Các điều kiện đảm bảo thực hiện phản biện xã hội trong quá trình xây

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam (Trang 70 - 74)

xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

Thứ nhất, hệ thống thể chế minh bạch, dân chủ về PBXH.

Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc ngày càng cho thấy rằng, hệ thống thể chế có vai trị địn bẩy đối với tốc độ và chất lƣợng phát triển của toàn xã hội. Thể chế không chỉ tạo cơ sở pháp lý mà cịn kích thích và định hình chiều hƣớng vận động của các nguồn lực xã hội. Để đảm bảo thực hiện PBXH, trƣớc hết cần phải xác lập đƣợc một khuôn khổ pháp lý minh bạch và dân chủ, thể hiện qua một số điểm nhƣ: (i) Ghi nhận đầy đủ các quyền của chủ thể PBXH (bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, quyền thực hiện PBXH…). Đặc biệt, tạo qugyền cho các chủ thể PBXH cũng cần

38Nguyễn Đức Lam, Điều trần tại ủy ban – Nghiên cứu khả năng áp dụng tại Việt Nam

http://ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New%20folder%20(3)/Dieu%20tran% 20UB.pdf (cập nhật ngày 10.5.2021)

chú trọng đến các chế định tƣ pháp để bảo vệ quyền của các chủ thể nếu nhƣ PBXH đƣợc thực hiện đúng pháp luật. (ii) Quy định rõ trách nhiệm cơng khai thơng tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nƣớc nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nƣớc. Ngoại trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nƣớc, cịn lại các vấn đề khác đều đòi hỏi phải đƣợc quy định minh bạch để ngƣời dân có thể giám sát và phản biện. Minh bạch nghĩa là không chỉ công khai nội dung thông tin mà cịn là cơng khai các quy trình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện hoạt động. Không những thế, minh bạch còn thể hiện ở quy định phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu không khuất tất, không rắc rối, khơng gây khó khăn cho ngƣời dân trong việc tiếp cận thơng tin. Minh bạch, dân chủ cịn địi hỏi về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nƣớc trƣớc ngƣời dân.

Một thể chế minh bạch và dân chủ sẽ làm cho PBXH trở thành hành động hợp hiến, hợp pháp, có tính hệ thống, góp phần hạn chế tình trạng phản biện tràn lan, lợi dụng phản biện để thực hiện quyền lợi chính trị của cá nhân, đồng thời cũng ngăn chặn tình trạng chủ thể đƣợc phản biện “bỏ ngoài tai” tất cả những ý kiến đóng góp của xã hội39.

Thứ hai, đảm bảo thực thi quyền tiếp cận thơng tin của người dân.

Để có thể phản biện thì chủ thể phản biện phải có sự am hiểu nhất định về đối tƣợng phản biện. Ngồi khả năng tƣ duy, điều này cịn phụ thuộc vào mức độ công khai thông tin, mức độ đƣợc thông tin đầy đủ, chính xác về đối tƣợng phản biện. Hay nói cách khác, cơng cụ để thực hiện PBXH chính là việc bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của các chủ thể phản biện. Đây cũng là quyền con ngƣời cơ bản đƣợc ghi nhận trong hiến pháp.

Về góc độ quản lý nhà nƣớc, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của ngƣời dân đồng nghĩa với việc phải có trách nhiệm cung cấp và cơng khai thơng tin từ phía các cơ quan cơng quyền, đặc biệt là các cơ quan hành chính, qua đó, các cơ quan này cũng sẽ hoạt động có hiệu quả và trách nhiệm hơn. Quyền tiếp cận thông tin vừa là quyền ngƣời dân đƣợc trực tiếp thụ hƣởng, vừa là tiền đề để đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản khác. Thông qua quyền này, cơng chúng có thể giám sát sự

39 Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền”,

công khai và minh bạch trong hoạt động của Nhà nƣớc. Trên cơ sở đƣợc biết thông tin ngƣời dân mới bàn, đánh giá, phản biện, kiến nghị lên các cơ quan nhà nƣớc để hoàn thiện chính sách, pháp luật, tự giác thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật. Khơng có phản hồi từ phía ngƣời dân thì các cơ quan nhà nƣớc không đủ thông tin để đƣa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với lịng dân và cũng khó có thể quản lý hiệu lực và hiệu quả. Để thực thi quyền tiếp cận thông tin của ngƣời dân, phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc trong việc cung cấp thơng tin cũng nhƣ có chế tài rõ ràng, cụ thể và nghiêm minh đối với những hành vi che giấu hoặc từ chối cung cấp thông tin của các cơ quan và công chức Nhà nƣớc.

Thứ ba, chủ thể được phản biện biết tôn trọng tự do ngôn luận, đối thoại,

lắng nghe và phản hồi.

Đứng dƣới góc độ quyền con ngƣời, quyền tự do ngơn luận là quyền sơ đẳng và căn bản nhất của bất kỳ thiết chế dân chủ nào.

Quyền tự do cá nhân và tự do ngôn luận là thƣớc đo của xã hội dân chủ, là tiền đề, điều kiện để ngƣời dân thực hiện PBXH, đặc biệt đối với hoạt động PBXH. Nếu thiếu tự do ngôn luận, hoạt động PBXH sẽ chỉ là hình thức, bởi để ngƣời dân có thể thực hiện PBXH thì phải trao cho họ quyền đƣợc nói. Phải tạo cho ngƣời dân nhận thức điều đúng mà dám nói, thấy lẽ phải dám bảo vệ. Nếu không xã hội sẽ bị triệt tiêu động lực phát triển, dẫn đến cái xấu lấn dần cái tốt40. Có nhƣ thế mới tạo sự đồng thuận xã hội. Tuy nhiên, tự do là tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Tự do quá trớn và bất hợp lý sẽ là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực tới xã hội. Hay nói cách khác, ngƣời dân phải biết mình đƣợc phép làm gì trong phạm vi của pháp luật.

Nhìn từ góc độ pháp lý thì PBXH chỉ thực sự mang lại hiệu ứng xã hội tích cực và có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ và phát triển nếu các chủ thể đều biết lắng nghe

nhau, bình đẳng, tơn trọng và tin cậy lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là, chủ thể đƣợc

phản biện không chỉ lắng nghe ý kiến của xã hội mà quan trọng hơn là phải biết tiếp

40 Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.58.

thu, hiện thực hóa nó trong những chính sách cụ thể. Có nhƣ vậy mới khuyến khích đƣợc ngƣời dân tham gia PBXH.

Mặt khác, các ý kiến chỉ thực sự đƣợc coi là phản biện khi đƣợc đem trao đổi công khai và chủ thể đƣợc phản biện phải có ý kiến phản hồi. Để bảo đảm tính khoa học của PBXH hai chủ thể này phải có sự đối thoại. Cơ chế thông tin hai chiều giữa Nhà nƣớc và công dân sẽ giúp cho việc quản lý nhà nƣớc có hiệu lực và hiệu quả hơn, tăng tính trách nhiệm của công dân cũng nhƣ các cơ quan cơng quyền41

. Khơng có đối thoại sẽ khơng thể có PBXH theo đúng nghĩa.

Thứ tư, trình độ dân trí của cộng đồng.

Mức độ và chất lƣợng PBXH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí. Tác động của trình độ dân trí đối với PBXH đƣợc biểu hiện dƣới hai khía cạnh cụ thể sau đây:

(i) Trong một xã hội có nền dân trí cao, ngƣời dân nhận thức rất rõ về quyền lợi và trách nhiệm công dân của họ. Họ thƣờng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến quyền lợi của cộng đồng thông qua việc ban hành một quy định hoặc một chính sách nào đó của cơ quan nhà nƣớc. Kết quả là, họ đủ khả năng tự nhận ra những hệ lụy mà mình đang hoặc chuẩn bị đối mặt, hoặc dễ dàng đồng cảm với những phản biện của giới trí thức - tầng lớp hoa tiêu của xã hội. Từ đây, dƣ luận xã hội sẽ hình thành để vừa trực tiếp tác động tới thái độ của cơ quan công quyền, vừa hậu thuẫn đắc lực cho tiếng nói của những ngƣời trực tiếp tham gia vào cơng tác phản biện. Cịn đối với các xã hội có trình độ phát triển tƣơng đối thấp, trình độ dân trí, tri thức khoa học chƣa cao thì dễ dẫn đến sự lệch lạc, một chiều, độc đốn và sai lầm trong q trình phản biện.

(ii) Nền dân trí cao cũng là điều kiện nền tảng để hình thành nên một đội ngũ trí thức cho cộng đồng - đội ngũ mà về sau sẽ đảm nhận sứ mệnh tiền phong trong công tác PBXH. Thực ra, PBXH thuộc về trách nhiệm của toàn cộng đồng. Tuy nhiên, với ƣu thế đặc biệt về năng lực và trình độ nhận thức, ngƣời trí thức ln nhận lãnh trách nhiệm của ngƣời tiên phong. Ngƣời trí thức ln mang nhiệm vụ đóng góp cho sự đi lên của xã hội. Họ thƣờng dễ dàng hơn trong việc phát hiện ra

41 Nguyễn Thị Kim Thoa (2011), Tiếp cận thông tin - điều kiện cần để phản biện tốt, tham luận Kỷ yếu Hội thảo “Những giải pháp pháp lý cơ bản của việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả hoạt động phản biện xã hội chính sách và pháp luật của nhà nƣớc” do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tƣ pháp) tổ chức tháng 12/2011.

các vấn đề bất cập của xã hội, đặt chúng trong mối quan hệ quyền lợi – trách nhiệm – nghĩa vụ đối với đời sống cộng đồng, từ đó đánh giá những tác động lợi - hại của chúng đối với lợi ích trƣớc mắt và lâu dài của xã hội. Vì vậy, ngƣời trí thức cịn cần

dám đấu tranh để bảo vệ chân lý. Hoạt động phản biện do giới trí thức khởi xƣớng sẽ hình thành nên một khơng gian công cộng mà những sinh hoạt gắn liền với nó đƣợc quy về cái gọi là nền văn hóa cơng luận. Với mặt bằng dân trí cao, tầng lớp trí thức sẽ phát triển thành một lực lƣợng xã hội độc lập, “cầm trịch” nền văn hóa cơng luận và không gian công cộng để đảm trách công việc PBXH.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam (Trang 70 - 74)