Quan điểm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,

Một phần của tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

vực phát thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. Xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật

Triển khai công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như xử phạt VPHC nói chung cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Như chúng ta đã biết Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi VPHC, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Việc xử phạt đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hình thành cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả và chất lượng. Cán bộ, công chức thực thi quyền lực nhà nước thực hiện nghiêm minh, tránh sự tùy tiện, lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong việc xử phạt.

Thứ hai, cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực PTTH phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước, đúng với tinh thần của Hiến pháp và Luật hiện hành, ngày càng hồn thiện để cơng tác xử phạt thuận tiện hơn, không bị chồng chéo giữa các cơ quan.

Việc xử phạt VPHC khi được thực hiện đúng quy trình, thủ tục sẽ có tác dụng răn đe đối với xã hội, là pháp luật đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Nếu như việc xử phạt không đúng quy định sẽ gây hoang mang dư luận, tiếp tay cho những kẻ vi phạm, không thể hình thành trật tự xã hội trong lĩnh vực này.

Do vậy, xử phạt vi phạm hành chính đúng quy định pháp luật là điều cơ bản nhất trong hoạt động xử phạt, nhằm xác định được đúng đối tượng xử phạt, đúng quy trình thủ tục để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xác lập trật tự xã hội.

3.1.2. Đảm bảo tính cơng khai minh bạch trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính

Cơng khai và minh bạch là điều kiện tất yếu của quản lý hành chính nhà nước. Khơng chỉ riêng hoạt động xử phạt VPHC mà đối với các hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung trừ danh mục bí mật của nhà nước thì cần được cơng khai, minh bạch.

Việc công khai đảm bảo các thông tin sẽ được chia sẻ dưới một mức độ nào đó, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận thông tin trên các phương tiện truyền thông . Việc minh bạch là không chỉ đáp ứng ở mức độ thông báo thông tin mà minh bạch đảm bảo được sự rõ ràng, chi tiết nội tại vấn đề. Cụ thể, khi xử phạt vi phạm hành chính một cơng ty trong lĩnh vực PTTH, cần công khai công ty vi phạm lỗi nào, quyết định xử phạt, số tiền xử phạt, biện pháp khắc phục là gì, căn cứ pháp lý. Có như vậy thông tin mới đảm bảo tới được với tất cả người dân, với những ai quan tâm và phục vụ các mục đích nghiên cứu khác. Hiện nay, về số liệu xử phạt VPHC vẫn có tồn tại những lĩnh vực không công khai số liệu vi phạm cho nên gây khó khăn trong việc tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất những biện pháp khắc phục.

Khi các thông tin và hoạt động xử phạt đảm bảo công khai minh bạch, điều này sẽ làm tăng trách nhiệm của nhà quản lý đối với công chúng, cách quản lý này cũng cho phép người dân tiếp cận nhiều hơn với các thông tin khác nhau, cho phép người dân được bình luận, đánh giá các chính sách, quy

3.1.3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan trong xử phạt vi phạm hành chính phạt vi phạm hành chính

Điều này phù hợp với Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền con người. Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” phục vụ vì quyền lợi của nhân dân, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa người dân và cơ quan nhà nước.

Việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên liên quan trong xử phạt là cần thiết. Cá nhân, tổ chức vi phạm có nghĩa vụ phải thơng tin chính xác lại vi phạm, đưa ra những bằng chứng liên quan đến việc xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Cán bộ thực thi không thể o ép hay yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp những thông tin không liên quan. Người vi phạm được phép khiếu nại nếu thấy xử phạt không đúng với quy định hoặc hình thức xử phạt khơng hợp lý.

Về phía người thi hành cơng vụ, có thẩm quyền giải quyết vi phạm phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình, thủ tục trong Luật XLVPHC, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đảm bảo tính cơng bằng trong xã hội

3.1.4. Gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức

Quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến nền công vụ, một trong những nội dung cốt yếu của nền cơng vụ đó là đội ngũ cán bộ, công chức. Bất cứ một nhà nước nào cũng cần phải định ra những chuẩn mực về đạo đức trong nền cơng vụ của mình. Nếu quan niệm cơng vụ là một nghề thì đạo đức cơng vụ chính là một dạng đạo đức nghề nghiệp.

Cơng việc mà công chức đảm nhận thực chất là sự ủy thác quyền lực của nhân dân cho nhà nước thực hiện, thông qua đội ngũ cán bộ, công chức cùng với cơ sở vật chất hiện thực để thực thi cơng vụ phục vụ nhân dân. Do

đó, trong thực thi cơng vụ phục vụ nhân dân địi hỏi cơng chức phải có đạo đức cơng vụ. Giá trị cốt lõi mà công chức đảm nhận thể hiện ở cách công chức xử sự và đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn và từng cá nhân công chức cũng phải thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng về mọi mặt để tiến bộ hơn. Hơn thế, đạo đức của công chức là sự điều chỉnh và xem xét về mặt đạo đức các quyết định và hành động của công chức trong q trình thực thi cơng vụ.

Trên thực tế, giá trị cốt lõi của công vụ mà công chức đảm nhận thường là những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong việc quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống. Những giá trị ấy góp phần tăng cường đạo đức công chức, nâng cao ý thức pháp luật, làm tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi công chức trong việc thực thi công vụ qua những hoạt động, hành vi cụ thể trong q trình thực thi cơng vụ. Mỗi cơng chức trong nền công vụ đều phải tự giác, tự nguyện xác định cho mình sự tơn trọng các quy tắc ứng xử mang tính nghề nghiệp. Bởi vì, mục đích cuối cùng của nền cơng vụ là phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 77 - 80)