ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 49 - 52)

CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT

ƒ Vốn điều lệ

Việc NHNN đưa ra quy định về vốn điều lệ cơ bản buộc các NHTM phải tuân theo là một hành động rất đúng đắn nhằm hướng đến xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Mặc dù quy định này đánh vào đối tượng là các ngân hàng nhỏ lẻ, nhưng khơng vì thế mà các ngân hàng quy mô lớn dậm chân tại chỗ trong huy động thêm vốn điều lệ của mình. Tuân theo đề án cơ cấu hệ thống ngân hàng của chính phủ, ngày càng có nhiều các ngân hàng với năng lực tài chính lành mạnh chọn đối tác chiến lược nước ngoài để tăng thêm vốn cho tổ chức tài chính mình. Nổi bật trong năm 2012 vừa qua là thương vụ M&A được xem là lớn nhất trong lịch sử Việt Nam diễn ra giữa ngân hàng Vietinbank (CTG) với đại gia ngân hàng Nhật Bản, The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BMTU). Được sự hỗ trợ lớn “khủng” từ ngân hàng nước ngoài, Vietinbank trở thành ngân hàng sở hữu vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Một nguồn vốn vững mạnh sẽ bảo vệ Vietinbank khỏi những tình trạng thanh khoản căng thẳng của hệ thống.

Tất cả các ngân hàng niêm yết được xem xét đều có hệ số an tồn vốn cao hơn mức u cầu của Basel II cũng như quy định từ NHNN. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong việc phân loại tài sản có theo chuẩn mực quốc tế và tại Việt Nam.

ƒ Tương quan H1 & H2:

Theo yêu cầu, hệ số H1 và H2 của một ngân hàng cần lớn hơn 5% để đảm bảo thanh khoản ngân hàng tốt. Tại tất cả 7 ngân hàng xem xét chỉ tiêu này đều đạt được, thậm chí giữ một mức chênh lệch lớn đối với yêu cầu là 5%. Trong nhóm, hệ số H1 thấp nhất là của ngân hàng ACB với mức 9,38% và hệ số H2 thấp nhất là từ CTG với mức 6,68%, vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Qua các năm, dễ dàng nhận ra CTG và ACB là hai ngân hàng đã vận dụng tốt nhất biên huy động của mình. Tuy nhiên, lợi nhuận cao tất nhiên luôn đi kèm với mức

rủi ro tương ứng. CTG và ACB đã thể hiện hoạt động hiệu quả của mình mà vẫn đảm bảo rủi ro trong mức có thể khống chế được.

ƒ Tương quan H3 và H6 (Bảng 3.15)

Các ngân hàng có nhiều lựa chọn loại tài sản có để hỗ trợ cho thanh khoản của chính mình. Trong đó loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt và tiền gửi tại NHNN và TCTD khác. Với số liệu trung bình tổng hợp được, trừ CTG, các ngân hàng còn lại đều dự trữ thanh khoản ở mục tài sản này cao, dao động trong khoảng 21-34%.

Bảng 3.5 – Hệ số H3 & H6 năm 2012 Bảng 3.6 – Hệ số H3 & H8 năm 2012

2012  H3  H6  CTG  12,92%  15,44% VCB  31,11%  10,93% EIB  32,28%  0,78% STB  21,36%  13,47% MBB  34,22%  12,72% ACB  27,21%  0,79% SHB  24,37%  12,38% NVB  25,51%  1,16% 2012  H4  H5  CTG  66,36%  113,58% VCB  58,04%  87,36% EIB  49,53%  110,21% STB  57,26%  94,79% MBB  44,33%  71,21% ACB  41,82%  72,85% SHB  47,10%  83,39% NVB  55,18%  97,91%

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Trong khi hầu hết các ngân hàng đều ưa chuộng tiền mặt và tiền gửi tại TCTD, với CTG đã chọn hình thức tài sản thanh khoản là các chứng khốn. Mặc dù khơng sử dụng nhiều tiền mặt nhưng có thể thấy dự trữ thanh khoản của CTG không hề thua kém các ngân hàng khác với mức tổng H3 và H6 là 28,36%.

EIB và ACB lại thể hiện rõ mối quan tâm không nhiều đến chứng khoán với H6 chỉ tầm xấp xỉ 0,8%.

Đây là một biểu hiện rõ ràng trong chiến lược quản trị rủi ro khác nhau của từng ngân hàng, tài trợ thanh khoản bằng các hình thức tài sản có khác nhau.

ƒ Tương quan H4 & H5(Bảng 3.16)

6/8 các ngân hàng được khảo sát đều có dư nợ < tiền gửi khách hàng. Các ngân hàng còn lại là CTG và EIB với mức tiền huy động từ dân cư thấp hơn mức cho vay ra, tất nhiên, phải sử dụng đến các tài sản có khác như vốn tự có của mình để đảm bảo cho

khoản cho vay đó. Trong trường hợp của EIB, với dư nợ trên tổng tài sản có chiếm gần 50% trong khi con số này tại CTG là 66,36%. Có thể nói CTG đã mạo hiểm hơn trong việc cho giải ngân tiền vay. Nhưng việc mang theo rủi ro cao cũng đồng thời giúp CTG kiếm được lợi nhuận lớn hơn nếu công tác lãnh đạo đúng đắn.

ƒ Tương quan H3 & H8 (Bảng 3.7)

H8 biểu hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể hỗ trợ được bao nhiêu trong trường hợp các khách hàng đến rút tiền gửi trước hạn. hầu hết các ngân hàng đều có chỉ số này cao trên 40%. Điển hình là ACB với mức 48,86%, sự cố trong năm 2012 vừa qua đã không khiến ACB gặp quá nhiều khó khăn trong giải quyết thanh khoản khi người dân ùn ùn kéo đến ngân hàng đòi rút tiền do tin đồn.

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Trong những ngày diễn ra căng thẳng thanh khoản 8/2012, ACB cho biết đã dự trù sẵn tiền mặt tương đương 9.400 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ USD sẵn sàng để chuyển đối qua) trong ngày 22, và ngày 23 thì lượng tiền mặt dự trữ là 30.000 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu khách hàng.

ƒ H7

Trong giai đoạn đầu năm, các ngân hàng lớn đã có sự sụt giảm đáng kể nguồn vốn huy động, trong khi các NHTM nhỏ có sự gia tăng mạnh nguồn vốn huy động kể từ khi chính sách trần lãi suất huy động 14% có hiệu lực từ ngày 3/3/2011. Tuy nhiên trong nửa cuối năm, sự dịch chuyển này có xu hướng ngược lại. Rõ ràng là khi NHNN áp các biện pháp đồng bộ liên quan đến trần lãi suất huy động, các NHTM có quy mơ nhỏ gặp khó khăn hơn trong huy động. Vậy nên tỷ trọng tiền gửi và cho vay của các NHTM nhỏ đã giảm xuống, trong khi hệ số này ở các NHTM lớn thì lài tăng lên đáng kế (từ 2009 trở lại đây).

CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TÍNH THANH KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)