Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Một phần của tài liệu Tuyển tập lý thuyết lịch sử 7 – kết nối tri thức (Trang 53 - 57)

- Bối cảnh lịch sử:

b) Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

* Diễn biến:

- Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt.

+ Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam. Trên đường tiến vào Thăng Long, chúng đã bị chặn trước phịng tuyến sơng Như Nguyệt.

+ Quân thủy do Hoà Mâu chỉ huy tiến vào vùng ven biển Đông Bắc, nhưng bị chặn đánh liên tiếp nên không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ. - Quách Quỳ nhiều lần cho qn tìm cách vượt sơng Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ Bắc.

- Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn, khiến quân Tống thất bại nặng nề.

- Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay và vội vã rút quân về nước.

Lược đồ trận chiến trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt năm 1077

* Kết quả, ý nghĩa:

- Đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. - Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.

Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) 1. Sự thành lập nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành.

- Tháng 1/1226, Lý Chiêu Hồng buộc phải nhường ngơi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho Trần Cảnh (minh họa)

2. Tình hình chính trị

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Chế độ trung ương tập quyền được củng cố.

+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn so với nhà Lý.

+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ; đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.

+ Tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm: quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã.

+ Tục thi hành chính sách “Ngụ binh ư nơng”.

- Luật pháp:

+ Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật. + Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

- Đối nội: tăng cường quản lí các địa phương, nhất là khu vực miền núi và biên

viễn.

- Ngoại giao:

+ Thi hành chính sách hịa hiếu với các vương triều phương Bắc.

+ Thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo với Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,…

3. Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

- Nơng nghiệp: nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát

triển nơng nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến....

+ Thủ cơng nghiệp trong nhân dân phát triển với nhiều làng nghề, phường nghề…

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán diễn ra ở khắp nơi.

+ Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hố.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội tiếp tục có sự phân hóa.

- Lực lượng bị thống trị:

+ Nông dân cày cấy ruộng đất cơng làng xã; ngày càng có nhiêu người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.

+ Số lượng thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh

+ Tầng lớp nông nơ, nơ tì có số lượng khá đơng đảo, chun phục vụ trong các gia đình quý tộc.

Một phần của tài liệu Tuyển tập lý thuyết lịch sử 7 – kết nối tri thức (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)