Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và một số nước thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh (Trang 121 - 137)

1. Cơ sở lý thuyết

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và

3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp

3.3.2.1. Tiếp cận, phân tích thơng tin để thâm nhập thị trường các nước GCC

Việc thu thập và xử lý thơng tin có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với thị trường mới, các doanh nghiệp phải có các hình thức phù hợp để thu thập và xử lý các thông tin. Từ việc thu thập và xử lý các thơng tin có hiệu quả, các doanh nghiệp mới có các kế hoạch cụ thể thực hiện cơng việc kinh doanh của mình. Muốn để có các thơng tin phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của mình,

trước hết doanh nghiệp cần xác định các mảng nội dung thông tin cần cung cấp. Thông thường đối với thị trường trong nước cần cung cấp các thông tin liên quan đến những thay đổi trong chính sách của Nhà nước, các quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu như thủ tục, các giấy tờ có liên quan (đối với một số mặt hàng), các chính sách về thuế, các tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như giám định chất lượng, vận tải, bảo hiểm...Mảng thông tin về thị trường các nước GCC, bao gồm những thơng tin vể tình hình phát triển kinh tế, xã hội của nước nhập khẩu, thói quen tiêu dùng, tình hình cộng đồng doanh nghiệp của bạn mà đặc biệt là đối tác trực tiếp của mình, những thơng tin về thủ tục nhập khẩu của bạn (hình thức thơng quan), các thủ tục liên quan đến vận chuyển hàng hoá, thuế quan, về hàng hố, nhãn mác, bao bì, phong tục tập quán về quy định từng mặt hàng nhập khẩu của bạn, đặc biệt là các quy định riêng của bạn đối với Việt Nam.

Để thu thập được thông tin làm cơ sở cho việc xử lý, các doanh nghiệp phải xác định rõ các nguồn cung cấp thơng tin. Đó là các nguồn từ các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Cơng thương trong đó bao gồm các Vụ có liên quan, từ Cục Xúc tiến thương mại, từ các Sở Công thương... Từ các tổ chức ngành nghề, từ các tổ chức hoạt động dịch vụ cung cấp thơng tin như Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin thương mại (Bộ Công thương) và từ các tổ chức dịch vụ thông tin khác. Ngồi ra các doanh nghiệp cịn có thể khai thác các nguồn thơng tin khác từ phía các nước GCC như các sứ quán, lãnh sự quán, lãnh sự quán kiêm nhiệm của Việt Nam với các nước trong khu vực GCC tại việt Nam cũng như ở các nước GCC. Các doanh nghiệp nên tiếp cận với các nguồn cung cấp thông tin kể cả các mạng tin trong nước lẫn các mạng tin của nước ngoài. Kể cả trong trường hợp cả hai nguồn cùng cung cấp về một nội dung thông tin để xử lý kịp thời những thông tin sai lệch. Thông thường đối với những thị trường truyền thống, thực hiện

một vài hợp đồng là các doanh nghiệp có thể nắm được những thơng tin cần thiết cả trong lẫn ngoài nước liên quan đến thị trường và mặt hàng mà doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên đối với thị trường mới và khó như thị trường các nước thuộc khu vực GCC, hiện nay các doanh nghiệp nước ta có rất ít các thơng tin, nguồn cung thơng tin cũng cịn rất hạn chế vì vậy cần phải tận dụng và nâng cao hiệu quả sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và Chính phủ.

3.3.2.2. Tăng cường tiếp xúc với thị trường xuất nhập khẩu mới.

Có nhiều cách để tiếp xúc với thị trường nước ngoài như tổ chức đi nghiên cứu thị trường, tham gia triển lãm trong và ngoài nước, tham dự các hội thảo, chương trình đào tạo ở nước ngồi, qua đó tìm kiếm các cơ hội hợp tác và đầu tư, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Để những hoạt động này đem lại hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, kỹ lưỡng đối với từng hoạt động, tránh biểu hiện tham gia một cách hời hợt. Trước hết doanh nghiệp cần phải liên hệ với các tổ chức trong và ngồi nước có chức năng tổ chức các phái đoàn tham quan, hội thảo hội chợ, triển lãm và tìm hiểu xem có những vấn đề gì liên quan đến thị trường cần thâm nhập cũng như mặt hàng mà hiện công ty đang sản xuất hoặc kinh doanh. Đối với các hội chợ triển lãm do các nước GCC tổ chức có thể yêu cầu tài trợ một phần kinh phí. Hiện nay, tuy các doanh nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu được một số mặt hàng nhất định sang thị trường GCC như: gạo, chè, cafê, hạt tiêu, gỗ, hải sản, hàng may mặc, giày dép, quần áo,…nhưng kim ngạch cịn ít. Hơn nữa ta lại thường xuất khẩu qua các công ty trung gian ở một số nước GCC, vì vậy hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất nhập khẩu chưa cao, nước bạn nhập khẩu hàng Việt Nam và tái xuất đi các nước khác, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thâm nhập thị trường các doanh nghiệp của Việt Nam. Để hạn chế ảnh hưởng này cần tìm cách tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp của nước sở tại hoặc công ty làm ăn tại nước sở tại thơng qua các hình thức

nghiên cứu thị trường, hội chợ triển lãm... tranh thủ tiếp xúc với doanh nghiệp bạn bằng cách mời họ sang thăm Việt Nam. Tăng cường liên hệ với các tham tán thương mại của ta tại các nước thuộc khu vực GCC, có thể gửi hàng mẫu nhờ họ chào hàng và tìm hiểu thủ tục của bạn về những vấn đề khác liên quan.

3.3.2.3. Nâng cao năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp.

Tuy là một thị trường mới với hầu hết các nước đang phát triển, nhưng thị trường các nước dầu lửa GCC là khu vực giàu có, có mức thu nhập cao trên thế giới và tính cạnh tranh cao, vì vậy để thâm nhập hiệu quả vào khu vực thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Để đạt được điều đó, lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp của nước ta ngoài các khâu còn yếu như vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực... thì một trong những mặt cịn yếu nhất là trình độ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Ngồi một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, năng lực quản lý của doanh nghiệp là tương đối tốt, còn lại các thành phần kinh tế khác đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của cán bộ còn yếu, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong khâu lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp như bản thân nhiều cán bộ vốn được đào tạo trong thời bao cấp thường hành động theo tư duy của thời bao cấp, chưa đủ nhanh nhạy để đáp ứng kịp thời các đòi hỏi của cơ chế thị trường. Hơn nữa, một số lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chưa biết sử dụng Internet, ngoại ngữ. Điều này làm hạn chế rất nhiều tầm nhìn của họ.

Vì vậy, cần phải lựa chọn người đứng đầu doanh nghiệp có khả năng trình độ quản lý doanh nghiệp, sử dụng Internet, ngoại ngữ để đáp ứng được

nhu cầu công việc trong điều kiện mới, bối cảnh mới là nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cạnh tranh gay gắt, có tầm nhìn chiến lược trong sản xuất và kinh doanh.

Ngoài ra, người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết nghiên cứu, hỗ trợ bồi dưỡng các nhân viên để hình thành đội ngũ doanh nhân có năng lực, ứng xử linh hoạt. Hơn nữa, cần có những khuyến khích ưu đãi vật chất thoả đáng cho những doanh nhân giỏi, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2.4. Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược thị trường

Trong thời bao cấp, khâu lập chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hình thức bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước sẽ bị cắt giảm dần, các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt trên cả thị trường trong và ngồi nước. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường trên thế chủ động trong tầm nhìn dài hạn. Hướng cạnh tranh chủ yếu sẽ là thơng qua việc hợp lý hố quy trình sản xuất, quản lý để giảm chi phí sản xuất bình qn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, chủ động mở rộng thị trường để tăng cường thâm nhập và gia tăng thị phần. Một trong những nội dung mà các doanh nghiệp cần phải tính đến trong cơng việc kinh doanh của mình là cần phải tiếp cận các phương thức kinh doanh mới. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới thương mại quốc tế, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng những thay đổi trong phương thức kinh doanh, phương thức tiếp cận thị trường và khách hàng trên thế giới để có thể vận dụng trong điều kiện cho phép. Những lĩnh vực mới mà doanh nghiệp cần đầu tư tìm hiểu là thương mại điện tử, các nghiệp vụ tự bảo hiểm tại các

sở giao dịch kỳ hạn (đối với thương mại nông sản), kinh doanh chứng khoán...

3.3.2.5. Sử dụng có hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.

Để tăng cường xuất nhập khẩu (XNK), đối phó với sự gia tăng cạnh tranh đối với thị trường mới các nước GCC, việc sử dụng hợp lý các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tránh được rủi ro có thể xảy ra. Các dịch vụ này hợp thành một chuỗi mắt xích quan trọng nâng cao giá trị xuất khẩu hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động XNK của doanh nghiệp.Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu mà doanh nghiệp cần tìm hiểu và sử dụng như sau:

* Dịch vụ cung cấp thông tin

Đây là dịch vụ cung cấp, tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh, xu thế biến động của thị trường và xúc tiến thương mại. Loại dịch vụ này đã được hình thành từ mấy năm trở lại đây, tuy nhiên chưa thực sự phát triển và chủ yếu do các cơ quan nhà nước (các bộ, ngành trung ương, các ban, ngành ở địa phương), Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương, hoặc các tổ chức phi chính phủ như Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề... Về cơ bản, thông tin về thị trường và đối tác cạnh tranh vẫn do doanh nghiệp tự chủ động tìm kiếm thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, sách báo, tạp chí. Hiện nay, nguồn thơng tin từ Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngồi ra bộ Cơng thương cũng có các đơn vị hoạt đông dịch vụ cung cấp thông tin như Cục xúc tiến thương mại, Trung tâm thông tin thương mại, các Trung tâm xúc tiến thương mại tại một số tỉnh và thành phố. Để có thơng tin về thị trường XNK, các doanh nghiệp cần sử dụng các nguồn thông tin khác nhau. Sắp tới cần đa dạng hố các nguồn thơng tin thương mại dựa trên internet, mạng nội bộ

nhằm cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác, dễ tiếp cận cho tất cả các đối tượng đang và sẽ hoạt động xuất khẩu.

Khi buôn bán với thị trường các nước GCC, việc chuẩn bị thông tin chung, thông tin cụ thể về thị trường, mặt hàng, thủ tục giao nhận, thanh toán là điều hết sức quan trọng. Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cường cơng tác thông tin về thị trường các nước GCC qua các kênh khác nhau. Đối với cơ quan thương vụ tại các nước GCC có thể tiến hành và cung cấp thông tin về điều tra thị trường theo yêu cầu từng mặt hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là việc tăng cường tổ chức khảo sát thị trường các nước GCC thông qua: tham gia Hội chợ triển lãm, Hội thảo các nước…

* Dịch vụ quảng cáo, triển lãm

Dịch vụ này nhằm giới thiệu hàng hóa của doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp Việt Nam, giúp cho đối tác các nước GCC nắm bắt được thơng tin về doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua các tổ chức này, doanh nghiệp đã tiếp nhận được các dịch vụ như: Triển lãm sản phẩm hàng hóa của mình, tham gia trao đổi thơng tin tại các cuộc hội thảo để tìm cơ hội xúc tiến thương mại, thúc đẩy hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay doanh nghiệp vẫn chủ yếu tự tiến hành quảng cáo bằng cách in ấn phát hành “tờ rơi”, giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp hoặc quảng cáo “truyền khẩu" thông qua đội ngũ cán bộ của mình, thơng qua cửa hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp. Các hình thức sử dụng thơng tin đại chúng, panơ, áp phích hay thơng qua các tổ chức, cơng ty khác ít được sử dụng. Gần đây, một số doanh nghiệp đã chủ động mở website trên mạng internet để quảng cáo, giới thiệu về doanh nghiệp và hàng hố của mình. Hiện nay cịn một bộ phận lớn doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn chưa sử dụng dịch vụ quảng cáo, hội chợ, triển lãm để xúc tiến hoạt động xuất khẩu vì đối với họ các dịch vụ

này quá tốn kém hoặc cũng có doanh nghiệp khơng tìm được tổ chức cung cấp dịch vụ thích hợp. Hoạt động quảng cáo, đặc biệt là ra thị trường các nước GCC cần được hoạch định trong chiến lược marketing chủ động và hiệu quả hơn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ thiết thực từ phía các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế.

* Dịch vụ tài chính, bảo hiểm

Các doanh nghiệp hoạt động XNK sử dụng các dịch vụ tài chính, bảo hiểm để thực hiện các giao dịch tài chính, thanh tốn trong nước và quốc tế, trợ giúp tài chính cho sản xuất và xuất khẩu, bảo hiểm cho sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 4.200 tổ chức dịch vụ tài chính, tín dụng, trong đó có khoảng 10 cơng ty bảo hiểm và 4 cơng ty th mua tài chính đảm nhiệm các dịch vụ này. Bảo hiểm hàng hóa XNK chủ yếu với 2 hình thức là mua bảo hiểm ngay sau khi mở thư tín dụng (L/C) và ký hợp đồng bảo hiểm cho cả năm hoặc lô hàng lớn được vận chuyển thành nhiều chuyến. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các điều kiện mua bảo hiểm là: bảo hiểm mọi rủi ro; bảo hiểm rủi ro chính; bảo hiểm rủi ro chính có giới hạn. Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất FOB nhập CIF. Nhìn chung, mới thực hiện bảo hiểm được khoảng 30% kim ngạch hàng nhập và 5% kim ngạch hàng xuất. Để cho các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu được thực hiện tốt cần tăng cường kiểm soát và quản lý danh sách các cơng ty nhập khẩu và tình hình tài chính của họ một cách hiệu quả. Đối với thị trường mới như GCC nên khó tránh khỏi mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp của ta nên sử dụng dịch vụ này để san sẻ rủi ro có thể xảy ra.

* Dịch vụ kiểm nghiệm, giám định hàng hóa XNK

Dịch vụ kiểm nghiệm hàng hóa là cơng việc mang tính chất kiểm tra của tổ chức kiểm định hàng hóa nhằm cấp giấy chứng nhận hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Giám định nhằm cung cấp báo cáo, biên bản giám định theo yêu

cầu của các bên mua, bên bán về phẩm chất, số lượng, khối lượng, chất lượng, bao bì, tổn thất hàng hóa. Cùng với các tổ chức giám định của Việt Nam (chiếm khoảng 70% doanh thu từ phí giám định) cịn có các tổ chức giám

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và một số nước thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh (Trang 121 - 137)