Trình tự thi công 7 1-

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển (Trang 78 - 117)

L ời cảm ơ n 4-

7.2 Trình tự thi công 7 1-

Qúa trình thi công được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1:Thi công các cống CT9, CT10, CT11

Ưu tiên thi công các cống này trước để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khu vực bãi bồi phía trong đê.

+ Đào kênh tạo dòng phía ngoài biển của mỗi cống để tạo điều kiện tập kết vật việu máy móc thi công bằng đường biển.

+ Trong giai đoạn này kết hợp với đúc cấu kiện bê tong lệch mặt phẳng bảo vệ mái và tập kết vật liệu: đá, bê tong, giải phóng mặt bằng thi công…

Giai đoạn 2: Thi công đoạn đê thiết kế

· Thi công phần đất:

- Dùng tầu hút bùn vét bùn phần nền đê xả vào phía trong đồng cự ly cách tim đê thiết kế 220m.

- Đào móng chân khay, được khoảng 1 ÷ 2 m tiến hành trải lớp vải địa kỹ thuật sau lên mặt hố móng, sau đó thảđá hộc tránh hiện tượng triều lên lấp mất móng.

- Thi công phần chân khay được khoảng 10 ÷ 15 m tiến hành đào đất phía ngoài phạm vi trồng cây chắn sóng cự ly vận chuyển 250 m đểđắp đê.

- Đắp đê đến cao trình (+4,8 ). Đắp từ hai phía: từ đường trục B5 và đường trục B2 đắp lại. Chú ý tới thời gian cố kết của đất, vì như phần trên đã phân tích, đất đắp có chỉ tiêu cơ lý thấp.

- Sau khi đất đắp đủ thời gian cố kết, tiến hành đào móng tường chắn sóng và thi công lớp lọc gồm có các hạng mục công việc:

Đắp lớp đất thịt và đầm chặt

Kéo phần vải địa kỹ thuật từ chân khay lên đến hết móng tường chắn sóng, ghim chặt lại.

· Thi công phần bê tông:

- Rải lớp răm lót lên hai mái phía đồng và phía biển, chú ý san phẳng bề mặt mái đê - Dựng cốt pha thi công khung dầm bê tông cốt thép mái đê biển, tường đỉnh, lớp bê tông bảo vệ mặt đê. Song song đó, xây khung đá xây trên mái phía đồng và đổ bê tông tại chỗ rộng 1 m bảo vệ mái chân mái đồng

- Khi khung bê tông cốt thép đủ thời gian đông kết (28 – 30 ngày), tháo dỡ cốt pha tiến hành, tiến hành lắp đặt cấu kiện bê tông lệch mặt phẳng trên mái phía biển.

- Trồng cỏ trong khung đá xây

7.3. Biện pháp thi công

Kết hợp thi công thủ công và cơ giới, nhân lực chủ yếu là người dân địa phương, vị trí thi công gần nhà dân do đó không cần bố trí lán tạm.

- 80 -

PHN 3

CHUYÊN ĐỀ: BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CU ĐỀ

XUT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIN KINH T

GII THIU V CHUYÊN ĐỀ

Đê Bình Minh 3 đã được thiết kế trong phần 2 là tuyến đê lấn biển thuộc huyện Kim Sơn, khi tuyến đê được hoàn thành sẽ mở ra một vùng đất mới mang lại nhiều cơ hội cũng như đặt ra thách thức sử dụng hợp lý trong công cuộc khai thác, phát triển kinh tế vùng đất bồi ven biển. Với tình hình kinh tế xã hội huyện Kim Sơn hiện nay, việc đưa ra chủ trương chính sách phát triển sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nói chung, tài nguyên vùng bãi bồi ven biển nói riêng, và đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, ổn định an ninh quốc phòng là rất cần thiết. Theo Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật và Trung tâm nghiên cứu biển Hải Phòng thì quá trình lấn biển của Kim Sơn (Ninh Bình) có tốc độ lớn nhất của dải ven biển Đồng bằng sông Hồng (75m/năm). Mặt khác khai thác vùng biển là một thế mạnh về kinh tế của Kim Sơn, nhưng kết quả đạt được còn thấp so với tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy Kim Sơn đã và đang tiến hành lập dự án qui hoạch tổng quát cho vùng kinh tế lấn biển để khai thác một cách hợp lý, bảo vệđược môi trường sinh thái vùng bãi bồi ven biển.

Muốn làm được việc này cần phải phân tích rõ các yếu tố điều kiện tự nhiên: quy luật hình thành, xu thế phát triển cũng như tiềm năng, tài nguyên môi trường bãi bồi. Kết hợp với việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm và đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng các loại hình tài nguyên trong vùng, xác đinh rõ, đúng vị trí các loại cây, con thích hợp có giá trị cao và việc tiến hành quai đê lấn biển như thế nào cho phù hợp. Từđó, đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế bền vững huyện Kim Sơn nói chung và vùng bãi bồi ven biển của huyện nói riêng..

Trong phạm vi nghiên cứu của đồ án, do thời gian và điều kiện khảo sát thực tế có hạn.Chuyên đề mới chỉ dừng lại ở giới hạn phân tích quy luật hình thành và xu thế phát triển bãi bồi của huyện từđó đề xuất phương hướng phát triển kinh tế. Những số liệu sử dụng trong quá trình phân tích chủ yếu được tham khảo trong bài báo cáo, báo điện tử trong thời gian gần đây. Nếu có đủ thời gian cần phải mở rộng chuyên đề theo hướng phân tích đầy đủ điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại vùng bãi bồi, kết hợp nghiên cứu chính sách của huyện để đưa ra các phương án phát triển kinh tế. Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích làm cơ sở so sánh hiệu quả giữa các phương án, và lựa chọn phương án hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít ảnh hưởng tới môi trường sinh thái nhất, đảm bảo phát triển bền vững..

- 82 -

CHƯƠNG 8

QUÁ TRÌNH THÀNH TO VÀ PHÁT TRIN BÃI BI HUYN

KIM SƠN

Với mỗi vùng đất khác nhau đều có quá trình thành tạo và phát triển khác nhau, tạo nên những đặc trưng riêng cho mỗi vùng. Trên cơ sở nghiên cứu các quá trình này, có thể xác định quy luật phát triển của vùng đất bồi, là cơ sở đưa ra quy hoạch sử dụng

đất vào mục đich phát triển kinh tế bền vững hợp với quy luật tự nhiên. Trong chương 8 nghiên cứu lich sử thành tạo và quy luật, xu thế phát triển bãi bồi huyện Kim Sơn thông qua việc nghiên cứu lịch sử thành tạo và phát triển bãi bồi delta sông Hồng.

8.1 Lịch sử thành tạo và phát triển

Dựa theo hình thái địa hình, đặc điểm trầm tích và các tài liệu địa chất, địa lý có thể xác định cửa sông vùng biển Kim Sơn thuộc loại cửa sông lồi lấn biển Delta. Lịch sử thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển Kim Sơn nằm trong lịch sử thành tạo và phát triển bãi bồi delta sông Hồng.

Nghiên cứu quá trình thành tạo và phát triển delta sông Hồng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn góp phần làm sáng tỏ quy luật cơ chế thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển Kim Sơn. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử phát triển địa hình đồng bằng delta sông Hồng nói chung và lịch sử phát triển địa hình delta sông Hồng nói riêng và các tác giả đều phải thừa nhận là đồng bằng delta sông Hồng thành tạo và phát triển rất phức tạp và đa dạng, thể hiện sắc nét tương tác giữa các nhân tố nội lực (kiến tạo, địa động lực hiện đại) và ngoại lực (sóng, gió, dòng chảy,…) cùng với sự tác động mạnh mẽ của bàn tay con người (hệ thống đê điều, cầu cống, đập thuỷ điện, và các công trình dân sinh quốc phòng…). Trong phạm vi nghiên cứu đồ án chỉ dừng lại ở mức độ nêu ra những nét chính về lịch sử thành tạo và phát triển delta sông Hồng có liên quan đến quá trình thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông.

Lịch sử thành tạo và phát triển vùng trũng Hà Nội có thể tóm lược như sau: vào cuối Neogen sang đầu Đệ tứ là thời kỳ lục địa kéo dài cho đến hết Pleistoxen trung. Trầm tích cuội, sỏi, sạn có nguồn gốc lục địa được phân bố khá rộng rãi kéo dài ra vịnh Bắc bộ. Chế độ lục địa được chấm dứt vào nửa sau Pleistoxen muộn bằng một đợt biển tiến rộng khắp đồng bằng đã để lại tầng sét dày loang lổ, có nguồn gốc biển. Đến đầu Holoxen là thời kỳ biển lùi, chế độ lục địa lại được thiết lập trên toàn đồng bằng. Qúa trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ đã để lại tầng laterit và tầng than bùn. Trầm tích Aluvi phân bố khá phong phú trên đồng bằng với thành phần chủ yếu là sét, cát, cuội. Đến Holoxen trung biển tiến lần cuối sau đó lùi dần. Diện tích đồng bằng từ đó cho đến nay càng được mở rộng do quá trình biển lùi từ từ và được phù sa sông bồi

đắp đã tạo ra hàng loạt bãi bồi cao trong đó có bãi bồi huyện Kim Sơn, tại đây hiện tượng kéo dài lục địa vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ 80 ÷ 100 m/ năm.

8.2 Quy luật thành tạo và phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn

Bản chất của các quá trình thành tạo và phát triển các bãi bồi ven biển Kim Sơn là tổng hoà các yếu tố sông - biển xảy ra trên bình đồ kiến trúc kiến tạo không ổn định mà chuyển động đặc trưng của nó là hạ lún, tuy nhiên quá trình hạ lún chỉđóng vai trò thứ yếu do tốc độ bồi tích ở đây khá lớn vượt lên cả quá trình hạ lún và sự gia tăng mực nước biển. Kết hợp với sự tương tác của các yếu tố tự nhiên và con người trên một phạm vi rộng, từ thượng nguồn các con sông đến vùng cửa sông và dọc ven bờ biển cho tới độ sâu trên 20 m.

Bằng các kết quả nghiên cứu thuỷ thạch động lực, chế độ hải văn, thuỷ văn, địa chất, địa mạo, trầm tích tầng mặt hiện đại, cảnh quan sinh thái môi trường có thể rút ra nhận xét về quy luật thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông Kim Sơn như sau:

Vùng bờ biển này thuộc loại bờ biển delta, sườn ngầm ven bờ có độ dốc thoải đạt giá trị 0,004 ÷ 0,0012. Đường bờ biển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam nằm trong khu nhiệt đới gió mùa. Thuỷ triều thuộc loại nhất triều đều, biên độ triều trung bình 2,5 ÷ 3,5 m, lớn nhất là 4 m. Dòng nhật triều chiếm ưu thế với tốc độ trung bình đạt 0,3 ÷ 0,4 m/s, hướng thịnh hành ở ven bờ là Đông Bắc và Tây Nam. Dòng triều đạt tốc độ lớn nhất thường trùng với thời điểm nước dâng ởđộ cao trung bình đạt 0,6 ÷ 0,8 m/s. Đây chính là một trong những nhân tố có vai trò đáng kể trong việc hình thành bãi triều, lạch triều ở vùng đất ven bờ. Hơn nữa đây là vùng biển hở chịu ảnh hưởng của gió hướng gió Bắc, Đông Bắc vào mùa đông và hướng gió Đông, Đông Nam vào mùa hè đã chi phối chếđộ sóng trong vùng có hướng thống trị trong năm là sóng Đông Bắc, sóng Đông và sóng Đông Nam. Các hướng sóng này đều có điều kiện phát triển mạnh do mặt biển thoáng và đà sóng dài. Về hình thái bờ biển, các sóng Đông Bắc và Đông Nam có hướng đổ xiên với đường bờ một góc 45 ÷ 500 , còn sóng Đông gần như đổ vuông góc với bờ. Đây chính là những nhân tố tạo ra dòng chảy ven bờ và áp lực sóng vỗ bờ khá lớn.

Động lực thống trị trong sự hình thành và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông ở đây là các yếu tố sông: lưu lượng dòng chảy, lượng bùn cát…được sự tác động tích cực của các yếu tố biển : sóng, thuỷ triều,dòng ven bờ…để thành tạo nên các bar đảo cửa sông, bar ven cửa sông tiếp đến là sự thành tạo các val, doi chạy dọc bờđược bắt đầu từ cửa sông (do sự mài mòn, san phẳng của các bar, đảo cửa sông). Các thành tạo này được sự hỗ trợ của rừng ngập mặn cộng với sự gia tăng bồi tích liên tục của sông, kết hợp với yếu tố triều, dòng triều nằm sau các bar, val, doi cát. Tốc độ dòng chảy

- 84 -

cửa sông giảm dần từ ngưỡng dưới của sông ra đến biển. Và ở khoảng 5 ÷ 8 km tốc độ dòng chảy gần như triệt tiêu. Tốc độ giảm nhanh làm lắng đọng các hạt bùn cát tạo thành các cồn cát ngầm chắn trước cửa sông và các bãi bồi ở hai bên cửa sông. Tại cửa Đáy bãi chắn có dạng hình vòng cung và cách bờ từ 5 ÷ 8 km. Cùng với sự hình thành bãi chắn và bãi bồi hai bên cửa sông là sự hình thành các lạch triều có hướng dòng chảy song song hoặc hơi xiên góc với đường bờ. Đây là giai đoạn đầu tiên của chu trình phát triển kéo dài cửa sông.

Giai đoạn tiếp theo bãi chắn cửa sông được phát triển mở rộng và cao dần lên khỏi mặt nước. Dòng chảy sông bị chặn buộc phải phân nhánh về hai phía cửa sông. Cùng với thời gian và các điều kiện ngoại sinh mà một trong các nhánh trở thành nhánh chính. Đây là giai đoạn cửa sông phân nhánh. Các nhánh này được phát triển kéo dài cùng với sự lớn dần các bãi bên và bãi chắn. Đồng thời sức cản động năng trong các lạch cũng ngày một tăng dần lên, làm giảm khả năng thoát lũ trong mùa lũ và xâm nhập mặn trong mùa kiệt vùng cửa sông. Bão là hiện tượng cực đoan ở vùng cửa sông khu vực biển Kim Sơn. Bão thường gây ra sóng to, mưa lớn, nước dâng với sức công phá rất lớn. Những trận lũ lớn đã kết hợp với bão và thuỷ triều đã chọc thủng bãi chắn, dòng chảy sông băng thẳng ra biển. Bãi chắn được bồi cao thêm ở phía đuôi bãi, các bãi bồi hai bên cửa sông được bồi cao và mở rộng thêm, các lạch ngang thu hẹp và nông dần, tạo thành một vùng đất mới và đường bờ biển mới. Trước các cửa sông lại hình thành các bãi ngầm chắn cửa mới và bắt đầu một chu kỳ phát triển cửa sông mới.

Các nhà khoa học nghiên cứu bằng các bình đồ đo đạc từ năm 1939 tới nay cho thấy chu kỳ phát triển bar và kéo dài cửa sông vùng biển Kim Sơn kéo dài trong 36 năm.

Tuy nhiên điều băn khoăn là ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà đến diễn biến cửa Đáy, cửa Ba Lạt và sự ổn định của các cồn. Sau khi đập Hoà Bình điều tiết, lượng bùn cát giảm đi đáng kể. Lượng bùn cát do xói sâu lòng sông cũng không thể bù đắp được lượng bùn cát bị lắng đọng trong hồ chứa. Song những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trong vòng 50 năm tới hiện tượng lan truyền xói sâu do đập Hoà Bình còn cách xa khu vực cửa Đáy, cửa Ba Lạt , và hai cửa sông này ít chịu ảnh hưởng của công trình Hoà Bình.

8.3 Xu thế biến động bãi bồi ven biển Kim Sơn

Theo nguyên tắc phân loại đất ngập nước của Cowardine, công ước Ramsa có thể phân loại bãi bồi ven biển Kim Sơn theo độ cao như sau:

- Bãi bồi ngập triều thấp có cao độ từ 0 lục địa đến mực nước triều thấp nhất 0 hải đồ

- Bãi bồi thường xuyên ngập nước có độ cao từ mực triều thấp nhất đến đường đẳng sâu 6 m.

Với cách phân loại trên bước đầu tính toán kiểm tra hiện trạng đất bồi ven biển Kim Sơn. Sử dụng các tài liệu đã công bố: bản đồ UTM do Hải quân Mỹ thành lập trên cơ sở ảnh vệ tinh và ảnh máy bay được Cục bản đồ Việt Nam xuất bản vào những năm 1978-1984 ở tỷ lệ 1: 50.000, ranh giới địa chính tỉnh năm 1995, cùng với các kết quả thu thập được qua các đợt khảo sát thực địa của Viện Địa lý, diện tích vùng bãi bồi Kim Sơn theo từng loại như sau:

Bảng 8.1 : Diện tích đất bãi bồi ven biển Kim Sơn (ha)

Bãi triều cao Bãi triều thấp Ngập thường xuyên Tổng diện tích Chiều dài bờ biển Kim Sơn 2348,4 2586,8 3149,0 8084,2 17,7 8.3.1 Vận động bùn cát khu vực cửa sông

Trong môi trường nước, động lực vận chuyển bùn cát là dòng chảy. Do đó, tương

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển (Trang 78 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)