Về đối tượng, nội dung phản biện xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam (Trang 100 - 101)

2.1. Thực trạng pháp luật về phản biện xã hội

2.1.2. Về đối tượng, nội dung phản biện xã hội

Theo quy định pháp luật hiện hành, ở các văn bản khác nhau lại có cách quy định rộng hẹp khác nhau về nội dung và phạm vi đối tƣợng PBXH.

Theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL 2015, đối tƣợng đƣợc hƣớng tới để cá nhân, tổ chức tham gia góp ý là các đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL75. Đối với đề nghị xây dựng VBQPPL, Luật cũng xác định rõ việc lập đề nghị xây dựng văn bản đƣợc áp dụng đối với luật, pháp lệnh, một số loại nghị định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hoạt động lập đề nghị là hoạt động đƣợc thực hiện ban đầu trong quy trình xây dựng pháp luật, theo đó, việc tham gia ý kiến vào đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết chính là tham gia ý kiến vào sự cần thiết ban hành văn bản, đối tƣợng và phạm vi điều chỉnh các nội dung chính sách đƣợc đề xuất trong đó, các giải pháp để thực hiện chính sách đã đƣợc lựa chọn. Trong trƣờng hợp Đề nghị xây dựng VBQPPL đƣợc thơng qua, thì

73 Điều 11, Luật Báo chí năm 2016.

74 Điều 12, Điều 13, Luật Báo chí năm 2016. 75 Điều 6, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.

mới có thể chuyển sang giai đoạn soạn thảo dự thảo VBQPPL. Và lúc đó, dự thảo VBQPPL lại tiếp tục là đối tƣợng để các cá nhân, tổ chức có thể tham gia góp ý, phản biện.

Luật MTTQ 2015 cũng quy định khá rõ ràng về đối tƣợng và nội dung PBXH của MTTQ. Theo quy định của Luật, đối tƣợng PBXH bao gồm các dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nƣớc. Nhƣ vậy, đối tƣợng PBXH của MTTQ Việt Nam không chỉ là dự thảo VBQPPL mà còn đƣợc mở rộng ra là các dự thảo văn bản của cơ quan nhà nƣớc cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam. Nội dung PBXH khá toàn diện bao gồm sự cần thiết; sự phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nƣớc, Nhân dân, tổ chức. Ngồi chƣơng trình phản biện chung do Trung ƣơng MTTQ Việt Nam chủ trì, các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận cũng có chƣơng trình phản biện riêng (theo đề nghị của Ủy ban Mặt trân Tổ quốc), các tổ chức thành viên khác cũng có quyền đề xuất các đối tƣợng, nôi dung PBXH liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Đối với các tổ chức xã hội khác, đối tƣợng PBXH cũng đƣợc quy định bao gồm VBQPPL, các chính sách, chƣơng trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nƣớc yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Với một số hội đặc thù, đối tƣợng PBXH đặc biệt đƣợc nhấn mạnh là các chính sách có liên quan đến lĩnh vực đặc thù. Ví dụ nhƣ với VCCI, đó là các chính sách kinh tế, dự thảo VBQPPL liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam (Trang 100 - 101)