Lập kế hoạch, ban hành văn bản triển khai cưỡng chếthi hành án

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 48)

2.2. Tình hình tổ chức thực hiện cưỡng chếthi hành án dânsự trên địa

2.2.1. Lập kế hoạch, ban hành văn bản triển khai cưỡng chếthi hành án

án dân sự

Xây dựng kế hoạch cưỡng chế là một trong những công việc quan trọng của Chấp hành viên trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành một vụ án.Trên thực tế, người phải thi hành án thường có tâm lý chống đối, không tự nguyện thi hành án, do đó, phần lớn các vụ việc thi hành án dân sự phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế thi hành án. Việc lập kế hoạch cưỡng chế chi tiết, cụ thể, sát với thực tếcó ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức cưỡng chế thi hành án thành công.

Thực tiễn công tác lập kế hoạch và ban hành văn bản triển khai cưỡng chế THADS ở tỉnh Ninh Bìnhcho thấy vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Hầu hết ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị sức ép về khối lượng vụ việc phải đưa ra tổ chức thi hành quá nhiều, giá trị về tiền, tài sản lớn; các vụ việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế phức tạp do các bên đương sự và người có quyền lợi liên quan có nhiều mối quan hệ phức tạp như thế lực chính trị, thế lực tài chính. Bản án của Tịa án tun khơng ra quyết định áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án khiến cho công tác xác minh, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn biện pháp cưỡng chế THADS gặp nhiều khó khăn. Song với tinh thần quyết tâm hầu hết ở các Chấp hành viên đều đã chủ động xác minh, nắm rõ chắc chắn điều kiện về tài sản của người phải THA, các mối quan hệ của người phải THA và thân nhân họ, địa hình giao thơng, quan điểm của chính quyền địa phương... Từ đó, xác định rõ các căn cứ cho việc lựa chọn và ra quyết định cưỡng chế phù hợp.

Trên thực tế, quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự không cho phép Chấp hành viên kéo dài thời gian. Muốn vậy, Chấp hành viên phải có cơng tác chuẩn bị cưỡng chế thật tốt trước khi thực hiện việc cưỡng chế. Trong thời gian diễn ra việc cưỡng chế, chấp hành viên và những người tham gia đồn cưỡng chế ln phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm nhất định. Nếu thời gian cưỡng chế càng kéo dài thì nguy cơ xảy ra khó khăn, nguy hiểm càng nhiều hơn. Hơn nữa, tâm lý người bị cưỡng chế luôn mong muốn việc cưỡng chế khơng thực hiện được.Vì vậy, cơng tác dự đốn tình hình, chuẩn bị cưỡng chế về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị trước khi cưỡng chế rất quan trọng, tránh lúng túng trong việc xử lý tình huống.

Ví dụ: Khi tiến hành kiểm kê tài sản để di dời trong vụ doanh nghiệp Minh Thoa - Cố Viên Lầu ở huyện Hoa Lư, có một số tài sản là cổ vật cần phải để riêng, nếu không muốn hư hỏng thì cần có thùng xốp để đựng. Do chưa chuẩn bị trước thùng xốp, Chấp hành viên đã cắt cử người đi mua, gây ảnh hưởng đến việc cưỡng chế thi hành án do phải kéo dài thời gian, kéo theo việc kiểm đếm, di dời, lập biên bản cưỡng chế không thể thực hiện một cách kịp thời và nhanh chóng được.

địa phương nên hầu hết các vụ việc đã tổ chức cưỡng chế đều thành cơng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu lực của bản án và quyền, lợi ích của các bên đương sự.

Trong khoảng thời gian 05 năm từ 2016 - 2020, cơ quan THADS tỉnh Ninh Bình đã tiến hành nhiều vụ việc cưỡng chế quy mơ lớn với nhiều tình tiết phức tạp, đương sự và người thân trong gia đình chống đối quyết liệt phải huy động lực lượng, tiêu biểu như: vụ ông Trần Viết Hải – Thanh ở huyện Kim Sơn; vụ doanh nghiệp Minh Thoa – Cố Viên Lầu ở huyện Hoa Lư; vụ Đỗ Thị Tâm – Vị, vụ Huy – Thơm, vụ Sáng – Ngải ở thành phố Ninh Bình, vụ Cơng ty TNHH Tân Việt ở huyện Hoa Lư... .

Để làm tốt được công tác này, phải khẳng định rằng trong những năm qua ở Ninh Bình đã xây dựng được đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ có năng lực về nghiệp vụ, về tư duy lý luận, có kinh nghiệm giải quyết được rất nhiều những vụ án rất khó khăn và phức tạp, ít gặp trên thực tiễn, làm tốt công tác xây dựng kế hoạch cưỡng chế, dự đốn được các tình huống có thể phát sinh và đưa ra các phương án giải quyết hợp lý.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo THADS tỉnh cũng đóng góp vai trị lớn, ln theo sát chương trình chỉ đạo của trung ương, kịp thời ban hành các văn bản theo dõi, chỉ đạo công tác phối hợp trong tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, tập trung hỗ trợ mọi nguồn lực để giải quyết các vụ án lớn phức tạp cần phải tiến hành cưỡng chế. Những vụ việc cưỡng chế quy mơ lớn, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương buộc phải báo cáo lên Ban chỉ đạo THADS để xin ý kiến. Trưởng ban chỉ đạo sẽ tổ chức họp và căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế thi hành án mà Chấp hành viên xây dựng để phân công nhiệm vụ chotừng ngành tham gia phối hợp tổ chức cưỡng chế.

Có thể nói, việc lập kế hoạch cưỡng chế và ban hành kịp thời các văn bản liên quan đến cưỡng chế thi hành án giữ vai trò quan trọng, là nền móng để việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án diễn ra thành công tốt đẹp.

2.2.2. Triển khai thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự

Công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình những năm gần đây có sự gia tăng đột biến về số lượng vụ việc và số tiền phải thi hành, do ý thức chấp hành pháp luật của người dân, do điều kiện hoàn cảnh, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến phải áp dụng nhiều các biện pháp cưỡng chế và hiệu quả của cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế tại địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập. Để rõ hơn tình hình cơng tác thi hành án tại địa bàn tỉnh Ninh Bình, có thể tham khảo qua bảng thống kê kết quả thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình từ năm 2016 - 2020:

Bảng 2.1: Kết quả THADS về việc giai đoạn 2016 - 2020.

(đơn vị tính: việc) Năm Tổng số phải thi hành Tổng số có điều kiện thi

hành Tổng số thi hành xong Tỷ lệ thi hành xong/Số có điều kiện 2016 5.833 4.990 3.713 74,4% 2017 5.836 4.878 3.767 77% 2018 5.741 4.560 3.458 75,8% 2019 5.828 4.475 3.299 73,7% 2020 5.609 4.664 3.546 76,3% Nguồn: [14-15-16-17-18]

Bảng 2.2: Kết quả THADS về tiền giai đoạn 2016 - 2020. (đơn vị tính: 1.000đ) Năm Tổng số phải thi hành Tổng số có điều kiện thi hành Tổng số thi hành xong Tỷ lệ thi hành xong/số có điều kiện 2016 368.817.415 336.480.421 102.132.274 30,4% 2017 566.014.063 428.653.393 209.385.302 48,8% 2018 563.208.892 366.481.071 137.028.666 37,4% 2019 612.640.377 369.423.720 146.681.931 39,7% 2020 606.428.245 313.122.998 129.136.898 41,2% Nguồn: [14-15-16-17-18]

Từ số liệu của Bảng2.1 và Bảng2.2 cho thấy, số việc thi hành án mà Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình phải thi hành rất lớn, tăng dần theo từng năm. So với số lượng chấp hành viên hiện có thì khối lượng án trung bình mỗi chấp hành viên được phân công trong 01 năm là rất lớn.

Chỉ tính riêng năm 2018, trung bình mỗi Chấp hành viên phải thi hành khoảng gần 200 việc (5.741việc/37 Chấp hành viên) và để thi hành xong số lượng việc nêu trên, trung bình mỗi tháng Chấp hành viên phải thi hành xong 14 việc. Tuy nhiên cũng tính trung bình năm 2018 thì mỗi tháng Chấp hành viên chỉ thi hành xong 8 việc (3.458 việc/37 Chấp hành viên/12 tháng).

Thực tế này cho thấy rằng trong công tác thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải chịu áp lực công việc rất lớn, hàng năm số việc mà Chấp hành viên của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình phải thi hành tuy khơng tăng đáng kể, nhưng lại tăng về giá trị phải thi hành, nhất là năm 2017 tăng gần như gấp 2 lần, cụ thể: năm 2017 thụ lý: 566.014.063.000 đồng, tăng gần 200 tỷ đồng

so với năm 2016 là368.817.415.000 đồng (tăng55%); năm 2019 thụ lý: 612.640.377.000đồng, tăng 49.431.485.000đồng so với năm 2018 là 563.208.892.000đồng(tăng gần 9%).

Theo như kết quả thống kê về việc và tiền năm 2016 – 2020 của Bảng 2.1 và Bảng2.2, tổng số phải thi hành về việc và tiền năm sau tăng hơn năm trước, đặc biệt là về tiền. Cụ thể, năm 2016 tổng số phải thi hành là 5.833việc, với số tiền 368.817.415.000 đồng; năm 2020 tổng số phải thi hành là 5.609 việc, với số tiền 606.428.245.000 đồng. Như vậy, so với năm 2016, tổng số việc phải thi hành năm 2020 giảm 224 việc (giảm 4%) tuy nhiên số tiền tăng 237.610.830.000 đồng (tăng 64,5%). Tỷ lệ thi hành xong trên số có điều kiện năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Tuy nhiên tổng số việc và tiền chuyển sang năm sau còn nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự gia tăng giá trị phải thi hành của các việc thi hành án tín dụng ngân hàng theo bản án, quyết định về kinh doanh thương mại, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án còn chưa phát huy hết khả năng trên thực tế. Mà cưỡng chế THADS lại là hoạt động quan trọng thường xuyên của công tác thi hành án dân sự, nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm phạm.

Qua thực tiễn thi hành án cho thấy rằng, mặc dù Chấp hành viên đã có nhiều cố gắng trong việc thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình nhưng cũng cịn nhiều trường hợp người phải thi hành án không hợp tác, buộc cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Bảng2.3: Thống kê các việc THADS phải tổ chức cưỡng chế giai đoạn 2016-2020 (đơn vị tính: việc) Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Số việc phải cưỡng chế 21 18 17 27 22 Số việc cưỡng chế có huy động lực lượng 7 6 5 9 7 Nguồn: [14-15-16-17-18]

Từ số liệu Bảng2.3 nêu trên cho ta thấy số vụ việc thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế có sự thay đổi tăng, giảm cùng với số lượng việc phải thi hành án theo từng năm. Năm 2016 là 21 việc, năm 2017 là 18 việc giảm 3 việc so với năm 2016. Năm 2018 là 17 việc giảm 1 việc so với năm 2017. Năm 2019 là 27 việc tăng 10 việc so với năm 2018. Năm 2020 là 22 việc giảm 5 việc so với năm 2019. Có thể thấy, số lượng vụ việc phải tiến hành cưỡng chế THADS có sự tăng mạnh trong giai đoạn 2018 - 2019. Năm 2019, các cơ quan THADS trong tỉnh đã ra quyết định áp dụng biện pháp kê biên, cưỡng chế thi hành án đối với 27 vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, tăng 10 việc so với cùng kỳ năm 2018 (58%), trong đó có 9 vụ việc phải huy động lực lượng liên ngành. Đặc biệt có 02 vụ cưỡng chế giao quyền sử dụng đất (vụ ông Lê Văn Nhiên, địa chỉ xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh; vụ Công ty cổ phần may Thăng Long - Hoa Lư, địa chỉ: xã Đồng Phong, huyện Nho Quan) phải huy động lực lượng liên ngành tham gia với số lượng trên 50 người. Nhìn chung, số lượng vụ việc phải tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của cơ quan thi

hành án, gây tốn thời gian và chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự cho Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân .

2.2.3. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về cưỡng chế thi

hành án dân sự

Đối với tỉnh Ninh Bình, cơng tác thi hành án dân sự trong những năm

qua luôn đạt kết quả khá cao, làm giảm đáng kể lượng án tồn đọng, bảo đảm quyết định, bản án của Tịa án, cơ quan có thẩm quyền được thực thi trên thực tế, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội ở địa

phương. Để có được kết quả này, Cục THADS và các Chi cục THADS tỉnh

Ninh Bình đã áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó cơng tác tun truyền pháp luật ln được quan tâm thực hiện.

Thực hiện Kế hoạch số 930/KH-TCTHADS ngày 07/4/2014 của Tổng

cục Thi hành án dân sự về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch và Chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự; chỉ đạo Chấp hành viên trong quá trình thực hiện công tác, nhiệm vụ chuyên môn lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng là đương sự và quần chúng nhân dân, trong đó tập trung vào các ngành luật có liên quan đến cơng tác chun mơn của ngành như Luật Hình sự, Luật dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Đất đai, chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự...; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền cơ sở làm tốt cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Bên cạnh đó, Cục THADS tỉnh phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh cùng với cơ quan THADS đã trực tiếp xuống cơ sở, gặp gỡ những

về công tác THADS; đội ngũ cán bộ công chức, Chấp hành viên các cơ quan Thi hành án dân sự tích cực phối hợp với chính quyền cơ sở để tuyên truyền pháp luật về thi hành án, chủ động tuyên truyền qua những buổi làm việc, tiếp dân ở trụ sở cơ quan, chính quyền giúp nhân dân hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của mình trong việc thi hành án, nhiều vụ việc đương sự tự nguyện thi hành án, tự nguyện bàn giao tài sản để thi hành án.

Nhờ làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của người phải thi hành án đã được nâng lên rõ rệt thể hiện qua việc có nhiều người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành án; tình trạng đương sự quấy phá, chống đối quyết liệt trong suốt quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế giảm nhiều, số vụ việc cưỡng chế THADS không thành công về cơ bản là khơng có.

2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cưỡng chế thi hành án

dân sự

Thực hiện chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2020, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy Ninh Bình đã triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc tham mưu chỉ đạo công tác cưỡng chế thi hành án dân sự đối với Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp đã được xác định trong Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2016 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh; những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân, những giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành án dân sự.

Theo đó, thanh tra, kiểm tra việc tham mưu triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự và vai trò, trách nhiệm và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình, cụ thể:

Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong việc kiện toàn tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh, việc xây dựng chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế THADS; tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp.

Việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức phối hợp giữa cơ quan có liên quan với Cục THADS tỉnh trong THADS; trong việc chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự với các vụ việc lớn, phức tạp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Luận văn tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)