Về hình thức phản biện xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam (Trang 101 - 103)

2.1. Thực trạng pháp luật về phản biện xã hội

2.1.3. Về hình thức phản biện xã hội

Phụ thuộc vào chủ thể khác nhau mà hình thức phản biện đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật cũng có một số điểm khác nhau.

Cùng với việc xác định rõ chủ thể, đối tƣợng, nội dung PBXH, Luật MTTQ và các văn bản hƣớng dẫn cũng xác định cụ thể các hình thức PBXH. Theo đó, để

tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện một số quy định của Luật MTTQ 2015, Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 Quy định chi tiết các hình thức giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam đã chi tiết và cụ thể hóa thêm một bƣớc khi quy định rõ: Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ động lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, bức xúc để xây dựng kế hoach PBXH và các hình thức thực hiện phản biện cụ thể. Quy định tại Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT- UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN cho thấy, hoạt động PBXH của MTTQ đƣợc thực hiện khá bài bản, thực hiện theo kế hoạch hàng năm, theo đối tƣợng, nội dung và thời gian đƣợc chủ động xác định và thông qua ba hình thức cụ thể, đó là: Tổ chức hội nghị PBXH; gửi dự thảo phản biện đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến; Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc với cơ quan, tổ chức có văn bản đƣợc PBXH.

Ngồi quy định về hình thức PBXH của MTTQ, các chủ thể khác là cá nhân hoặc các tổ chức xã hội đều thực hiện việc tham gia ý kiến góp ý thơng qua một số hình thức khá đa dạng, phong phú đƣợc quy đinh tại Luật Ban hành VBQPPL. Đây cũng có thể đƣợc xem là các hình thức PBXH, cụ thể nhƣ sau:

- Tham gia ý kiến trực tiếp bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Hình thức phản biện này có thể đƣợc áp dụng cho cả tổ chức và cá nhân (thông thƣờng là các chuyên gia, nhà khoa học, đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản). Đối với hình thức này, cơ quan Nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền phải có cơng văn đề nghị hoặc tổ chức các buổi họp, hội nghị để đối thoại trực tiếp với chủ thể phản biện.

- Tham gia ý kiến thông qua các tổ chức đại diện (là các hội, hiệp hội mà mình tham gia là thành viên).

- Tham gia ý kiến trực tiếp thông qua các trang thông tin điện tử do cơ quan quản lý Nhà nƣớc tạo lập ra. Để có thể áp dụng hình thức này, Luật Ban hành VBQPPL quy định việc tạo ra kênh thơng tin mở thơng qua việc cơng bố tồn văn dự thảo văn bản, những vấn đề cần xin ý kiến trên Trang thơng tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo VBQPPL. Trong giai đoạn lập đề nghị, các tài liệu đƣợc đăng tải bao gồm báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của

chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản76 với thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày. Trong quá trình soạn thảo văn bản, tài liệu đƣợc đăng tải là toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trong thời gian ít nhất là 60 ngày (trừ những văn bản đƣợc ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến77.

Báo chí - truyền thơng vừa đƣợc xem là một chủ thể PBXH và cũng là một phƣơng thức quan trọng để các chủ thể khác thực hiện quyền tham gia ý kiến (với tính chất là PBXH). Luật Báo chí năm 2016 đã nêu rõ: cơng dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và cơ quan báo chí có trách nhiệm đăng tải ý kiến của công dân, trong trƣờng hợp không đăng phải trả lời và nói rõ lý do…78.

Đối với các tổ chức xã hội, việc phản biện của tổ chức xã hội cịn có thể đƣợc thực hiện theo yêu cầu đặt hàng của các cơ quan Nhà nƣớc, các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ soạn thảo chính sách, chƣơng trình, dự án, đề án hay tham gia ý kiến vào các VBQPPL có liên quan đến nội dung hoạt động của hội (Khoản 7,9 Điều 23 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP). Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội có thể chủ động tìm hiểu, phát hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án, đề án của nhà nƣớc có ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã hội, đến môi trƣờng hành nghề của hội viên để đề xuất ý kiến tƣ vấn, phản biện với các cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức này tham gia góp ý xây dựng VBQPPL bằng nhiều hình thức: Góp ý trực tiếp của các hội viên (thông qua Cổng thông tin (website) của các Bộ - cơ quan chủ trì soạn thảo; thông qua các hội thảo, tọa đàm; gửi công văn trực tiếp đến Bộ); hoặc góp ý gián tiếp (thơng qua các tổ chức đại diện nhƣ Hiệp hội, VCCI). Quy trình, hình thức tham gia ý kiến đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp bảo đảm thi hành Luật Ban hành VBQPPL.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam (Trang 101 - 103)