Về thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 94 - 98)

Để đảm bảo quyền và lợi ích của các cháu của người để lại di sản,

thừa kế thế vị cần thiết phải đặt ra trong trường hợp con của người để lại di

sản chết trước người để lại di sản nhưng người con đó khi cịn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005. Bởi lẽ xét theo hệ thân thuộc, cháu khơng có lỗi và cũng không

chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của bố, mẹ. Thiết nghĩ nên quy định cho

cháu, chắt được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ khi cịn sống có một trong các hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật

Dân sự năm 2005, cần sửa điều 677 về "Thừa kế thế vị" theo hướng: "Trong

trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu thay cha, mẹ hưởng phần di sản của ông, bà; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt thay cha, mẹ hưởng phần di sản của các cụ" [27].

Như vậy, để các quy định về thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế

theo pháp luật nói riêng phát huy hiệu quả trong thực tiễn đòi hỏi phải cần

phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hồn thiện chế định thừa kế nói chung, các

quy định về diện và hàng thừa kế nói riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã

hội của đất nước, phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân và có tính tương thích với pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Các vấn đề về người thừa kế, hàng thừa kế, thừa kế thế vị...được sửa đổi, bổ sung sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được dễ dàng, giảm những sai sót đáng tiếc, bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của

công dân. Bên cạnh đó, việc hiểu và áp dụng đúng pháp luật cũng là một yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xét xử các vụ án thừa kế. Cùng với việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về thừa kế, cần có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hoặc Thông tư liên ngành để việc áp dụng pháp luật

được thống nhất giữa các ngành, giữa Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới,

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về một hiện tượng xã hội hay một sự kiện pháp lý cần

xem xét một cách toàn diện trong sự vận động và phát triển của các hiện

tượng, sự kiện đó để tìm ra quy luật phát triển và bản chất của chúng, qua đó sẽ điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội có hiệu quả.

Nghiên cứu về thừa kế, diện và hàng thừa kế theo pháp luật dưới

nhiều góc độ sẽ làm rõ sự phát triển của quan hệ thừa kế có quan hệ mật thiết

với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là với quan hệ sở hữu.

Vai trò của chế định thừa kế là điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản nhằm

bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân, củng cố quan hệ hơn nhân, gia đình và các giá trị văn hóa truyền thống.

Ở nước ta, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, do đó mọi hoạt động của Nhà nước đều lấy lợi ích của nhân dân làm nền tảng chủ đạo. Trong việc quản lý xã hội và điều chỉnh pháp luật, Nhà nước xuất phát từ quyền con người, lấy đó là mục đích điều chỉnh pháp luật. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các quyền tự do, dân chủ và các quyền dân sự, kinh tế của nhân dân. Từ việc quan tâm đó, Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện các

quyền chính trị, dân sự, kinh tế của con người. Trong các quyền kinh tế thì

quyền lao động, quyền sở hữu và thừa kế tài sản của cá nhân được Nhà nước tạo các cơ hội bình đẳng để mọi người thực hiện và thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với năng lực và khả năng của từng người.

Như vậy, quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của cơng

dân được Nhà nước bảo hộ. Tính chất đặc trưng của quyền này là sự định đoạt

tài sản thuộc sở hữu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc

theo pháp luật. Tại các Bộ luật ở nước ta trước đây, những quy định về quyền

phần điều chỉnh và ổn định các quan hệ xã hội phát sinh. Các quy định này đã

có sự kế thừa, hoàn thiện và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cùng với sự

phát triển và thay đổi về kinh tế, xã hội của đất nước.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế, pháp luật

dân sự nước ta xác định người tham gia các quan hệ tài sản thay vị trí của người chết trong các quan hệ tài sản chỉ có thể là người còn sống vào thời điểm cái chết của người có tài sản xảy ra. Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 xác định diện thừa kế dựa trên các quan hệ: Hôn nhân,

huyết thống, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong diện thừa kế không phải ai cũng

được hưởng như nhau mà căn cứ vào mức độ quan hệ gần gũi pháp luật đã

chia thành ba hàng thừa kế. Theo quy định, người thừa kế trước hết là cha,

mẹ, vợ, chồng, con cái. Các cháu, chắt có thể được hưởng thừa kế nếu vào

thời điểm mở thừa kế cha, mẹ của họ - những người có quyền hưởng thừa kế

khơng cịn sống. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản

ngang bằng nhau, hàng gần loại trừ hàng xa và khơng thể có hai người thừa kế ở hai hàng khác nhau cùng được hưởng di sản theo pháp luật.

Có thể thấy, vấn đề xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào của xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định trong gia đình. Thơng qua quyền thừa kế nhằm giáo dục tinh thần, đảm bảo truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của các thành viên trong gia đình cũng như của tồn xã hội.

Về mặt kinh tế, quy định về thừa kế theo pháp luật nói chung, diện và hàng thừa kế theo pháp luật nói riêng tạo điều kiện cho mọi cá nhân yên tâm sản xuất, kinh doanh làm giàu hợp pháp cho cá nhân công dân, phù hợp

với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và

Về cơng tác xét xử ở ngành Tịa án, việc xác định đứng đắn diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết, vững chắc cho công tác xét xử dân sự về các tranh chấp về thừa kế của Tòa án kịp thời, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Tuy vậy, qua thực tế giải quyết tranh chấp vẫn cịn có những vướng

mắc cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp và đáp ứng yêu cầu của đời sống

xã hội. Điều đó đặt ra cho những nhà nghiên cứu lập pháp, các cơ quan chức

năng phải nghiên cứu hồn thiện, có hướng dẫn cụ thể làm căn cứ cho việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế hiệu quả, phù hợp với đặc điểm xã hội và đạo lý của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)