Về hàng thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 92 - 94)

3.2.2.1. Hàng thừa kế thứ hai

Điểm b Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định hàng thừa kế thứ hai gồm: Ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại.

Có thể thấy tại hàng thừa kế thứ hai, pháp luật quy định gồm những

người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên và bề dưới với người để lại di

sản là ông bà nội, ngoại và các cháu ruột mà người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Những người có quan hệ huyết thống bàng hệ là anh, chị, em ruột của người để lại di sản.

Theo quy định trên, pháp luật đã quan tâm đến cơ cấu đối xứng về địa

vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ thừa kế theo hàng, vì ơng nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại được thừa kế của cháu ruột, do vậy, ngược lại cháu nội, ngoại phải được thừa kế theo pháp luật của ông, bà nội ngoại trong cùng một

hàng. Tuy nhiên, quy định như vậy đã làm phức tạp thêm cho việc giải quyết

các tranh chấp liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ

hai, bởi vì cháu đã được thừa kế thế vị theo Điều 677 Bộ luật Dân sự, do vậy

việc quy định cho các cháu nội, ngoại của người để lại di sản trong hàng thừa kế thứ hai là không thực sự hợp lý. Nếu quy định như pháp luật hiện hành thì cháu là một chủ thể được ưu tiên hưởng di sản thừa kế, nếu không thừa kế thế

vị thì thừa kế theo hàng khi có đủ các điều kiện nhận di sản hoặc theo hàng thừa kế thứ hai hoặc thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà nội, ngoại. Quy định này được xem là một sự đổi mới về nội dung pháp luật thừa kế. Tuy nhiên, sự bổ sung này rất hiếm xảy ra trong đời sống thực tế, do vậy hiệu quả điều chỉnh của quy định này khơng cao.

Với phân tích trên, nhằm hồn thiện quy định về hàng thừa kế thứ hai, cần thiết phải sửa đổi theo hướng: Không quy định cho cháu nội, ngoại được

hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai của người để lại di sản là ông nội, bà nội,

ông ngoại, bà ngoại. Theo giải pháp này, hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

3.2.2.2. Hàng thừa kế thứ ba

Điểm c Khoản 1 Điều 676 quy định hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội,

cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người

chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng như hàng thừa kế thứ hai, xuất phát từ cơ cấu đối xứng về địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ thừa kế theo hàng, các cụ nội, ngoại được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba của chắt và chắt cũng được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba của cụ nội, ngoại.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chắt là một chủ thể được ưu

tiên hưởng di sản thừa kế, nếu khơng thừa kế thế vị thì thừa kế theo hàng khi có đủ các điều kiện nhận di sản hoặc theo hàng thừa kế thứ ba hoặc thừa kế thế

vị hưởng di sản của các cụ nội, ngoại. Tuy nhiên, cũng như phân tích đối với

trường hợp các cháu ở hàng thừa kế thứ hai, chắt đã được thừa kế thế vị theo

Điều 677 Bộ luật Dân sự, do vậy việc quy định cho các chắt của người để lại di sản trong hàng thừa kế thứ ba là khơng cần thiết. Vì lẽ đó, pháp luật về thừa kế nên sửa đổi theo hướng: Không quy định cho chắt nội, ngoại được hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ ba của người để lại di sản là các cụ nội, ngoại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)