2.3. Đánh giá các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
Tuy rằng đạt được một số kết quả cụ thể nhưng hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH có những hạn chế sau:
-Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về kinh tế, xã hội sự giao thương giữa các quốc gia trong khu vực đặc biệt là sự ảnh hưởng của các luồng thông tin khơng chính thống, từ phía thế lực thù địch, dẫn đến VPHC trong lĩnh vực PTTH. Kèm theo đó, khi doanh thu lợi nhuận lớn, đồng tiền leo thang, việc xử phạt có khi khơng đủ mạnh để răn đe vi phạm. Nhiều VPHC liên quan đến hoạt động báo chí được quy định trong Nghị định 159 lại có mức tiền phạt thấp hơn rất nhiều so với Nghị định số 02/2011/NĐ-CP, hình thức cảnh cáo q nhẹ nên khơng đủ mang tính răn đe.
-Thứ hai, có những quy định chưa được rõ ràng gây ra một số khó khăn trong q trình xử phạt.
+ Hành vi về thơng tin ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần trẻ em lại chưa được đề cập tới trong Nghị định 159. Do đó,
quy định cụ thể xử phạt ảnh hưởng của việc đăng phát, trình chiếu video tới sự phát triển của trẻ em chưa được làm rõ.
+ Bên cạnh đó, tuy Nghị định 159 có quy định chế tài “buộc thu hồi giấy phép”, nhưng đây là biện pháp khắc phục hậu quả, không phải hình thức
xử phạt. Khác với bản chất pháp lý của hình thức xử phạt là làm thiệt hại đến tình trạng ban đầu vốn có của người vi phạm về quyền sở hữu tài sản hay quyền nhân thân, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng nhằm khơi phục lại tình trạng ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi, hoặc khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị VPHC xâm hại.
Theo Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, Giấy phép cung
cấp dịch vụ truyền hình trả tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khi đơn vị này thỏa mãn tất cả các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP. Do đó, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khơng được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức. Nếu đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bán,
chuyển nhượng, cho thuê, mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc thu hồi giấy phép” (khoản 2 và khoản 8 Điều 16 Nghị định 159).
Như vậy, chế tài “buộc thu hồi giấy phép” được quy định trong Nghị định 159 nhằm mục đích khơi phục lại tình trạng ban đầu chứ khơng nhằm mục đích chấm dứt hoạt động của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong khi đó, chế tài “thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí” quy định
Luật Xử lý VPHC năm 2012 khơng quy định bất cứ một hình thức xử phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng nhằm mục đích chấm dứt hoạt động của cơ quan báo chí. Nghị định 159 cũng khơng áp dụng chế tài hành chính nhằm chấm dứt hoạt động của cơ quan báo chí. Vậy câu hỏi được đặt ra là chế tài “thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí” quy định trong Luật Báo chí - một biện pháp cưỡng chế có mục đích chấm dứt hoạt động của cơ quan báo chí dựa trên cơ sở pháp lý nào.
+ Hạn chế thẩm quyền xử phạt trong phạm vi của lãnh thổ tỉnh/thành. Như hiện tại, công tác xử phạt đang được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ. Các Sở chỉ được xử phạt trong phạm vi địa phương, ủy quyền như quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 31 Nghị định 159. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra khơng có nhiều quyền hạn.
- Cơng tác tố giác của người dân đến lực lượng chức năng chưa được phát huy mạnh mẽ, phần nào bỏ lọt một số hành vi vi phạm. Người dân có vai trị quan trọng trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước,, phù hợp với các quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, dân ta vẫn sống trong tư thế “an phận”nếu khơng ảnh hưởng tới mình thì sẽ khơng tố giác đảm bảo an tồn, n bình cho gia đình, người thân.
- Chưa phát huy được vai trị của các phương tiện truyền thông trong công tác ngăn chặn, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PTTH. Hiện nay, các thông tin về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình khơng có trang chính thống, cac thơng tin từ Sở TT&TT thành phố Hà Nội, Cục PTTH&TTĐT rất hạn chế. Việc tìm kiếm thơng tin và số liệu cũng là một cản trở lớn đối với người dân. Những thơng tin trên báo chí cũng khá ít và đa phần chỉ có những sai phạm nổi bật, nên việc truyền thông chưa đủ sức để đến được với người dân.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về VPHC trong lĩnh vực này chưa được các cơ quan, ban ngành và chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đa số, người dân chỉ biết tới hành vi như phát tán thơng tin hay trình chiếu, phát thanh thơng tin sai sự thật còn những hành vi vi phạm của các cơng ty thì hầu như người dân khơng biết tới. Điều này xuất phát từ thực tế, người dân là khách hàng đi mua sắm các loại sản phẩm dịch vụ chứ không hay biết tới việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực này. Việc tố giác các hành vi vi phạm cũng không được đẩy mạnh, đa số các hành vi đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử phạt chứ phản ánh của người dân trong lĩnh vực này cịn ít. Từ đây ta thấy được biện pháp công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lĩnh vực phát thanh truyền hình chưa thực sự đa dạng, kém phong phú và hấp dẫn .
So sánh với lĩnh vực khác như thông tin điện tử, ngày nay, có nhiều phương tiện mạng xã hội để cập nhật tin tức như Facebook, Tiktok, báo chí,…nên các kênh phát thanh, truyền hình sẽ thường đi sau các phương tiện điện tử khác. Do đó, việc phát hiện sai phạm hay tố giác trên mạng xã hội sẽ được chú ý nhiều hơn và dễ dàng phát hiện hơn, nhất là khi đã có Luật an ninh mạng đã có những phương án mạnh tay. Tuy nhiên, PTTH vẫn là phương tiện chính thống và đáng tin cậy nhất để người dân có thể tin tưởng và khơng hoang mang trước luồng thông tin lớn chưa được kiểm sốt.
Cơng tác thanh tra: Cịn tổ chức theo đợt, ít kiểm tra đột xuất, nên điều này tạo cơ hội cho các cơng ty có thời gian chuẩn bị, khiến cho hoạt động thanh tra chưa được phát huy đúng khả năng của mình. Thanh tra vẫn cịn kẽ hở, doanh nghiệp khơng trung thực trong quá trình thanh tra.
các vi phạm hiện vẫn nằm trong quy định thuộc phạm vi Luật Báo chí nên có hạn chế trong việc áp dụng xử phạt.
Quy định xử phạt ra đời sớm hơn Luật Báo chí 2016 ra đời sau nên có nhiều hình thức, số tiền phạt đã khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, cần sửa đổi và bổ sung các quy định rõ ràng cho khách quan với thời cuộc.
Khi tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực PTTH vẫn đang tăng lên qua từng năm, cơng tác kiểm sốt, quản lý từ các cấp xã, huyện vẫn cịn đang bng lỏng, chưa thực sự thể hiện rõ vai trị của mình. Cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục tuy đã được tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao.
Lĩnh vực PTTH là một lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của một đất nước, một địa phương. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xử phạt trên thực tế là rất cần thiết, đặc biệt là với Hà Nội, thủ đơ của đất nước, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, đầu mối giao thương giữa các vùng miền cần phải được nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt phù hợp với thực tế, xử lý triệt để các vi phạm có hành vi vi phạm chưa được phát hiện, thực tế có nhiều hành vi chưa được xử lý kịp thời.
* Nghị định 119 có nhiều quy định mới so với Nghị định 159: Nhằm tạo
thuận lợi hơn trong hoạt động báo chí. Nghị định đã khắc phục được một số những tồn tại, hạn chế của nghị định 159, phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay và đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH nói riêng và trong hoạt động báo chí xuất bản nói chung. Các quy định mới giúp cho lực lượng thanh tra, công chức thực thi quyền lực nhà nước có chế tài xử phạt rõ ràng, minh bạch, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể:
-Tăng cường thẩm quyền cho các đối tượng thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực PTTH.
-Tiền xử phạt đối với cá nhân và tổ chức tăng lên với tùy vi phạm, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
- Một số hành vi bị cấm trong Luật Báo chí 2016 chưa được đề cập trong Nghị định 159, nghị định 119 đã quy định rõ ràng:
Nghị định 159 chưa đề cập tới chế tài xử lý trường hợp đăng phát thông tin, chương trình ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em, khơng có cảnh báo nội dung phù hợp,...Nghị định 119 đã quy định rõ hành vi vi phạm và hình thức xử phạt.
Thông tin truy kết tội danh khi chưa có bản án của tịa án, cung cấp thơng tin có nội dung quy kết tội danh khi chưa có bản án kết tội của tòa án,... sẽ bị xử phạt VPHC. Các quy định này không chỉ cụ thể hơn, mà cịn tương thích với Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
- Biện pháp hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định rõ ràng và không nhầm lẫn giữa xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, lĩnh vực PTTH vẫn chịu quản lý của Luật Báo chí 2016 và Nghị định 06/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình nên hiện vẫn tồn tại những vướng mắc về khung hành lang pháp lý trong Luật Báo chí, Nghị định 06 chưa thực sự rõ ràng:
-Chưa có cơ chế phối hợp giữa cá nhân và tổ chức với cơ quan báo chí để có cơng tác kiểm duyệt nội dung trước khi đăng phát cho người dân sử
hành mới có quy định liên kết, tuy nhiên chưa có những điều kiện đi kèm nên cần có cơ chế hướng dẫn, quy định cụ thể hơn nhằm xây dựng cơ chế hoạt động đúng chuẩn mực, tạo ra các sản phẩm tốt phục vụ người dân.
-Chưa có quy định xử phạt với các dịch vụ truyền hình trả tiền trên nền tảng Internet vào Việt Nam nên doanh nghiệp Việt Nam hiện đang bị thiệt thòi khi phải đáp ứng các yêu cầu về thủ tục hành chính, chính sách thuế và quy định về xử phạt hành chính khi mắc sai phạm. Trong khi đó, các dịch vụ du nhập vào Việt Nam đóng rất ít phí hoặc khơng, cũng chưa có quy định rõ ràng cơ chế xử phạt VPHC.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, việc tiếp cận thông tin ngày càng nhanh, người dân khơng mất nhiều thời gian để tìm kiếm các thông tin trên các trang mạng xã hội, báo mạng,...Các luồng thơng tin càng khó kiểm chứng hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai lệch trong đó mà các cơ quan chức năng chưa kịp xử lý. Do vây, các quy định của pháp luật cũng cần phải có những điều chỉnh nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế số phát triển, có cơ chế để doanh nghiệp trong nước khơng thiệt thịi so với các nền tảng mới du nhập vào Việt Nam. Điều này đang là mục đích của cả đất nước khơng chỉ riêng thành phố Hà Nội. Khung hành lang pháp luật chính là nền tảng cốt yếu để đưa các doanh nghiệp hoạt động vào khuôn khổ, để nền kinh tế được phát triển ổn định và nhân dân được hưởng những quyền lợi tốt nhất về tiếp cận thông tin thời sự, chính trị - xã hội, giải trí,...
Tiểu kết Chương 2
Hoạt động vi phạm hành chính trong lĩnh vực PTTH từ thực tiễn thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Cục. Công tác xử phạt được thực hiện với những kết quả tốt đẹp và ưu điểm rõ rệt: tình trạng tái phạm ít, khơng có khiếu nại, tố cáo, chấp hành quyết định xử phạt nghiêm túc. Do đó, ta thấy được cơng tác xử phạt khá chặt chẽ, đúng quy trình và nghiêm túc. Cán bộ, công chức thực hiện xử phạt đã cơ bản làm đúng trách nhiệm, chuyên môn và nghiệp vụ của mình trong cơng tác xử phạt.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật, cơng tác thanh tra cịn ít, sự giám sát của người dân chưa cao, vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức chưa được đẩy mạnh nên gây ra khó khăn nhất định trong quá trình xử phạt. Việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH là một hướng đi quan trọng nhằm sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý cịn thiếu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình xử phạt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực PTTH.
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
- TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI