44 - 45)

KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật về tài sản, nên các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế nói riêng được theo

quan điểm của Nhà nước về thừa kế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của nhân dân và các vấn đề thực tế diễn ra trong đời sống xã hội. Nói cách khác, việc xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế ở

mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống

pháp luật và phong tục, tập quán của từng dân tộc.

Ở nước ta, có thể nhận thấy sự thay đổi trong các quy định của pháp luật về thừa kế luôn xuất phát từ cơ sở lý luận, xã hội và thực tiễn nhất định.

Thời kỳ sau Cách mạng Tháng tám, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản

pháp luật thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Trong Tờ trình của Bộ Tư pháp về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật có đoạn viết: Cuộc khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập chính quyền dân chủ cộng hịa đã đem đến những biến đổi thực sự trong cách thức sinh hoạt và tư tưởng nhân dân Việt Nam. Nói chung, xã hội ta đương đi mạnh dạn trên con đường tiến hóa tất nhiên của lịch sử. Do đó, luật pháp cũng cần phải sửa đổi để thúc đẩy sự tiến hóa đó cho mau chóng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "pháp luật của ta bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người dân lao động. Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ rộng rãi của nhân dân lao động" [21, tr. 76].

Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo phát huy mọi tiềm năng kinh tế của các thành phần

kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu bảo vệ quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơng dân trong quan hệ dân sự, thể hiện được nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt

Nam là tự nguyện, công bằng, hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, phù hợp

với thông lệ quốc tế trong giao lưu dân sự, hệ thống pháp luật, trong đó có

pháp luật thừa kế từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thơng

thống để phát triển kinh tế xã hội phù hợp với cơ chế mới.

Có thể khái quát các yếu tố tác động, chi phối việc xác định diện thừa

kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành của nước ta theo các

vấn đề sau đây.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)