Quy luật thành tạo và phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn 8 3-

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển (Trang 83 - 84)

L ời cảm ơ n 4-

8.2 Quy luật thành tạo và phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn 8 3-

Bản chất của các quá trình thành tạo và phát triển các bãi bồi ven biển Kim Sơn là tổng hoà các yếu tố sông - biển xảy ra trên bình đồ kiến trúc kiến tạo không ổn định mà chuyển động đặc trưng của nó là hạ lún, tuy nhiên quá trình hạ lún chỉđóng vai trò thứ yếu do tốc độ bồi tích ở đây khá lớn vượt lên cả quá trình hạ lún và sự gia tăng mực nước biển. Kết hợp với sự tương tác của các yếu tố tự nhiên và con người trên một phạm vi rộng, từ thượng nguồn các con sông đến vùng cửa sông và dọc ven bờ biển cho tới độ sâu trên 20 m.

Bằng các kết quả nghiên cứu thuỷ thạch động lực, chế độ hải văn, thuỷ văn, địa chất, địa mạo, trầm tích tầng mặt hiện đại, cảnh quan sinh thái môi trường có thể rút ra nhận xét về quy luật thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông Kim Sơn như sau:

Vùng bờ biển này thuộc loại bờ biển delta, sườn ngầm ven bờ có độ dốc thoải đạt giá trị 0,004 ÷ 0,0012. Đường bờ biển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam nằm trong khu nhiệt đới gió mùa. Thuỷ triều thuộc loại nhất triều đều, biên độ triều trung bình 2,5 ÷ 3,5 m, lớn nhất là 4 m. Dòng nhật triều chiếm ưu thế với tốc độ trung bình đạt 0,3 ÷ 0,4 m/s, hướng thịnh hành ở ven bờ là Đông Bắc và Tây Nam. Dòng triều đạt tốc độ lớn nhất thường trùng với thời điểm nước dâng ởđộ cao trung bình đạt 0,6 ÷ 0,8 m/s. Đây chính là một trong những nhân tố có vai trò đáng kể trong việc hình thành bãi triều, lạch triều ở vùng đất ven bờ. Hơn nữa đây là vùng biển hở chịu ảnh hưởng của gió hướng gió Bắc, Đông Bắc vào mùa đông và hướng gió Đông, Đông Nam vào mùa hè đã chi phối chếđộ sóng trong vùng có hướng thống trị trong năm là sóng Đông Bắc, sóng Đông và sóng Đông Nam. Các hướng sóng này đều có điều kiện phát triển mạnh do mặt biển thoáng và đà sóng dài. Về hình thái bờ biển, các sóng Đông Bắc và Đông Nam có hướng đổ xiên với đường bờ một góc 45 ÷ 500 , còn sóng Đông gần như đổ vuông góc với bờ. Đây chính là những nhân tố tạo ra dòng chảy ven bờ và áp lực sóng vỗ bờ khá lớn.

Động lực thống trị trong sự hình thành và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông ở đây là các yếu tố sông: lưu lượng dòng chảy, lượng bùn cát…được sự tác động tích cực của các yếu tố biển : sóng, thuỷ triều,dòng ven bờ…để thành tạo nên các bar đảo cửa sông, bar ven cửa sông tiếp đến là sự thành tạo các val, doi chạy dọc bờđược bắt đầu từ cửa sông (do sự mài mòn, san phẳng của các bar, đảo cửa sông). Các thành tạo này được sự hỗ trợ của rừng ngập mặn cộng với sự gia tăng bồi tích liên tục của sông, kết hợp với yếu tố triều, dòng triều nằm sau các bar, val, doi cát. Tốc độ dòng chảy

- 84 -

cửa sông giảm dần từ ngưỡng dưới của sông ra đến biển. Và ở khoảng 5 ÷ 8 km tốc độ dòng chảy gần như triệt tiêu. Tốc độ giảm nhanh làm lắng đọng các hạt bùn cát tạo thành các cồn cát ngầm chắn trước cửa sông và các bãi bồi ở hai bên cửa sông. Tại cửa Đáy bãi chắn có dạng hình vòng cung và cách bờ từ 5 ÷ 8 km. Cùng với sự hình thành bãi chắn và bãi bồi hai bên cửa sông là sự hình thành các lạch triều có hướng dòng chảy song song hoặc hơi xiên góc với đường bờ. Đây là giai đoạn đầu tiên của chu trình phát triển kéo dài cửa sông.

Giai đoạn tiếp theo bãi chắn cửa sông được phát triển mở rộng và cao dần lên khỏi mặt nước. Dòng chảy sông bị chặn buộc phải phân nhánh về hai phía cửa sông. Cùng với thời gian và các điều kiện ngoại sinh mà một trong các nhánh trở thành nhánh chính. Đây là giai đoạn cửa sông phân nhánh. Các nhánh này được phát triển kéo dài cùng với sự lớn dần các bãi bên và bãi chắn. Đồng thời sức cản động năng trong các lạch cũng ngày một tăng dần lên, làm giảm khả năng thoát lũ trong mùa lũ và xâm nhập mặn trong mùa kiệt vùng cửa sông. Bão là hiện tượng cực đoan ở vùng cửa sông khu vực biển Kim Sơn. Bão thường gây ra sóng to, mưa lớn, nước dâng với sức công phá rất lớn. Những trận lũ lớn đã kết hợp với bão và thuỷ triều đã chọc thủng bãi chắn, dòng chảy sông băng thẳng ra biển. Bãi chắn được bồi cao thêm ở phía đuôi bãi, các bãi bồi hai bên cửa sông được bồi cao và mở rộng thêm, các lạch ngang thu hẹp và nông dần, tạo thành một vùng đất mới và đường bờ biển mới. Trước các cửa sông lại hình thành các bãi ngầm chắn cửa mới và bắt đầu một chu kỳ phát triển cửa sông mới.

Các nhà khoa học nghiên cứu bằng các bình đồ đo đạc từ năm 1939 tới nay cho thấy chu kỳ phát triển bar và kéo dài cửa sông vùng biển Kim Sơn kéo dài trong 36 năm.

Tuy nhiên điều băn khoăn là ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà đến diễn biến cửa Đáy, cửa Ba Lạt và sự ổn định của các cồn. Sau khi đập Hoà Bình điều tiết, lượng bùn cát giảm đi đáng kể. Lượng bùn cát do xói sâu lòng sông cũng không thể bù đắp được lượng bùn cát bị lắng đọng trong hồ chứa. Song những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trong vòng 50 năm tới hiện tượng lan truyền xói sâu do đập Hoà Bình còn cách xa khu vực cửa Đáy, cửa Ba Lạt , và hai cửa sông này ít chịu ảnh hưởng của công trình Hoà Bình.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)