Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá các dự án đầutư công

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở việt nam (Trang 79)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động thực thi chính sách phịng, chống

3.3.3. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá các dự án đầutư công

Xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá nhằm tạo ra các cơng cụ kiểm sốt từ phía xã hội và công chúng đối với hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ công của Chính phủ. Từ năm 2011, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp triển khai Chương trình sáng kiến phịng, chống tham nhũng Việt Nam nhằm khuyến khích các cơ quan, đơn vị, nhất là các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư ở cấp cơ sở tham gia vào cơng tác phịng, chống tham nhũng. Năm 2013, Đề án “Tăng cường năng lực giám sát của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng” được triển khai tại nhiều huyện, thành phố thuộc tỉnh được chọn làm nơi thí điểm Đề án. Từ đó đến nay, các địa phương đã thành lập nhiều Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại cơ sở. Nhiệm vụ của Ban này là theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng các dự án tại địa phương để phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý những vi phạm. Mơ hình này mới chỉ thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, cơng tác tập huấn thành viên ban giám sát chưa đủ quy mơ, bài bản nên cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần xây dựng một chương trình tồn diện hơn, đặc biệt tập trung vào khâu đào tạo, bồi dưỡng năng lực giám sát cho thành viên ban giám sát và nhanh chóng nhân rộng mơ hình trên khắp cả nước.

Bên cạnh việc thành lập Ban Giám sát, chúng ta cần thành lập Hội đồng thẩm định đầu tư công động lập như ở Cộng hịa Pháp để đánh giá tồn diện các dự án đầu tư công. Hội đồng thẩm định đầu tư công nên là một tổ chức chuyên nghiệp, độc lập với Chính phủ để đảm bảo sự liêm chính trong q trình thẩm định, chương trình, dự án đầu tư cơng.

3.3.4. Hồn thiện chính sách phân bổ vốn đầu tư công

Việc phân bổ vốn đầu tư của ngân sách cần kết hợp chặt chẽ giữa chính sách chi đầu tư và chi bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng. Đầu tư phải gắn với bảo dưỡng thì mới khai thác hết năng suất của cơng trình đầu tư trong dài hạn. Để kiểm sốt chặt chẽ vốn đầu tư công, trong quản lý tài chính cơng cần tiến tới áp dụng khn khổ quản lý chi tiêu trung hạn. Theo mơ hình này, một mặt thiết lập kỷ luật tài khóa tổng thể, mặt khác, đề xuất sắp xếp thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từ nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách trong từng lĩnh vực, phân tích và đưa ra giải pháp nhằm bảo đàm thực hiện tốt nhất việc phân bổ và sử dụng nguồn tài chính trong thời gian trung hạn.

Tham nhũng và đầu tư cơng có quan hệ với nhau, vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc dánh giá mức độ hiệu quả chi đầu tư và việc sử dụng vốn của khu vực cơng, đặc biệt trong điều kiện tình trạng tham nhũng còn ở mức độ tương đối cao như hiện nay. Chúng ta không nên quá đề cao vai trị chi đầu tư vì có thể dẫn đến cho ra đời nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả và tham nhũng có cơ hội diễn ra, trong khi các nguồn lực từ các khu vực còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác để phục vụ cho tăng trưởng bền vững.

Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh và sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân, đây là thời điểm phù hợp để Chính phủ điều chỉnh cơ cấu đầu tư cơng. Thay vì đầu tư theo bề rộng, dàn trải, Chính phủ nên tập trung vào hiệu quả thực chất,

rút bớt nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ra khỏi lĩnh vực không cần thiết. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung vào những mục tiêu, những lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế, khu vực đầu tư nào có thể làm được. Ở những lĩnh vực cịn lại có thể giao cho thành phần kinh tế tư nhân và nước ngoài thực hiện. Sự rút vốn ra khỏi những lĩnh vực khơng cần thiết sẽ giúp cho Chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề vĩ mơ, giúp hình thành cơ cấu đầu tư cho tăng trưởng, có năng lực thích nghi với kinh tế thế giới.

3.3.5. Minh bạch hóa ngân sách đầu tư cơng

Chúng ta cần hướng đến minh bạch hóa quản lý ngân sách đầu tư công, gắn kết trách nhiệm người quản lý và người sử dụng vốn đầu tư. Tất cả dự án đầu tư lớn phải có phân tích chi phí lợi ích và phải được cơng bố công khai. Công khai các dự án công cần tập trung vào các tiêu chí: Kết quả mong đợi của dự án; xác định chi tiết và đo lường chi phí của dự án; đầu ra của dự án; các nguồn lực tài trợ cho dự án.

3.3.6. Kiểm toán chặt chẽ hơn các dự án đầu tư công

Trong điều kiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư cơng đang từng bước hồn thiện, ngồi việc Nhà nước phải hồn thiện cơ chế quản lý đầu tư cơng, Kiểm toán nhà nước cần tăng cường thực hiện các hoạt động sau:

- Chú trọng hơn việc phân tích để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân dẫn đến sai phạm trong từng khâu của quá trinh thực hiện dự án như trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư; trách nhiệm của các nhà xây lắp, cung cấp thiết bị, vật tư, trách nhiệm của các nhà quản lý tư vấn… qua đó, có thể đưa ra những kiến nghị xử lý một cách triệt để và hiệu quả.

- Ngồi kiểm tốn tài chính và kiểm tốn tn thủ, tích cực chuyển dần trọng tâm sang kiểm tốn hoạt động; tăng cường kiểm toán trước đối với các

dự án đầu tư, để tập trung phân tích tính đúng đắn của chủ trương đầu tư, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế để có thể đưa ra những kiến nghị xử lý phù hợp.

- Tăng cường công khai kết quả kiểm tra các cơng trình bị thất thốt, lãng phí và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, tạo áp lực mà các đơn vị không thể né tránh đồng thời tạo nên dư luận xã hội rộng rãi để công chúng cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đồng thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán nhà nước.

3.3.7. Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng

Một là, cần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy

Đảng. Các cấp ủy Đảng cần thực hiện tốt hon nữa vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của mình đối với việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng. Thực tế lịch sử đã chứng minh, khi Đảng nâng cao được năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mình thì mọi nhiệm vụ, mục tiêu chính trị do Đảng đặt ra và lãnh đạo đều giành được thắng lợi. Đe làm được điều này, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với nâng cao phấm chất, đạo đức cách mạng, tinh thần dám nghĩ, dám làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cấp ủy Đảng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên và liên tục.

Hai là, cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực

hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Kế hoạch triển khai phải có tính cụ thể, gắn với thực tế; kế hoạch khi xây dựng và ban hành phải có ý kiến đóng góp của nhiều cơ quan tổ chức có liên quan trong việc thực hiện tổ chức thực hiện chính sách này; đồng thời, các cơ quan, tổ chức có

trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện chính sách này cũng cần phải xây dựng các chương trình hành động, các kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả chính sách này trong thực tiễn. Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch triển khai chính sách phải gắn và phù họp với nguồn lực của tổ chức để đảm bảo cho tính khả thi của kế hoạch; tránh tình trạng xây dựng kế hoạch theo chỉ tiêu, phong trào.

Ba là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể, các cơ quan thơng tấn, báo chí cần thực hiện tốt hơn nữa cơng tác tun truyền, phổ biến việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Không hạn chế đối tượng, khơng phổ biến có chọn lọc mà phải phổ biến sâu rộng tới mọi đối tượng trong xã hội. Bên cạnh đó cũng cần đadạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến việc thực hiện chính sách này; tránh cách làm sáo rỗng, hình thức. Chỉ khi làm tốt được việc này, sự quan tâm, hiểu biết của xã hội về việc thực hiện chính sách này mới trở nên rõ ràng hơn, cụ thể hơn, có như vậy mới huy động đơng đảo sức mạnh, trí tuệ của tồn xã hội vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công.

Bổn là, tổ chức chấn chỉnh, hồn thiện cơng tác phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công, cần đánh giá đúng, nghiêm túc vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, sự quản lý chung của các cơ quan hành chính nhà nước; vai trị chun trách thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng nói chung, vai trị thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng nói riêng của các cơ quan như cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan Nội chính, Ban chỉ đạo phịng, chống tham nhũng, Văn phòng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành, cơ quan cảnh sát điều tra, các cơ quan tư pháp, cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại, mạnh ai người đó làm hoặc đùn đẩy trách

nhiệm cho nhau trong quá trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Cần ban hành quy chế phối hợp rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong việc thực hiện chính sách này.

Năm là, hoàn thiện cơng tác duy trì chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Việc làm trước tiên, đế duy trì việc thực hiện chính sách này trong thực tế là cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước có khả năng quản lý hiệu lực và hiệu quả dựa trên mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước do Chính phủ ban hành. Hồn thiện hệ thống thể chế quản lý kinh tế nói chung, thể chế quản lý xây dựng cơ bản nói riêng để làm nền tảng cho việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong lĩnh vực này trong thực tế. Huy động, tổ chức phân phối các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con nguời và nguồn lực tài chính để thực hiện tốt chính sách này.

Sáu là, cần làm tốt công tác dự báo phát triển kinh tế -xã hội, xu hướng

phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện tình hình mới và trong tuơng lai; dự báo những diễn biến, thay đổi của loại hình tội phạm tham nhũng, trong đó có loại tội phạm tham nhũng trong đầu tư cơng trong thời gian tới để có những cách thức điều chỉnh việc thực hiện chính sách này cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới; bên cạnh đó, việc điều chỉnh thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư công phải gắn với những điều chỉnh, thay đổi của môi truờng kinh tế - xã hội. Có như vậy, thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản mới mang lại hiệu quả cao.

Bảy là, tăng cường cơng tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách này phải được tiến hành thường xuyên và liên tục nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Có cơ chế xử lý nghiêm đối với các cá nhân, đơn vị thực hiện kém hiệu quả chính sách này so với yêu cầu thực tế đặt ra.

Tám là, chấn chỉnh công tác xây dựng báo cáo và làm báo cáo trong việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong hoạt động xây dựng cơ bản. cần loại bỏ bệnh “thành tích” trong làm báo cáo thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực này. Xử lý nghiêm minh những đơn vị, tổ chức, cá nhân báo cáo phản ánh sai kết quả sự thật của q trình thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng nói chung, chính sách phịng chống tham nhũng trong đầu tư cơng nói riêng; qn triệt, loại bỏ tình trạng tự mãn, ngủ quên trong chiến thắng của các cá nhân, tổ chức, đơn vị có kết quả thực hiện tốt chính sách này.

Chín là, các cơ quan chức năng, trong phạm vi thẩm quyền của mình cần thực hiện tốt công tác tuyển chọn, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác phịng, chống tham nhũng nói riêng; hồn thiện và thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có những đãi ngộ về nhà ở, phương tiện đi lại, đảm bảo các điều kiện kinh tế, sinh hoạt cho đội ngũ này. Đây là giải pháp vừa mang tình phịng ngừa tham nhũng, nhưng đồng thời cũng là giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng nói riêng.

Mười là, các cơ quan thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng trong hoạt động xây dựng cơ bản cần tiến hành tổ chức phân loại đối tượng tham nhũng trong lĩnh vực này; chỉ ra các đặc điểm, tính chất và cách thức tham nhũng của từng loại đối tượng này, từ đó xây dựng được các phương án triển khai thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng với từng đối tượng khác nhau.

3.4. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ q trình thực hiện chính sách

phịng, chống tham nhũng trong đầu tư cơng

xã hội nói chung, trong đó có thể chế kinh tế thị trường nói riêng và các quy định về phịng , chống tham nhũng trong điều kiện cải cách mở cửa của nước ta hiện nay. Trong 30 năm đổi mới (1986), kinh tế- xã hội nước ta đã có những bước triển mạnh mẽ; tốc độ đầu tư cho nền kinh tế ngày cáng tăng và diễn ra sôi động. Song, thể chế kinh tế thị trường hiện nay của nước ta còn thiếu rất nhiều. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng cịn thiếu và rải rác. Chính điều này đã tạo những kẽ hở pháp luật rất lớn, tạo điều kiện cho những kẻ xấu lách luật, lợi dụng để tham nhũng tài sản của Nhà nước và nhân dân làm giàu cho bản thân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế - xã hội. Đầu tư đầu tư công là một lĩnh vực kinh tế quan trong bậc nhất của quốc gia; đây là lĩnh vực tạo nên động lực và sức mạnh cho sự phát triến kinh tế- xã hội cho đất nước. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thể chế phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp thiết có tính chiến lược. Khi thể chế được hoàn thiện, các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư cơng nói riêng mới có một hàng lang pháp lý chắc chắn, an toàn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững; đồng thời ngăn chặn được những hiện tượng xấu, tiêu cực, trong đó có hiện tượng tham nhũng.

Hai là, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước theo mục tiêu đã đặt ra. Cải cách hành chính là nhiệm vụ, yêu cầu bức thiết đặt ra cho đất nước. Thực tế hơn mười năm qua, kế từ khi chúng ta thực hiện cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010 theo tinh thần

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công ở việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)