3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện cưỡng chếthi hành án dânsự
3.2.2. Giải pháp với tỉnh Ninh Bình
3.2.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ chấp hành viên
- Sử dụng tối ưu nguồn nhân lực hiện có: Hàng năm, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cần thường xuyên rà soát, cân đối nhu cầu của từng đơn vị thi hành án trên địa bàn, khoanh vùng những địa bàn có nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài để thực hiện kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí cơng
tác hay biệt phái đối với chấp hành viên tránh nơi thừa, nơi thiếu hoặc kịp thời tăng cường cho các đơn vị tăng đột biến về việc, tiền để tập trung giải quyết các vụ việc, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu thi hành án xong về việc, về tiền do Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và Ban Chỉ đạo THADS tỉnh giao.
- Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự: Tổng cục thi hành án dân sự và Cục thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình cần quan tâm rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ Chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ, có chính sách đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ và thu hút những người có trình độ về cơng tác tại các cơ quan thi hành án huyện, xa trung tâm thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành công việc. Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên, những người làm công tác thi hành án áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.
- Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về các quy định mới của pháp luật về thi hành án đến đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án qua giao ban tuần, tháng, qua xử lý các vụ việc cụ thể phát huy tính sáng tạo của từng cán bộ trong các giải pháp thi hành án đối với các vụ việc khó thi hành. Kiên quyết tổ chức cưỡng chế đối với các vụ việc có điều kiện nhưng bây cưa, chây ỳ, lẩn tránh việc thi hành án. Vận động, giáo dục, thuyết phục đương sự là chính, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết đảm bảo tính răn đe, phịng ngừa.
- Tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ chấp hành viên thông qua việc theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, thành phố kịp
quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài; kịp thời phát hiện, khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có sai phạm trong quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ.
- Nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ với chấp hành viên và cán bộ thi hành án, trước mắt là chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ thi hành án như với thư ký toà án (hiện mới chỉ có chế độ bồi dưỡng đối với Chấp hành viên).
- Tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng trong công tác thi hành án dân sự nhằm tạo động lực khuyến khích Chấp hành viên, cán bộ, công chức cơ quan thi hành án hằng hái hồn thành nhiệm vụ.
3.2.2.2. Đổi mới cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân
Thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình cho thấy cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân sự còn chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết được vai trị của cả hệ thống chính trị tham gia vào cơng tác thi hành án. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin kịp thời các hoạt động về thi hành án dân sự, đặc biệt là về cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm tạo ảnh hưởng tích cực đối với cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, coi đây là một trong những giải pháp pháp trọng tâm sẽ nâng cao nhận thức cho những đối tượng trực tiếp liên quan đến việc thi hành án dân sự và nhân dân; giúp cho họ nắm rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình, nâng cao khả năng tự bảo vệ mình, trong đó trú trọng với các hình thức sau:
Các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh cần quan tâm hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan như Hội đồng nhân dân, Cơ quan Tư pháp, Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật thi hành án dân sự, coi đây
là hoạt động thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Đối với tỉnh Ninh Bình cịn một số xã miền núi, dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều, do đó các cơ quan chức năng khi xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án nói riêng phải tính đến đặc điểm vùng, miền, đối tượng để có giải pháp phù hợp.
Xây dựng hình thức phổ biến tuyên truyền pháp luật về thi hành án phù hợp với từng xã, phường, từng vụ việc cụ thể như: thông qua đài phát thanh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật thi hành án dân sự, để làm được điều đó, cơ quan thi hành án cần thơng qua chương trình, kế hoạch với Ban chỉ đạo thi hành án thành phố và Thường trực Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra chỉ thị cho Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền dưới hình thức thơng báo về thi hành án trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì việc chỉ đạo phối hợp với cơ quan Thi hành án trong công tác thi hành án. Chi cục Thi hành án dân sự cùng với các Phòng Tư pháp xây dựng chương trình kế hoạch hàng tuần, tháng để phổ biến tuyên truyền và thi hành án pháp luật trên địa bàn thành phố; Chi cục Thi hành án dân sự thành phố rà soát và lập danh sách các vụ việc cần thiết phải thông báo trên địa bàn, thông báo đối với từng vụ việc cụ thể giao cho Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện việc thơng báo trên hệ thống loa truyền thanh.
Ngồi giải pháp tun truyền thơng qua hình thức thơng báo về thi hành án qua hệ thống truyền thanh cơ sở thì cũng cần quan tâm đến các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác như: tuyên truyền trong trại giam đối với các đối tượng đang thi hành án phạt tù, cần phổ biến cho họ nếu thi hành xong phần nghĩa vụ dân sự thì được xem xét để giảm án hoặc đặc xá. Tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình của tỉnh và thành phố. Tuyên
thuyết phục trực tiếp của cán bộ chính quyền, đảng viên, cán bộ, đồn thể, hịa giải viên, tổ trưởng tổ dân phố và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhằm tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
Thông qua hoạt động thi hành án, đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tích cực động viên thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành, xác định rõ đối tượng cần tuyên truyền, thuyết phục để có biện pháp tuyên truyền phù hợp, tránh sự lặp lại dẫn đến nhàm chán, tạo sự lôi cuốn của công tác tuyên truyền. Khi thực hiện, Chấp hành viên phải nắm rõ nội dung vụ việc, bản án đã tun, tìm hiểu kỹ hồn cảnh người phải thi hành án, có vụ việc cần phải thấm nhuần nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu” để thuyết phục người phải thi hành án và gia đình họ tự nguyện thi hành án...
Để làm tốt công tác này, đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự cần tích cực học tập để nâng cao trình độ lý luận, thường xuyên trau dồi đạo đức, tác phong, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, tích lũy kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đúng pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về cưỡng chế thi hành án dân sự
Một là, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự trong việc tổ chức thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật; không để xảy ra sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
Bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, có trách nhiệm để làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý kỷ luật nghiêm khắc các trường hợp có sai
phạm, lịng vịng, tiêu cực trong q trình tổ chức thi hành án, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những trường hợp bị sửa đổi, hủy hoặc thu hồi quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo và tồn đọng nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài.
Hai là, tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.
Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan tư pháp địa phương Cơng an, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân để chỉ đạo các Chi cục THADS cấp huyện trong việc bảo vệ cưỡng chế, kịp thời giải thích bản án hoặc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án; lập hồ sơ bảo đảm tài chính, cấp kinh phí bồi thường.
Đơn đốc, chỉ đạo tích cực tổ chức thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương để tổ chức cưỡng chế thi hành án dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án.
Khẩn trương rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài có phương án thực hiện, đặt ra tiến độ giải quyết xong đối với từng vụ việc, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo THADS để chỉ đạo công tác phối hợp trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án các vụ việc trọng điểm, đề xuất Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương đối với vụ việc chưa có sự đồng thuận, ủng hộ trong việc chỉ đạo tổ chức thi hành án.
Đối với vụ việc có vướng mắc từ bản án, quyết định của Tịa án cần chủ động có văn bản và bám sát kết quả giải quyết của Tịa án, trả lời của cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thi hành án kịp thời vụ việc ngay khi có kết quả giải quyết.
3.2.2.4. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trong tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự
Trong những năm qua, từ thực tiễn cho thấy việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban ngành có liên quan trong cơng tác cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần quyết định thành cơng hay thất bại của công tác thi hành án dân sự. Trên thực tế, khi tổ chức thực hiện cưỡng chế THADS là cả một quá trình. Cơ quan thi hành án dân sự khơng thể tự mình thực hiện tất cả các cơng việc mà phải cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan.Trong q trình tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án, những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất thì cần sự phối hợp với cơ quan quản lý tài nguyên và mối trường, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; những vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh – trật tự trong các vụ việc cưỡng chế phức tạp thì cần sự phối hợp với lực lượng công an; những vấn đề liên quan đến công tác xác minh, kê biên tài sản của người phải thi hành án, tiến hành cưỡng chế một vụ việc thì cần sự phối hợp của cơ quan chính quyền địa phương nơi người phải thi hành án sinh sống... Do vậy việc phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.
Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án trong thời gian tới, Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, sở ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ để cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt cần phát huy tốt vai trò, chức năng của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự. Làm tốt công tác này sẽ tạo nên rất nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết tốt những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài cần phải tổ chức cưỡng chế thi hành tại địa phương.
Trong đó, Cục THADS tỉnh sẽ đôn đốc việc tổ chức ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án trên địa bàn các huyện, thành phố
và triển khai thực hiện quy chế đã ký kết. Tập trung, chú trọng hơn nữa công tác phối hợp trong xử lý các vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thi hành cưỡng chế đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, chưa thống nhất về cơ chế pháp luật để kịp thời đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung, góp ý. Tăng cường sự phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan hữu quan. Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra đối với cấp huyện về việc triển khai thực hiện quy chế, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong cơng tácTHADS.
Đối với UBND tỉnh Ninh Bình và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh, tiếp tục kiện tồn hơn nữa Ban Chỉ đạo THADS, có kế hoạch công tác cụ thể, thường xuyên, liên tục; duy trì chế độ giao ban thường xuyên nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Đồng thời, chỉ đạo Ban Chỉ đạo THADS các huyện, thành phố việc tổ chức phối hợp các cơ quan liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, thành phố.
Đối với các sở, ban, ngành và các cơ quan đơn vị có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thi hành án dân sự trong công tác thi hành án dân sự nói chung và đặc biệt là trong công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự.
Tiểu kết chương 3
Để đảm bảo cho công tác thi hành án dân sự được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, nâng cao được hiệu quả thi hành án dân sự vàhiệu quả tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành ántrên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, các quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng và từ thực trạng cưỡng chếthi hành án ở tỉnh Ninh Bình, trong chương 3, luận văn đã đề ra các phương hướng bảo đảm tổ chức cưỡng chế thi hành án. Đồng thời, đã đề xuất, phân tích các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế thi hành án phù hợp với điều kiện hiện nay như sau: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án;Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án