Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 75 - 83)

Ngồi những trường hợp đã phân tích ở trên, các trường hợp khác khi

Tòa án tiến hành các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

(1) Đương sự khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ (2) Đương sự có u cầu Tịa án thu thập chứng cứ

Để khẳng định được đương sự khơng thể tự mình thu thập chứng cứ

thì Tịa án phải yêu cầu đương sự chứng minh một cách rõ ràng họ đã làm hết sức mình, nhưng do những khó khăn khách quan mà mình khơng thể thu thập

được chứng cứ. Ví dụ: Trong vụ án xin ly hơn, ngun đơn trình bị đơn đang

bệnh án. Tòa yêu cầu nguyên đơn cung cấp hồ sơ này để làm cơ sở cho việc

giải quyết vụ án thì ngun đơn sẽ khơng cung cấp được bởi vì theo quy định

của ngành Y tế thì hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sẽ là tài liệu bí mật, chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được thu thập, cá nhân khơng thể tự mình thu thập được bệnh án này. Do đó, khi nhận được yêu cầu của đương sự, Thẩm phán

yêu cầu đương sự trình bầy rõ việc đương sự tự thu thập chứng cứ ra sao, lý do tại sao khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ và những biện pháp đương sự đã áp dụng mà khơng có kết quả. Trên cơ sở đó để xem xét chấp

nhận hay khơng chấp nhận yêu cầu của đương sự. Nếu có kết luận đương sự

chưa tự mình chủ động thu thập chứng cứ, chưa áp dụng hết khả năng mà đương sự có thể để thu thập chứng cứ, thì Thẩm phán khơng chấp nhận u

cầu của đương sự và thông báo, hướng dẫn cách thức thu thập chứng cứ cho

đương sự biết để họ đi thu thập. Việc thơng báo đó phải bằng văn bản.

Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về chứng minh và chứng cứ thì nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được

chứng cứ cho đương sự thì phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự để họ chứng minh với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng khơng có kết quả và đề nghị Tòa thu thập

chứng cứ.

Khi đương sự có u cầu Tịa án tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ thì Tịa án sẽ yêu cầu họ viết một đơn riêng nhưng cũng có thể kết hợp ghi yêu cầu của đương sự trong biên bản lấy lời khai, biên bản đối chất, bản tự khai. Nếu đương sự yêu cầu Tòa thu thập bằng một trong những

biện pháp được quy định tại Điều 94 BLTTDS thì đương sự phải làm thành

văn bản riêng gửi Tòa. Yêu cầu Tòa thu thập chứng cứ của đương sự phải nói rõ biện pháp mà đương sự yêu cầu Tòa thu thập là biện pháp gì. Nếu nhận

báo cho đương sự nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí tương ứng với biện pháp thu thập chứng cứ mà đương sự yêu cầu. Tòa chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi

đương sự đã nộp tạm ứng chi phí trừ trường hợp họ được miễn.

Khi thỏa mãn hai điều kiện trên, Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự:

- Trưng cầu giám định: Khi cần phải có kiến thức chun mơn,

chuyên ngành sâu như xác định chữ viết, giám định chữ ký, giám định thời

gian viết và ký, giám định ADN... và có yêu cầu của đương sự về việc trưng

cầu giám định, Tòa án cần phải trưng cầu giám định khoa học. Việc trưng cầu giám định cũng được tiến hành khi một bên đương sự tố cáo chứng cứ do bên kia cung cấp là giả mạo, có nghĩa rằng đang có sự tranh chấp về tính hợp

pháp của chứng cứ. Muốn khẳng định chứng cứ là thật hay giả mạo thì cần

phải trưng cầu giám định.

Việc trưng cầu giám định được tiến hành theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.

Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành

giám định theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy kết luận

giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu

của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Người đã tiến hành giám định trước đó khơng được giám định lại.

Việc quy định cho phép đương sự được yêu cầu Tòa án trưng cầu

giành cho đương sự quyền chủ động trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ

cho Tòa án.

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ: Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ là biện pháp thu thập chứng cứ bảo đảm cho Tịa án có đủ chứng cứ giải quyết đúng vụ việc dân sự. Tuy vậy, do đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nên Tòa án cũng chỉ tiến hành

biện pháp này theo yêu cầu của đương sự. Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ

chức cung cấp chứng cứ được Tòa án thực hiện theo quy định tại Điều 94

BLTTDS

Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có quyền u cầu Tòa tiến hành thu thập chứng cứ. Khi yêu cầu, đương sự phải làm đơn ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn, tên Tòa án yêu cầu, tên, địa chỉ của người yêu cầu; những vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình

khơng thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập.

Tòa án phải ra quyết định bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nội dung như ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp; lý do việc cung cấp; tên, địa chỉ của người có nghĩa vụ cung cấp.

Sau khi ra quyết định, Thẩm phán hoặc Thư ký được Thẩm phán ủy quyền có thể trực tiếp đến gặp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ giao quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ hoặc có thể quyết định thu thập chứng cứ cùng công văn yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang

quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp cho Tòa án các chứng cứ họ đang lưu giữ. Nhận được yêu cầu của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ, cá nhân,

đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn mười lăm ngày

kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không

cung cấp đầy đủ kịp thời theo yêu cầu của Tịa thì tùy từng mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán không chỉ thu thập chứng cứ trong thời hạn chuẩn bị xét xử mà còn tiến hành thu thập chứng cứ tại phiên tòa. Theo quy định của BLTTDS thì đương sự có quyền xuất trình

chứng cứ mới ở mọi giai đoạn tố tụng, kể cả tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa

phúc thẩm.

Khoản 4 Điều 83 BLTTDS quy định lời khai của đương sự, người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, bằng băng ghi âm,

băng ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 83 BLTTDS hoặc bằng lời tại

phiên tòa. Tại phiên Tòa, Thẩm phán nghe lời trình bầy của đương sự và

những người tham gia tố tụng khác trong quá trình Hội đồng xét xử hỏi, quá trình phát biểu quan điểm tranh luận, đối đáp của đương sự. Đó cũng là q

trình Tịa án (Hội đồng xét xử) kiểm tra chứng cứ và tiếp tục thu thập chứng cứ. Trong q trình đó, có thể xuất hiện lời khai mới của đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Thu thập chứng cứ từ việc nghe và hỏi của

đương sự, những người tham gia tố tụng khác của Thẩm phán là sự tương tác

giữa Thẩm phán với đương sự, những người tham gia tố tụng khác và được

thực hiện bằng sự biểu hiện của hành vi: lắng nghe, đặt câu hỏi, trả lời. Như vậy, tại phiên tòa, nếu xuất hiện chứng cứ mới thì Thẩm phán có thể phải hỗn phiên tịa để trong thời gian hỗn phiên tịa, Thẩm phán tiếp tục thu thập chứng cứ xây dựng hồ sơ vụ án, đảm bảo đầy đủ chứng cứ giải quyết vụ án

theo đúng quy định của pháp luật.

Về mặt lý luận hiện nay đều thừa nhận, Tịa án khơng có nghĩa vụ

chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện đương sự đưa ra làm cơ sở cho yêu

tiết, sự kiện án. Nhưng với trọng trách là chủ thể đưa ra đường lối giải quyết

vụ việc dân sự bằng các phán quyết của mình ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, sự ổn định xã hội, đồng thời kết thúc quá trình chứng minh của các chủ thể khác. Do vậy, để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì Tịa án vẫn

phải xác định xem trong vụ việc dân sự phải chứng minh làm rõ là những sự

kiện, tình tiết nào? các chứng cứ, tài liệu của đương sự và những người tham gia tố tụng khác cung cấp đã đủ để giải quyết vụ việc dân sự chưa?

Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho

yêu cầu của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác. Tòa án chỉ xem xét và đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở chứng cứ các bên đưa ra. Để phán quyết của mình có sức thuyết phục, đúng pháp luật thì Tịa án khơng thể

không làm rõ những cơ sở của những phán quyết đó, tức là phải chứng minh những sự kiện là cơ sở cho phán quyết của mình. Lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự chỉ ra rằng, không chứng minh được một sự kiện

liên quan đến vụ việc dân sự có thể kéo theo việc ra một quyết định khơng

có cơ sở xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đương sự khơng

hồn thành nghĩa vụ chứng minh của họ. Vì vậy, tại khoản 1 Điều 85

BLTTDS quy định: "Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong

hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ" [21] và tại khoản 2 Điều 85

BLTTDS cũng quy định: "Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định,

Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ..." [21].

Tuy nhiên không phải cứ yêu cầu là Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà Tịa án sẽ u cầu đương sự nói rõ lý do tại sao khơng thể tự mình thu

thập được chứng cứ và đã áp dụng những biện pháp gì. Trên cơ sở đó Tịa án

là hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ của đương sự, làm căn cứ để giải quyết

vụ việc dân sự và củng cố chứng cứ cho việc ra quyết định của mình. Các

pháp lệnh tố tụng trước đây giao trách nhiệm cho Tòa án trong việc điều tra, thu thập chứng cứ để đảm bảo việc xét xử đúng sự thật, việc điều tra không đầy đủ được quy định là một căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm (điểm a, khoản 1 Điều 71 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự). Vì vậy, từ

trước đến nay, Tịa án phải làm thay nghĩa vụ của đương sự, dẫn đến quá tải trong công việc. BLTTDS đã tạo cơ sở pháp lý chính từ các quy định tại Điều 6,

Điều 79, Điều 84 và khoản 1 Điều 85 khẳng định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh trước tiên và chủ yếu thuộc trách nhiệm của đương sự. Tòa án

chỉ hỗ trợ các đương sự thu thập chứng cứ trong những trường hợp nhất định. Căn cứ do điều tra không đầy đủ đã không còn để xem xét kháng nghị theo

thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 283 BLTTDS.

Mặc dù các đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ trước Tịa án

nhằm thuyết phục về những yêu cầu mà mình đưa ra là có căn cứ, song chứng cứ do đương sự cung cấp khơng phải lúc nào cũng có độ chính xác cao. Do đó, Tịa án phải trực tiếp cảm thụ, xem xét, phân tích so sánh chứng cứ tại

phiên tòa. Đây là nội dung chủ yếu, cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong

hoạt động của Tòa án. Tịa án có nhiệm vụ xác minh chứng cứ thơng qua việc nghe các đương sự trình bầy, giải thích, hỏi người làm chứng, nghe ý kiến của giám định viên, sự tranh luận của các đương sự, xem xét vật chứng, kết luận

giám định, xem xét chứng cứ trong mối liên quan mật thiết với nhau, nghiên cứu trên cơ sở so sánh những chứng cứ này với chứng cứ khác. Trách nhiệm chứng minh của Tòa án nổi bật ở vai trò nghiên cứu và đánh giá về giá trị

chứng minh của các chứng cứ được Tòa án dựa trên quy định của pháp luật,

niềm tin nội tâm, trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng xét xử thể hiện ở việc ra bản án (quyết định) giải quyết vụ việc dân sự. Đánh giá chứng cứ của Tịa án mang tính chủ đạo, quyết định. Cịn việc đánh giá chứng cứ của các

chủ thể khác như: đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự...

chỉ mang tính tham khảo. Bằng bản án (quyết định) của mình Tịa án đã trực tiếp chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ mà đương sự nêu ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 75 - 83)