Sử dụng tài nguyên sinh vật 10 1-

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển (Trang 101 - 103)

L ời cảm ơ n 4-

9.2.4. Sử dụng tài nguyên sinh vật 10 1-

Khai thác ven b:

Tổng diện tích bãi bồi ngoài đê Bình Minh II (cốt + 0) là 4099 ha. Trong đó diện tích ven đê Bình Minh nhân dân tự bỏ vốn ra đắp đầm nuôi trồng thủy sản là 821,4 ha. Hiện nay, tại vùng này chủ yếu nuôi trồng hải sản theo lối quảng canh tự nhiên (chiếm 90 -94 % diện tích nuôi) việc áp dụng công nghệ tiên tiến để nuôi công nghiệp chưa có, sản phẩm thu được ở vùng này chủ yếu là: Cua rèm, tôm các loại, cá bớp và một số loại hải sản khác và cói chẻ khô vì vậy hạn chế về hiệu quả kinh tế. Giá trị thu được bình quân hàng năm là 14 tỷđồng.. Rừng ngập mặn ở trong và ngoài đê bị chặt phá do đào đắp đất bờ, lấy củi làm mất nơi ở, nơi cung cáp thức ăn cho tôm cá. Gốc rễ của các cây thối rữa, bốc phèn, đáy đầm hình thành một lượng lớn H2S, NH4 và hàm lượng BOD tăng gấp 6 – 10 lần, cộng thêm nuôi trồng chưa đúng kỹ thuật: lượng thức ăn dư thừa lớn, lưu lượng trao đổi nguồn nước kém. Kết quả là sau 3 – 4 năm nuôi theo phương thức này, tôm, cua, cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm đầm nuôi làm giảm năng suất, nguồn lợi bị huỷ hoại nghiêm trọng

Kết hợp với nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ven bờ, hàng năm nhà nước có đầu tư hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ ven biển. Cây trồng chủ yếu của vùng này là vẹt và sậy. Do là vùng đất mở vì vậy mỗi lần tiến hành quai đê lấn biển là một lần diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp lại. Tổng diện tích đất có thể trồng rừng ngập mặn được là 1700 ha. Hiện tại đã trồng được 620 ha ngoài vùng đầm tôm, với độ tuổi rừng là từ 1 - 5 tuổi.

Như vậy trong thời gian tới, vùng ven biển Kim Sơn phải xây dựng được mô hình nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp với một số loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo, cua rèm, cá bớp. Tại vùng này cần xây dựng một trại ươm tôm, cá giống, đồng thời là trung tâm chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiên tiến cho nông dân qui mô nuôi trồng thủy sản 200 ha. Sản lượng hàng năm là 200 - 300 tấn.

Khai thác xa b: Khai thác hải sản xa bờ của Kim Sơn là một nghề truyền thống. Song do điều kiện kinh tế và cơ chế thay đổi mấy năm gần đây nghề này bị mai một.

- 102 -

Hiện tại việc đánh bắt xa bờ của Kim Sơn còn nhỏ bé chỉ có 2 hợp tác xã đánh cá với 4 tầu; công suất máy từ 130 - 260 CV, chủ yếu ở ngư trường từ Hải Phòng đến Nghệ An, sản lượng bình quân hàng năm 600 tấn các loại. Từ nay đến năm 2010 tiếp tục phát triển thêm các hợp tác xã nông nghiệp để Kim Sơn có từ 10 - 25 tàu đánh cá, sản lượng khai thác từ 100 - 200 tấn/năm.

Có thể tóm lược tình hình khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật trong những năm vừa qua như sau:

- Tài nguyên thực vật được sử dụng không toàn diện. Trên thực tế mới chỉ sử dụng chủ yếu với mục đích làm nhiên liệu ( gỗ,củi ) và thu nguyên liệu chế biến tanin phục vụ cho công nghiệp thuộc da, nhuộm lưới. Các dạng tài nguyên khác như dược liệu hầu như chưa được khai thác sử dụng, một số dạng như thức ăn gia súc, làm phân xanh sử dụng rất hạn chế.

- Tài nguyên thực vật khai thác không có kế hoạch lâu dài, một số dạng bị khai thác quá mức (rễ bần, trang) hoặc lợi dụng triệt để (nuôi thuỷ sản) không tính đến khả năng tái tạo bền vững của tài nguyên, do vậy tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng.

Nói chung: Nguồn lợi sinh vật của vùng tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại, nhưng lại nghèo về số lượng. Cho đến nay vẫn chưa có phương thức khai thác và sử dụng hợp lý nên nguồn lợi này dẫn đến tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt. Điều này đòi hỏi cần có phương thức và giải pháp khai thác hợp lý để vừa phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ và tái tạo tài nguyên sinh vật ngày một tốt hơn.

Có thể rút ra một số nguyên nhân như sau:

- Khai thác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu quy hoạch cùng với sự nhạy cảm và biến động mạnh cả vềđiều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế xã hội đã gây ra ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt làm mất khả năng phục hồi.

- Diễn biến ở vùng cửa sông ven biển rất phức tạp, nhưng cho tới nay chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ. Những quy luật thành tạo bãi bồi của sông ven biển cũng chưa được xác định đúng đắn, do đó cho đến nay vẫn chưa có được mô hình khai thác ổn định và hiệu quả tài nguyên đất - nước – sinh vật tại bãi bồi.

- Việc khai thác tài nguyên các bãi bồi ven biển cửa sông vẫn trong tình trạng phân tán, manh mún, tự phát. Khai thác chưa hợp lý, thiếu quy hoạch, thiếu kiến thức, thiếu vốn dẫn tới tình trạng lãng phí cạn kiệt tài nguyên

- Một tác nhân không kém phần quan trọng là một số chủ trương chính sách đề ra cho dải ven biển còn chưa phù hợp nên đã hạn chế sự phát huy giá trị tài nguyên.

. CHƯƠNG 10

MT S GII PHÁP KHAI THÁC S DNG HP LÝ BÃI

BI HUYN KIM SƠN

Trong chương 8 đã phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các loại hình tài nguyên vào phát triển kinh tế vùng bãi bồi huyện Kim Sơn. Trên cơ sở

những phân tích và nhận xét đó, nội dung chương 9 sẽ bước đầu đưa ra những quan

điểm, nguyên tắc định hướng, giải pháp khai thác hợp lý bãi bồi ven biển Kim Sơn, và

đề xuất phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi tại đây.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)