Tổng quan về thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầutư công ở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở việt nam (Trang 51)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Tổng quan về thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầutư công ở

trong đầu tư công ở Việt Nam

2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công

Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phịng, chốn tham nhũng trong đầu tư cơng có vai trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công, nội dung này chưa được chú ý đúng mức. Kết quả khảo sát tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội và

Thanh Hóa cho thấy, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng chưa được thực hiện hiệu quả. Với 300 phiếu khảo sát, có 22,7% ý kiến người được hỏi cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công không xây dựng kế hoạch hoặc khơng có thơng tin về việc xây dựng kế hoạch thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng. Trong số các ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý đầu tư cơng có xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng thì có đến đến 76,3% ý kiến được hỏi cho rằng, việc xây dựng kế hoạch thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng chưa được xây dựng chi tiết và chưa được thực hiện hiệu quả.

Kế hoạch thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng thường không xác định rõ các kết quả đầu ra và các biện pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, kế hoạch thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng thường không được xây dựng riêng mà lồng ghép chung vào kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm. Chính vì vậy, việc giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng cịn gặp nhiều khó khăn. Với quy mơ khảo sát cịn tương đối hạn chế, có thể chưa phản ánh hết hiện trạng quá trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Tuy nhiên, số liệu khảo sát cũng gợi lên những điều đáng suy ngẫm về việc thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng.

2.2.2. Phổ biến tun truyền chính sách phịng, chống tham nhũng

trong đầu tư công

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tuyên tuyền chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công được thực hiện với mức độ nhất định trong các cơ quan quản lý nhà nước. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng như Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, Luật

Đầu tư công, tuyên truyền về kế hoạch thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Tuy nhiên, về hình thức và nội dung tuyên truyền còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức tuyên truyền cịn tương đối đơn điệu, chủ yếu thơng qua các cuộc họp và nội dung tuyên truyền còn tập trung vào việc giới thiệu văn bản mà chưa gắn kết chặt chẽ với các nội dung công việc cụ thể mà cơ quan, đơn vị cần phải thực hiện. Chính vì vậy, hiệu quả tun truyền chính sách mới dừng lại ở mức phổ biến chính sách, chưa tạo ra sự chuyển biến một cách sâu sắc về nhận thức và hành động trong thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng của tồn bộ cán bộ, cơng chức.

Bên cạnh đó, phần lớn số ý kiến khảo sát (52%) cho rằng việc tuyên truyền chính sách phóng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng mới dừng lại ở việc tuyên truyền cho cán bộ, công chức. Việc tuyên truyền cho các tổ chức và cơng dân cịn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức tun truyền. Mặc dù người dân có thể tự tìm hiểu chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Tuy nhiên, sự tuyên truyền từ phía các cơ quan nhà nước có những ý nghĩa tích cực nhất định. Nó thể hiện sự cam kết, sự quyết tâm và sự mong muốn thu hút sự tham gia của tổ chức và công dân trong việc thực hiện các chính sách phịng, thống tham nhũng trong đầu tư cơng.

2.2.3. Phân cơng, phối hợp thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công nhũng trong đầu tư cơng

Q trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công được thực hiện nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau với vai trò khác nhau. Ở địa phương, Thường trực Tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh và Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.

ngành cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố, và các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước trên địa bàn tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng kiêm nhiệm. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ chuyên trách về phòng, chống tham nhũng như Thanh tra, Cơng an, Viện Kiểm sát, Tịa án đều bố trí đầu mối thực hiện nhiệm vụ thanh tra cơng tác phịng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công như các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực này.

Chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công quy định nội dung phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án trong đấu tranh chống tham nhũng như sau:

- Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về cơng tác phịng, chống tham nhũng;

- Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;

- Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phịng, chống tham nhũng.

Về sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán với cơ quan điều tra, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy định:

- Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Trong trường hợp khơng đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thơng báo với viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.

Về phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy định:

- Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm tốn nhà nước có trách nhiệm thơng báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát.

- Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho viện kiểm sát thì viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ.

Các quy định nêu trên vừa quy định phương thức phối hợp công tác giữa các cơ quan chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc, giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt vụ việc tham nhũng trong quá trình thực hiện thẩm quyền của các cơ quan này.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 nhấn mạnh việc tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách trong phòng, chống tham nhũng, như: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại. Nghiên cứu từng bước áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng.

Trên thực tế, công tác phối hợp khi thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng cịn gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, hoạt động đầu tư công bao gồm nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, việc xác định khâu nào, giai đoạn nào có tham nhũng địi hỏi cần có sự phối hợp của các cơ quan.

Thứ hai, cơ chế phối hợp trong thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng cịn chưa thực sự rõ ràng, chưa phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Thứ ba, thiếu sự sẵn sàng của các cơ quan liên quan trong thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng.

2.2.4. Duy trì chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng

Hiện nay, hệ thống chính sách về chống tham nhũng nói chung phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng nói riêng đã ngày được bổ sung, hồn thiện. Từ hệ thống hành chính nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 158 nghị định, 162 nghị quyết; 80 quyết định liên quan đến các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đó có đề cập đến chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng. Việc duy trì sự quyết tâm trong thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công đã được khẳng định và ghi nhận trong thời gian qua. Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến từ phía cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân có khoảng 30% ý kiến được khảo sát cho rằng chính sách phịng, chống tham nhũng được duy trì thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, cũng có gần 30% (27,8%) ý kiến được khảo sát cho rằng việc duy trì chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng cịn chưa thực sự đảm bảo yêu cầu với các biểu hiện cụ thể như mức độ quyết tâm thực hiện chính sách có phần giảm sút so giai đoạn đầu thực hiện, mức độ quan tâm thường xuyên đối với hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao, có những sự khơng đồng bộ trong nỗ lực thực hiện chính sách phòng chống tham nhũng ở các cơ quan có thẩm quyền và giữa các cấp chính quyền… Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng.

cơng

2.2.5. Điều chỉnh chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư

Việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng cần có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi ngành, lĩnh vực đầu tư công. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngành, lĩnh vực chưa chú ý đúng mức đến việc cụ thể hóa các biện pháp thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng của ngành, lĩnh vực mình. Việc cụ thể hóa chính sách phịng, chống tham nhũng gắn với ngành, lĩnh vực sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Bởi lẽ tham nhũng trong đầu tư công về xây dựng cơ bản sẽ có sự khác biệt với đầu tư cơng trong các lĩnh vực nơng nghiệp hay văn hóa, y tế, giáo dục… Về quy trình đầu tư cơng có thể tương tự nhau nhưng khả năng xảy ra tham nhũng ở các lĩnh vực đầu tư cơng khơng hồn tương đồng nhau. Với các lĩnh vực đầu tư công được ưu tiên, việc đề xuất thực hiện dự án đầu tư cơng có thể có những thuận lợi hơn với các lĩnh vực khác, vì vậy, mức độ tham nhũng ở giai đoạn này có thể thấp hơn. Tham nhũng sẽ có nguy cơ cao hơn ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư.

Việc điều chỉnh chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng cịn thể hiện ở việc đổi mới, bổ sung, khắc phục các điểm khuyết trong chính sách. Luật Đầu tư công được ban hành là một bước tiến quan trọng nhằm bảo đảm q trình phân bổ vốn được thực hiện cơng khai, minh bạch, đảm bảo công bằng giữa các bộ, địa phương, không gây phiền hà và tạo quyền chủ động cho các địa phương, khắc phục cơ chế xin cho có thể làm phát sinh tham nhũng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn cũng đang bộc lộ những hạn chế và cần phải điều chỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Những vướng mắc trong quá trình triển khai Luật, liên quan đến 3 nhóm vấn đề, bao gồm: đối tượng dự án; trình tự, thủ tục; những vấn đề còn chưa thống nhất giữa các luật liên quan đến đầu tư công.

Trong 3 nhóm vấn đề này, phản hồi từ các bộ, ngành, địa phương cho biết, nhóm liên quan đến trình tự, thủ tục gặp nhiều vướng mắc nhất. Chẳng hạn, trình tự, thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, trong đó, khâu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chưa được quy định rõ ràng, trong một số trường hợp đã tạo ra “vòng luẩn quẩn” trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn. Luật quy định dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư.

Trình tự, thủ tục đối với trường hợp chủ đầu tư đề xuất tăng hoặc giảm quy mô dự án; tăng, giảm tổng mức đầu tư của chương trình, dự án, dù đã được quy định tại Điều 46, Luật Đầu tư công và Nghị định 136/2015/NĐ-CP, nhưng lại chưa quy định cụ thể đối với việc tăng tổng mức đầu tư từ phân loại dự án nhóm C lên nhóm B, nhóm B lên nhóm A và ngược lại... Điều này, có thể dẫn tới tình trạng lách luật, né tránh các thủ tục của dự án nhóm trên, ảnh hưởng đến việc thẩm định, giám sát, có thể gây lãng phí, thất thốt nguồn vốn và tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng.

2.2.6. Kiểm tra, giám sát q trình thực thi chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công

Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng được đánh giá còn những hạn chế nhất định. Việc giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng chưa được thực hiện một cách thường xuyên và chưa hiệu quả trong việc phát hiện các sai phạm trong q trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công.

Hoạt động giám sát trong thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng của các cơ quan dân cử chủ yếu thực hiện thông qua các kỳ họp, thông qua chất vấn, giám sát chuyên đề, tiếp nhận và xử lý các kiến nghị của cử tri. Tuy nhiên, về cơ bản, việc giám sát thực hiện chính sách phịng, chống tham

nhũng trong đầu tư công chưa đáp ứng được mong đợi của người dân. Khả năng đánh giá về hiệu quả thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng thông qua giám sát hầu như mới chỉ dừng lại ở việc tạo áp lực gián tiếp cho q trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công.

Giám sát đầu tư công phải được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật, tuy nhiên, vấn đề là ý chí của nhà quản lý có quyết tâm thực hiện việc giám sát để đảm bảo đầu tư công một cách hiệu quả, chống tham nhũng, lãng phí hay khơng, nghĩa là chúng ta cũng phải nói đến trình độ năng lực của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cán bộ: "có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” nhưng "có tài mà khơng có đức thì vơ dụng”. Cán bộ "vơ dụng” mà "dụng”, nhất là được trao quyền lập kế hoạch, quy hoạch đầu tư cơng thì hậu quả khơn lường.

Những năm gần đây, mỗi năm Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán của khoảng 20 bộ, cơ quan Trung ương, 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 35 dự án đầu tư xây dựng (Dự án nhóm A), 7 chương trình mục tiêu quốc gia, chuyên đề, 25 doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng, một số đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phịng, an ninh và tài chính Đảng.

Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh việc kiến nghị về xử lý tài chính, Kiểm tốn Nhà nước còn giúp các cơ quan nhà nước, các chủ đầu tư chấn chỉnh công tác quản lý dự án; giúp các Ban quản lý dự án nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý dự án để khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý,

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở việt nam (Trang 51)