CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ
3.2.1. Tìm hiểu thông tin chi tiết và đặc điểm khách hàng 21
Tìm hiểu mơi trường kinh doanh của khách hàng
Nội dung KTV cần tìm hiểu:
− Các thơng tin về môi trường kinh doanh chung và xem xét rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp trong năm hiện hành như chỉ số tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm theo cả nước và từng khu vực, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lãi suất, mức lạm phát, …
− Các vấn đề về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của ngành nghề như mức tăng trưởng của ngành trên thế giới và trong nước, …
− Môi trường pháp lý mà doanh nghiệp hoạt động như chế độ kế tốn và các thơng lệ kế toán áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật, các chính sách có liên quan đối với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của doanh nghiệp, …
Phương pháp:
− Thảo luận trong nhóm kiểm toán.
− Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
− Thu thập tài liệu kinh tế được công bố trên báo đài.
− Cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật ban hành có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tìm hiểu nhân tố nội tại của doanh nghiệp
Qua việc tìm hiểu khách hàng và mơi trường kinh doanh, KTV sẽ xác định sơ bộ các rủi ro tiềm tàng và trình bày vào giấy làm việc. Đối với các rủi ro phát hiện tại giai đoạn lập kế hoạch cần xác định rõ tài khoản ảnh hưởng, thủ tục kiểm tốn cơ bản cho rủi ro đó. Các thủ tục kiểm tra cơ bản này cần được bổ sung vào chương trình kiểm tra cơ bản của các tài khoản tương ứng.
Thông tin KTV cần thu thập:
− Hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp,
− Cấu trúc tổ chức,
− Loại hình doanh nghiệp,
− Các thay đổi lớn về quy mơ hoạt động, …
Ngồi ra, các vấn đề khác cũng được PDAC quan tâm như nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, nhân sự kế tốn, các thơng tin về các bên liên quan và các thơng tin hành chính khác.
Phương pháp: KTV có thể áp dụng các thủ tục đánh giá rủi ro sau:
− Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị được kiểm toán.
− Quan sát, thanh tra hoạt động của tổ chức: KTV dựa vào kinh nghiệm và khả năng phán đốn của mình để hình thành được hiểu biết về tình hình của đơn vị.
− Thu thập kiểm tra tài liệu, đọc các báo cáo được cung cấp bởi nhà quản lý như quyết định thành lập công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh, hồ sơ góp vốn, …
Xem phụ lục mẫu A310